Ôtô nhập từ Nhật Bản, ASEAN được hưởng thuế đặc biệt
Ôtô tải, bus và xe chuyên dùng nhập trực tiếp từ Nhật Bản, ASEAN sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 83/2009/TT-BTC về việc ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, giai đoạn 2008 - 2012.
Biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt này được gọi tắt là thuế suất AJCEP.
Trong đó, các loại ôtô tải, bus và xe chuyên dùng nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản và 5 nước thành viên ASEAN (gồm: Brunei, Lào, Malaysia, Myana, Singapore) sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Cụ thể, các loại xe tải tự đổ không thiết kế để sử dụng trên đường quốc lộ có tổng trọng tải tối đa từ 24 tấn trở xuống được hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt lần lượt là 18%, 20%, 30%, 60% và 80% tùy theo các mức tổng trọng tải trên 24 tấn đến 45 tấn, trên 20 tấn đến 24 tấn, trên 10 tấn đến 20 tấn, trên 5 tấn đến 10 tấn và 5 tấn trở xuống.
Các loại xe tang lễ, xe chở tù nhân sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 9% trong giai đoạn từ 1/12/2008 đến 31/3/2009 sau đó lần lượt giảm xuống còn 8%, 7% và 6% trong các giai đoạn 1/4/2009 đến 31/3/2010, từ 1/4/2010 đến 31/3/2011 và từ 1/4/2011 đến 31/3/2012.
Riêng các loại xe chuyên dụng như xe cần cẩu, xe cần trục khoan và xe cứu hỏa được hưởng mức thuế suất 0%.
Các loại xe chuyên dụng khác như xe trộn bê tông, xe chở tiền được hưởng mức thuế suất tương tự xe tang lễ, xe chở tù nhân. Các loại xe vệ sinh môi trường như xe làm sạch đường, xe hút bùn, bể phốt, xe cứu thương lưu động, xe phun tưới các loại được hưởng mức thuế suất 5%.
Ngoài ra, biểu thuế suất AJCEP cũng quy định các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với hàng loạt mặt hàng khác như các loại máy móc, thiết bị, nông sản - thực phẩm…
Bộ Tài chính cho biết, các mặt hàng được hưởng mức thuế suất đặc biệt này buộc phải được nhập khẩu trực tiếp từ 6 nước kể trên đồng thời phải thỏa mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa ASEAN - Nhật Bản và có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN - Nhật Bản theo quy định của Bộ Công Thương.
Bộ Tài chính cũng giao các cục hải quan địa phương tiến hành tiếp nhận hồ sơ và xem xét tính lại số tiền thuế phải nộp của doanh nghiệp, xử lý số tiền thuế được hoàn trong trường hợp doanh nghiệp đã nộp thừa.
Biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt này được gọi tắt là thuế suất AJCEP.
Trong đó, các loại ôtô tải, bus và xe chuyên dùng nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản và 5 nước thành viên ASEAN (gồm: Brunei, Lào, Malaysia, Myana, Singapore) sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Cụ thể, các loại xe tải tự đổ không thiết kế để sử dụng trên đường quốc lộ có tổng trọng tải tối đa từ 24 tấn trở xuống được hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt lần lượt là 18%, 20%, 30%, 60% và 80% tùy theo các mức tổng trọng tải trên 24 tấn đến 45 tấn, trên 20 tấn đến 24 tấn, trên 10 tấn đến 20 tấn, trên 5 tấn đến 10 tấn và 5 tấn trở xuống.
Các loại xe tang lễ, xe chở tù nhân sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 9% trong giai đoạn từ 1/12/2008 đến 31/3/2009 sau đó lần lượt giảm xuống còn 8%, 7% và 6% trong các giai đoạn 1/4/2009 đến 31/3/2010, từ 1/4/2010 đến 31/3/2011 và từ 1/4/2011 đến 31/3/2012.
Riêng các loại xe chuyên dụng như xe cần cẩu, xe cần trục khoan và xe cứu hỏa được hưởng mức thuế suất 0%.
Các loại xe chuyên dụng khác như xe trộn bê tông, xe chở tiền được hưởng mức thuế suất tương tự xe tang lễ, xe chở tù nhân. Các loại xe vệ sinh môi trường như xe làm sạch đường, xe hút bùn, bể phốt, xe cứu thương lưu động, xe phun tưới các loại được hưởng mức thuế suất 5%.
Ngoài ra, biểu thuế suất AJCEP cũng quy định các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với hàng loạt mặt hàng khác như các loại máy móc, thiết bị, nông sản - thực phẩm…
Bộ Tài chính cho biết, các mặt hàng được hưởng mức thuế suất đặc biệt này buộc phải được nhập khẩu trực tiếp từ 6 nước kể trên đồng thời phải thỏa mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa ASEAN - Nhật Bản và có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN - Nhật Bản theo quy định của Bộ Công Thương.
Bộ Tài chính cũng giao các cục hải quan địa phương tiến hành tiếp nhận hồ sơ và xem xét tính lại số tiền thuế phải nộp của doanh nghiệp, xử lý số tiền thuế được hoàn trong trường hợp doanh nghiệp đã nộp thừa.