Ôtô, nông sản và bất đối xứng thông tin
Xin được bắt đầu bài viết này bằng một câu chuyện vui về những chiếc ôtô cũ tại nước Mỹ
Xin được bắt đầu bài viết này bằng một câu chuyện vui về những chiếc ôtô cũ tại nước Mỹ.
Tiếng lóng của người Mỹ gọi những chiếc xe cũ là quả chanh (lemon). Người bán xe cũ nói chung biết cái xe của mình tốt hay xấu đến mức nào, còn người mua xe thì không biết được. Cho nên, nếu người mua xe biết giá trị chiếc xe cũ có nhãn hiệu như vậy, năm sản xuất như vậy, có giá tối đa là, chẳng hạn 10.000 USD, tối thiểu là chả đáng xu nào, thì biết rằng giá trị cái xe mình định mua có lẽ nằm giữa 0 và 10.000 USD.
Nếu không chắc được giá trị chiếc xe nằm ở khoảng nào, để giảm bớt rủi ro, người mua xe sẽ áng chừng nó ở mức trung bình, chẳng hạn 5.000 USD.
Nhưng nếu người mua nào cũng đánh giá như vậy, chỉ vì họ không biết rõ tin tức về từng chiếc xe cũ, thì những người bán xe cũ biết xe nào của mình trị giá hơn 5.000 USD sẽ rút xe đó ra khỏi thị trường, không bán nữa.
Còn lại trong thị trường chỉ là những xe có giá trị từ 5.000 USD trở xuống. Nhưng người mua xe cuối cùng cũng sẽ nhận ra điều đó, và họ biết trong thị trường bây giờ chiếc xe tốt nhất, có giá trị tối đa chỉ là 5.000 USD. Như vậy thì, vì vẫn không biết giá trị từng cái xe một, họ cứ trả giá trung bình là một nửa giá đó, nghĩa là 2.500 USD. Trước cảnh đó, những người có xe cũ giá trị cao hơn 2.500 USD sẽ rút lui, để lại trong thị trường chỉ còn những chiếc xe trị giá từ 2.500 USD trở xuống thôi.
Cứ tiếp tục như thế, sau cùng sẽ không còn thị trường bán xe cũ nữa vì chỉ còn những chiếc xe tệ hại nhất mà người Mỹ gọi là những quả chanh
Câu chuyện trên của nhà kinh tế học người Mỹ George Arkelof như một ví dụ về hậu quả của tình trạng thông tin mà người mua và người bán có không giống nhau có thể dẫn đến hủy diệt cả một nền công nghiệp ra sao. Việc nghiên cứu các tình huống dạng này mở ra một ngành nghiên cứu mới trong kinh tế học về các trường hợp thông tin bất đối xứng, và đã đem lại cho Arkelof, Spence và Josehp Stiglizt (một cái tên khá quan thuộc với Vịêt Nam) giải Nobel kinh tế năm 2001.
Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trường hợp để vận dụng quanh ta, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Do đặc trưng của các sản phẩm từ khu vực này có chất lượng biến đổi và tác động bởi rất nhiều yếu tố trên chuỗi giá trị, nên vấn đề về sự bất đối xứng thông tin càng có tác động mạnh.
Chẳng hạn các doanh nghiệp nhập khẩu cá philê đông lạnh của nước ngoài không thể biết như doanh nghiệp chế biến đâu là sản phẩm loại 1, đâu là sản phẩm loại 2 hay sản phẩm philê này là của loại cá nào.
Doanh nghiệp chế biến thì không thể biết bằng chính người nuôi liệu cá, tôm nguyên liệu có bị thả kháng sinh hay không, có tuân theo các tiêu chuẩn ngặt nghèo về nuôi sạch hay không. Và cái giá phải trả là hàng loạt lô hàng thủy sản, nông sản của Việt Nam bị trả lại bởi phía nước nhập khẩu kiểm tra phát hiện dư lượng hóa chất trong sản phẩm.
Người thu mua hoa quả cũng không thể biết trong quá trình trồng trọt và thu hoạch, người nông dân đã sử dụng những loại hóa chất gì.
Nói chung người mua và người bán thường không có những thông tin giống nhau về sản phẩm. Trong khi đó rất thường xuyên gặp hiện nay là tình trạng thị trường không có cơ chế nào để giúp họ tin rằng có thể chia sẻ tin tức với nhau một cách minh bạch.
Và nếu không có một cơ chế đảm bảo cân xứng lại thông tin giữa người mua và người bán thì có nguy cơ là sẽ chả còn thị trường nào.
Thế nhưng trên thực tế thì các thị trường vẫn tồn tại! Cách ứng xử thường gặp là sự đòi hỏi bù đắp phần thông tin thiếu hụt bằng cách này hay cách khác.
Đòi hỏi về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện chương trình HACCP, kiểm tra dư lượng kháng sinh … chính là để bù đắp phần thông tin thiếu hụt của người mua sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến (chứ không phải là điều kiện để ép giá nông dân như một số người vẫn nghĩ).
Trong một số trường hợp, nếu không có cách gì chứng tỏ được sự đảm bảo chất lượng, chúng ta vẫn có thể bán được sản phẩm nhưng tại mức giá thấp hơn. Phần giá thấp hơn đó chính là phần để bù đắp lại rủi ro cho người mua do bị thiếu thông tin.
Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã quen thuộc với chương trình chất lượng HACCP hẳn cũng nhận thấy việc lưu giữ và khả năng sẵn sàng cung cấp khi bị kiểm tra rất được coi trọng và thậm chí là một trong những nội dung chính của chương trình triển khai. Điều này cho thấy khía cạnh bù đắp thông tin thiếu hụt cho người tiêu dùng khi cần thiết là một trọng tâm của chương trình.
Các yêu cầu khả năng truy nguyên nguồn gốc sản phẩm cũng xuất phát từ yêu cầu được bù đắp thông tin thiếu hụt về những yếu tố có thể gây rủi ro cho sản phẩm thủy sản từ phía nhà bán lẻ
Tất nhiên việc cung cấp thêm thông tin bao giờ cũng đi kèm theo chi phí phát sinh, nên không phải lúc nào nó cũng được sẵn sàng thực hiện, nhưng khi cân nhắc về mặt tài chính thì cũng cần nhớ răng điều này liên quan mật thiết đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Các cơ quan nhà nước cũng có thể có tác động tích cực trong việc tác động đến tình trạng bất đối xứng thông tin thông qua các quy định, chế tài và sự thể hiện quyết tâm tạo dựng một cơ chế cho thông tin được thông suốt hai chiều giữa người mua và người bán. Có lẽ cũng nên coi đây là một trong những vai trò của các cơ quan nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Xin kết thúc bài viết này với một câu chuyên dân gian Việt Nam khác ca ngợi trí thông minh của một ông quan trạng. Khi còn bé, ở nhà, ông trạng được mẹ sai mang dưa ra chợ bán. Có 4 chục dưa xấu và 1 chục dưa tốt. Dưa xấu 3 đồng, dưa tốt 5 đồng. Thay vì bán riêng từng loại với giá như vậy trạng trộn 2 loại dưa với nhau và bán giá 4 đồng.
Như vậy, khi bán hết chỗ dưa cậu thu được 4 đồng x 5 chục = 200 đồng, nếu so với bán theo cách bình thường thu được 3 đồng x 4 chục + 5 đồng x 1 chục = 170 đồng thì cậu đã lãi thêm 30 đồng nhờ sự “thông minh” của mình.
Nếu nhìn câu chuyện này dưới quan điểm kinh tế thông tin thì 30 đồng lợi kia không đơn thuần là từ trí thông minh mà chính là do người bán đã thu được từ sự thiếu thông tin của người mua mà có. Chí có điều là cần lưu ý rằng hành vi mua bán này chỉ diễn ra có một lần với một người duy nhất thực hiện. Có nghĩa rằng nó không tạo thành thị trường. Để tạo thành thị trường không thể chỉ bằng các mẹo mực khôn vặt được. Nhiều chuyên gia nước ngoài trước đây có nhận xét ta chưa có văn hóa kinh doanh, ngẫm lại cũng có phần đúng.
Những thông tin liên tiếp gần đây về các lô hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam bị phát hiện nhiễm dư lượng hóa chất tại một số thị trường là điều rất đáng phải suy nghĩ. Rõ ràng ở đây đã có sự chênh lệch về thông tin từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, tiêu thụ..
Vấn đề đặt ra là mức độ nhận thức và sự quyết tâm của mỗi cá nhân cũng như tổ chức tham gia vào thị trường, sao cho hàng hóa xuất đi từ Việt Nam không trở thành những “quả chanh” với thị trường quốc tế.
Tiếng lóng của người Mỹ gọi những chiếc xe cũ là quả chanh (lemon). Người bán xe cũ nói chung biết cái xe của mình tốt hay xấu đến mức nào, còn người mua xe thì không biết được. Cho nên, nếu người mua xe biết giá trị chiếc xe cũ có nhãn hiệu như vậy, năm sản xuất như vậy, có giá tối đa là, chẳng hạn 10.000 USD, tối thiểu là chả đáng xu nào, thì biết rằng giá trị cái xe mình định mua có lẽ nằm giữa 0 và 10.000 USD.
Nếu không chắc được giá trị chiếc xe nằm ở khoảng nào, để giảm bớt rủi ro, người mua xe sẽ áng chừng nó ở mức trung bình, chẳng hạn 5.000 USD.
Nhưng nếu người mua nào cũng đánh giá như vậy, chỉ vì họ không biết rõ tin tức về từng chiếc xe cũ, thì những người bán xe cũ biết xe nào của mình trị giá hơn 5.000 USD sẽ rút xe đó ra khỏi thị trường, không bán nữa.
Còn lại trong thị trường chỉ là những xe có giá trị từ 5.000 USD trở xuống. Nhưng người mua xe cuối cùng cũng sẽ nhận ra điều đó, và họ biết trong thị trường bây giờ chiếc xe tốt nhất, có giá trị tối đa chỉ là 5.000 USD. Như vậy thì, vì vẫn không biết giá trị từng cái xe một, họ cứ trả giá trung bình là một nửa giá đó, nghĩa là 2.500 USD. Trước cảnh đó, những người có xe cũ giá trị cao hơn 2.500 USD sẽ rút lui, để lại trong thị trường chỉ còn những chiếc xe trị giá từ 2.500 USD trở xuống thôi.
Cứ tiếp tục như thế, sau cùng sẽ không còn thị trường bán xe cũ nữa vì chỉ còn những chiếc xe tệ hại nhất mà người Mỹ gọi là những quả chanh
Câu chuyện trên của nhà kinh tế học người Mỹ George Arkelof như một ví dụ về hậu quả của tình trạng thông tin mà người mua và người bán có không giống nhau có thể dẫn đến hủy diệt cả một nền công nghiệp ra sao. Việc nghiên cứu các tình huống dạng này mở ra một ngành nghiên cứu mới trong kinh tế học về các trường hợp thông tin bất đối xứng, và đã đem lại cho Arkelof, Spence và Josehp Stiglizt (một cái tên khá quan thuộc với Vịêt Nam) giải Nobel kinh tế năm 2001.
Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trường hợp để vận dụng quanh ta, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Do đặc trưng của các sản phẩm từ khu vực này có chất lượng biến đổi và tác động bởi rất nhiều yếu tố trên chuỗi giá trị, nên vấn đề về sự bất đối xứng thông tin càng có tác động mạnh.
Chẳng hạn các doanh nghiệp nhập khẩu cá philê đông lạnh của nước ngoài không thể biết như doanh nghiệp chế biến đâu là sản phẩm loại 1, đâu là sản phẩm loại 2 hay sản phẩm philê này là của loại cá nào.
Doanh nghiệp chế biến thì không thể biết bằng chính người nuôi liệu cá, tôm nguyên liệu có bị thả kháng sinh hay không, có tuân theo các tiêu chuẩn ngặt nghèo về nuôi sạch hay không. Và cái giá phải trả là hàng loạt lô hàng thủy sản, nông sản của Việt Nam bị trả lại bởi phía nước nhập khẩu kiểm tra phát hiện dư lượng hóa chất trong sản phẩm.
Người thu mua hoa quả cũng không thể biết trong quá trình trồng trọt và thu hoạch, người nông dân đã sử dụng những loại hóa chất gì.
Nói chung người mua và người bán thường không có những thông tin giống nhau về sản phẩm. Trong khi đó rất thường xuyên gặp hiện nay là tình trạng thị trường không có cơ chế nào để giúp họ tin rằng có thể chia sẻ tin tức với nhau một cách minh bạch.
Và nếu không có một cơ chế đảm bảo cân xứng lại thông tin giữa người mua và người bán thì có nguy cơ là sẽ chả còn thị trường nào.
Thế nhưng trên thực tế thì các thị trường vẫn tồn tại! Cách ứng xử thường gặp là sự đòi hỏi bù đắp phần thông tin thiếu hụt bằng cách này hay cách khác.
Đòi hỏi về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện chương trình HACCP, kiểm tra dư lượng kháng sinh … chính là để bù đắp phần thông tin thiếu hụt của người mua sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến (chứ không phải là điều kiện để ép giá nông dân như một số người vẫn nghĩ).
Trong một số trường hợp, nếu không có cách gì chứng tỏ được sự đảm bảo chất lượng, chúng ta vẫn có thể bán được sản phẩm nhưng tại mức giá thấp hơn. Phần giá thấp hơn đó chính là phần để bù đắp lại rủi ro cho người mua do bị thiếu thông tin.
Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã quen thuộc với chương trình chất lượng HACCP hẳn cũng nhận thấy việc lưu giữ và khả năng sẵn sàng cung cấp khi bị kiểm tra rất được coi trọng và thậm chí là một trong những nội dung chính của chương trình triển khai. Điều này cho thấy khía cạnh bù đắp thông tin thiếu hụt cho người tiêu dùng khi cần thiết là một trọng tâm của chương trình.
Các yêu cầu khả năng truy nguyên nguồn gốc sản phẩm cũng xuất phát từ yêu cầu được bù đắp thông tin thiếu hụt về những yếu tố có thể gây rủi ro cho sản phẩm thủy sản từ phía nhà bán lẻ
Tất nhiên việc cung cấp thêm thông tin bao giờ cũng đi kèm theo chi phí phát sinh, nên không phải lúc nào nó cũng được sẵn sàng thực hiện, nhưng khi cân nhắc về mặt tài chính thì cũng cần nhớ răng điều này liên quan mật thiết đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Các cơ quan nhà nước cũng có thể có tác động tích cực trong việc tác động đến tình trạng bất đối xứng thông tin thông qua các quy định, chế tài và sự thể hiện quyết tâm tạo dựng một cơ chế cho thông tin được thông suốt hai chiều giữa người mua và người bán. Có lẽ cũng nên coi đây là một trong những vai trò của các cơ quan nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Xin kết thúc bài viết này với một câu chuyên dân gian Việt Nam khác ca ngợi trí thông minh của một ông quan trạng. Khi còn bé, ở nhà, ông trạng được mẹ sai mang dưa ra chợ bán. Có 4 chục dưa xấu và 1 chục dưa tốt. Dưa xấu 3 đồng, dưa tốt 5 đồng. Thay vì bán riêng từng loại với giá như vậy trạng trộn 2 loại dưa với nhau và bán giá 4 đồng.
Như vậy, khi bán hết chỗ dưa cậu thu được 4 đồng x 5 chục = 200 đồng, nếu so với bán theo cách bình thường thu được 3 đồng x 4 chục + 5 đồng x 1 chục = 170 đồng thì cậu đã lãi thêm 30 đồng nhờ sự “thông minh” của mình.
Nếu nhìn câu chuyện này dưới quan điểm kinh tế thông tin thì 30 đồng lợi kia không đơn thuần là từ trí thông minh mà chính là do người bán đã thu được từ sự thiếu thông tin của người mua mà có. Chí có điều là cần lưu ý rằng hành vi mua bán này chỉ diễn ra có một lần với một người duy nhất thực hiện. Có nghĩa rằng nó không tạo thành thị trường. Để tạo thành thị trường không thể chỉ bằng các mẹo mực khôn vặt được. Nhiều chuyên gia nước ngoài trước đây có nhận xét ta chưa có văn hóa kinh doanh, ngẫm lại cũng có phần đúng.
Những thông tin liên tiếp gần đây về các lô hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam bị phát hiện nhiễm dư lượng hóa chất tại một số thị trường là điều rất đáng phải suy nghĩ. Rõ ràng ở đây đã có sự chênh lệch về thông tin từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, tiêu thụ..
Vấn đề đặt ra là mức độ nhận thức và sự quyết tâm của mỗi cá nhân cũng như tổ chức tham gia vào thị trường, sao cho hàng hóa xuất đi từ Việt Nam không trở thành những “quả chanh” với thị trường quốc tế.