Otis coi Việt Nam là thị trường chiến lược ở châu Á
"Chúng tôi đánh giá Việt Nam sẽ là thị trường chiến lược của Otis ở châu Á bên cạnh những thị trường khác như Trung Quốc"
Trao đổi với chúng tôi, ông Ari Bousbi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Thang máy Otis nói ông chưa thấy một quốc gia đang phát triển nào có dân số trình độ cao như Việt Nam.
Ông có nhận xét gì về cơ hội đầu tư của Otis sau chuyến thăm hơn 1 tuần tại Việt Nam?
Hàng năm chúng tôi thường có những cuộc họp lãnh đạo Otis ở khắp nơi trên thế giới, có khi ở châu Âu, Bắc Mỹ hay châu Á, nhưng lần này chúng tôi chọn Việt Nam. Điều này cho thấy chúng tôi đánh giá cao thị trường Việt Nam.
Việt Nam đang có tốc độ phát triển rất cao trong khu vực, dân số đông và đặc biệt là thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đây chính là những lý do thu hút sự quan tâm của chúng tôi.
Chúng tôi đánh giá Việt Nam sẽ là thị trường chiến lược của Otis ở châu Á bên cạnh những thị trường khác như Trung Quốc.
Từ nhận định trên, ông có thể cho biết quy mô đầu tư của Otis ở Việt Nam sẽ như thế nào?
Otis là hãng sản xuất thang máy có lịch sử phát triển lâu đời, trên 155 năm. Giá trị hàng đầu của chúng tôi là sự an toàn.
Hiện chúng tôi đã có mặt ở 200 quốc gia trên thế giới với 2.000 văn phòng đại diện. Otis luôn là số một trong những thị trường nói trên ngoại trừ Việt Nam.
Otis có mặt ở Việt Nam vào năm 1929 và chiếc thang máy đầu tiên được lắp đặt tại Chính phủ toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch ở Hà Nội).
Hiện đầu tư của Otis ở Việt Nam còn rất nhỏ bé và sự có mặt của chúng tôi hôm nay tại Việt Nam chính là để thay đổi điều đó.
Khi bắt đầu ở Trung Quốc cách đây 6-7 năm trước, chúng tôi cũng nhỏ bé như thế nhưng bây giờ chúng tôi phát triển rất mạnh ở đây. Hy vọng điều đó cũng sẽ lặp lại ở Việt Nam.
Khi quyết định đầu tư tại Việt Nam, điều gì ông cho rằng Việt Nam có lợi thế và sẽ tạo hiệu quả trong đầu tư của Otis?
Đó chính là lao động. Chúng tôi chưa thấy một quốc gia đang phát triển nào có dân số trình độ cao như Việt Nam và tôi rất ấn tượng về điều đó. Đây cũng sẽ là yếu tố Otis muốn nhắm vào.
Chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác huấn luyện và khuyến khích người lao động tự huấn luyện chính mình. Con người là tài sản rất lớn của tập đoàn và chúng tôi rất chú trọng phát triển con người.
Ở tập đoàn chúng tôi khuyến khích nhân viên tham gia khóa huấn luyện bằng không chỉ các chính sách hỗ trợ tài chính mà còn được thưởng khi đạt những bằng cấp cao trong thời gian làm việc với chúng tôi.
Ông có nhận xét gì về cơ hội đầu tư của Otis sau chuyến thăm hơn 1 tuần tại Việt Nam?
Hàng năm chúng tôi thường có những cuộc họp lãnh đạo Otis ở khắp nơi trên thế giới, có khi ở châu Âu, Bắc Mỹ hay châu Á, nhưng lần này chúng tôi chọn Việt Nam. Điều này cho thấy chúng tôi đánh giá cao thị trường Việt Nam.
Việt Nam đang có tốc độ phát triển rất cao trong khu vực, dân số đông và đặc biệt là thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đây chính là những lý do thu hút sự quan tâm của chúng tôi.
Chúng tôi đánh giá Việt Nam sẽ là thị trường chiến lược của Otis ở châu Á bên cạnh những thị trường khác như Trung Quốc.
Từ nhận định trên, ông có thể cho biết quy mô đầu tư của Otis ở Việt Nam sẽ như thế nào?
Otis là hãng sản xuất thang máy có lịch sử phát triển lâu đời, trên 155 năm. Giá trị hàng đầu của chúng tôi là sự an toàn.
Hiện chúng tôi đã có mặt ở 200 quốc gia trên thế giới với 2.000 văn phòng đại diện. Otis luôn là số một trong những thị trường nói trên ngoại trừ Việt Nam.
Otis có mặt ở Việt Nam vào năm 1929 và chiếc thang máy đầu tiên được lắp đặt tại Chính phủ toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch ở Hà Nội).
Hiện đầu tư của Otis ở Việt Nam còn rất nhỏ bé và sự có mặt của chúng tôi hôm nay tại Việt Nam chính là để thay đổi điều đó.
Khi bắt đầu ở Trung Quốc cách đây 6-7 năm trước, chúng tôi cũng nhỏ bé như thế nhưng bây giờ chúng tôi phát triển rất mạnh ở đây. Hy vọng điều đó cũng sẽ lặp lại ở Việt Nam.
Khi quyết định đầu tư tại Việt Nam, điều gì ông cho rằng Việt Nam có lợi thế và sẽ tạo hiệu quả trong đầu tư của Otis?
Đó chính là lao động. Chúng tôi chưa thấy một quốc gia đang phát triển nào có dân số trình độ cao như Việt Nam và tôi rất ấn tượng về điều đó. Đây cũng sẽ là yếu tố Otis muốn nhắm vào.
Chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác huấn luyện và khuyến khích người lao động tự huấn luyện chính mình. Con người là tài sản rất lớn của tập đoàn và chúng tôi rất chú trọng phát triển con người.
Ở tập đoàn chúng tôi khuyến khích nhân viên tham gia khóa huấn luyện bằng không chỉ các chính sách hỗ trợ tài chính mà còn được thưởng khi đạt những bằng cấp cao trong thời gian làm việc với chúng tôi.