“Pha loãng” khoảng 33 nghìn tỷ từ vàng, lãi suất VND giảm
Áp lực khoảng 33 nghìn tỷ đồng đã được giãn ra, thanh khoản VND bớt căng
Gần một tháng sau khi có quyết định nới hạn ngừng huy động vàng, áp lực mua vào tất toán trạng thái giảm bớt và lãi suất VND có dấu hiệu hạ nhiệt cục bộ.
Lần lượt trong các ngày 8 và 16/11, thị trường ghi nhận Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng Á Châu (ACB) hạ lãi suất huy động VND trên biểu niêm yết.
Đây là hai ngân hàng thương mại cổ phần lớn, cũng là hai thành viên có hoạt động kinh doanh vàng mạnh nhiều năm qua. Việc họ cũng giảm lãi suất huy động VND vừa qua được xem là một khác biệt trước mùa cao điểm chi trả cuối năm, và điều này gắn với mục đích của Ngân hàng Nhà nước khi đưa ra quyết định nới thời hạn ngừng huy động vàng.
Ngày 27/10/2012, lần thứ hai Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra quyết định đó; lần trước là nới từ tháng 5/2012 đến 25/11/2012. Thời hạn mới đã được ấn định là 30/6/2013.
Mục đích của nhà điều hành là nhằm giải tỏa bớt áp lực thanh khoản cho hệ thống vào mùa cao điểm chi trả cuối năm, tránh xáo trộn bất lợi trên thị trường. Ước tính vừa qua cho thấy, nếu tất toán đúng hạn 25/11/2012, các ngân hàng cần phải mua vào 20 tấn vàng, đồng nghĩa với yêu cầu có khoảng trên dưới 33 nghìn tỷ đồng đối ứng.
Với mục đích chính trên, có một điểm cần xét lại: khi nới hạn đến 25/11/2012 ở lần điều chỉnh trước, Ngân hàng Nhà nước đã không tính toán yếu tố thời điểm gắn với khó khăn thanh khoản mùa cao điểm chi trả cuối năm? Có lẽ “sai số” ở đây là do giá vàng đã biến động quá nhanh và mạnh trong tháng 8 và 9 vừa qua, cùng với sự thụ động của các ngân hàng trước yêu cầu tất toán do có biến động bất thường đó.
Còn nay, áp lực dồn khoảng 33 nghìn tỷ đồng đã được giãn ra, cầu VND để mua vàng đã giảm bớt và lãi suất huy động VND đã có điều chỉnh như tại ACB và Eximbank. Hay theo nhìn nhận của một cán bộ ngoại hối Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã mua vàng thư thả hơn, thanh khoản VND đã bớt căng - mục đích chính khi nới hạn ngừng huy động.
Hiện tại, trong số các ngân hàng thương mại tổ chức huy động vàng thời gian qua thì có 3 thành viên đã ngừng hẳn, 9 thành viên khác tiếp tục triển khai với cơ cấu kỳ hạn tối đa là đến 30/6/2013.
Điểm nổi bật của đợt huy động mới này là các thành viên phải tính toán hợp lý cơ cấu kỳ hạn, lượng vốn dự kiến huy động trình Ngân hàng Nhà nước xét duyệt cụ thể. Thêm nữa, vàng huy động kiên quyết không được rút trước hạn để tránh rủi ro như từng diễn ra ở một số trường hợp vừa qua.
Đầu tháng 11 này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ngồi lại với từng ngân hàng thương mại, rà soát và chốt lại những dữ liệu cần thiết để hướng tới việc đảm bảo thực hiện tốt mốc hẹn ngừng hẳn vào 30/6/2013. Qua rà soát, dự kiến có một số thành viên sẽ tất toán sớm hơn hạn định, có thể là 30/4 hoặc 30/5/2013.
Trở lại với lực cầu mua vàng từ các ngân hàng thương mại, việc giãn thời hạn như vậy theo vị cán bộ ngoại hối trên là đã giảm bớt sự căng thẳng trước đó. Thực tế là do đến tháng 8, khi giá vàng đột ngột tăng nhanh, có ngân hàng mới “cuống cuồng” mua vào khi mốc 25/11 đã gần kề, tạo thêm cộng hưởng chênh giá trong nước với thế giới.
Nay, việc mua vào đã “thư thả” hơn. Song thực tế chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới vẫn chưa được thu hẹp. Điều này được giải thích: thứ nhất, chênh lệch giá vẫn còn sức ỳ của nó, nguồn cung vẫn hạn chế do không nhập khẩu, và việc giãn lực cầu từ các ngân hàng thương mại như trên mới chỉ trong thời gian ngắn; thứ hai, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa can thiệp trực tiếp.
Xa hơn, sau khi ngừng hẳn từ 30/6/2013, các khoản huy động sẽ dần đáo hạn, những xáo trộn từ huy động - cho vay vàng sẽ được cắt bỏ; thị trường chuyển hẳn sang quan hệ mua - bán. Dự kiến hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng thương mại cũng sẽ được áp một giới hạn trạng thái hẹp để hạn chế yếu tố đầu cơ, hay khả năng gây biến động cung - cầu lớn.
Với lộ trình đó, theo những diễn giải của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thời gian qua, thị trường vàng sẽ gắn với nhu cầu thực hơn của dân cư và nhà đầu tư. Cơ quan này sẽ tham gia điều tiết với vai trò là người mua bán sau cùng. Khi đó có thể kỳ vọng chênh lệch giá vàng sẽ được kiểm soát tốt hơn.
Còn xét về cung - cầu của dân cư và nhà đầu tư, trước mắt thị trường có thể sẽ đón một lực cầu đáng kể vào cuối năm. Vị cán bộ ngoại hối trên cho biết, quan sát diễn biến những năm qua thì thấy, thông thường trước Tết Nguyên đán, nhu cầu mua vàng của người dân tăng lên khi các khoản thu nhập dồn về cuối năm; điều này đặc biệt thể hiện rõ ở khu vực phía Nam. Tuy nhiên, ngay sau Tết, hoạt động bán ra lại thường thể hiện rõ, và đó dự kiến là lúc các ngân hàng thương mại có thể tập trung mua vào.
Xét rộng hơn, ông cho rằng nếu thời gian tới lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, thị trường bất động sản và chứng khoán ấm lên thì sẽ thu hút các dòng vốn đầu tư, qua đó “chia lửa” cho thị trường vàng. Và những yếu tố tác động này không hẳn nằm trong khả năng điều tiết của Ngân hàng Nhà nước.
Lần lượt trong các ngày 8 và 16/11, thị trường ghi nhận Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng Á Châu (ACB) hạ lãi suất huy động VND trên biểu niêm yết.
Đây là hai ngân hàng thương mại cổ phần lớn, cũng là hai thành viên có hoạt động kinh doanh vàng mạnh nhiều năm qua. Việc họ cũng giảm lãi suất huy động VND vừa qua được xem là một khác biệt trước mùa cao điểm chi trả cuối năm, và điều này gắn với mục đích của Ngân hàng Nhà nước khi đưa ra quyết định nới thời hạn ngừng huy động vàng.
Ngày 27/10/2012, lần thứ hai Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra quyết định đó; lần trước là nới từ tháng 5/2012 đến 25/11/2012. Thời hạn mới đã được ấn định là 30/6/2013.
Mục đích của nhà điều hành là nhằm giải tỏa bớt áp lực thanh khoản cho hệ thống vào mùa cao điểm chi trả cuối năm, tránh xáo trộn bất lợi trên thị trường. Ước tính vừa qua cho thấy, nếu tất toán đúng hạn 25/11/2012, các ngân hàng cần phải mua vào 20 tấn vàng, đồng nghĩa với yêu cầu có khoảng trên dưới 33 nghìn tỷ đồng đối ứng.
Hiện tại, trong số các ngân hàng thương mại tổ chức huy động vàng thời gian qua thì có 3 thành viên đã ngừng hẳn, 9 thành viên khác tiếp tục triển khai với cơ cấu kỳ hạn tối đa là đến 30/6/2013.
Với mục đích chính trên, có một điểm cần xét lại: khi nới hạn đến 25/11/2012 ở lần điều chỉnh trước, Ngân hàng Nhà nước đã không tính toán yếu tố thời điểm gắn với khó khăn thanh khoản mùa cao điểm chi trả cuối năm? Có lẽ “sai số” ở đây là do giá vàng đã biến động quá nhanh và mạnh trong tháng 8 và 9 vừa qua, cùng với sự thụ động của các ngân hàng trước yêu cầu tất toán do có biến động bất thường đó.
Còn nay, áp lực dồn khoảng 33 nghìn tỷ đồng đã được giãn ra, cầu VND để mua vàng đã giảm bớt và lãi suất huy động VND đã có điều chỉnh như tại ACB và Eximbank. Hay theo nhìn nhận của một cán bộ ngoại hối Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã mua vàng thư thả hơn, thanh khoản VND đã bớt căng - mục đích chính khi nới hạn ngừng huy động.
Hiện tại, trong số các ngân hàng thương mại tổ chức huy động vàng thời gian qua thì có 3 thành viên đã ngừng hẳn, 9 thành viên khác tiếp tục triển khai với cơ cấu kỳ hạn tối đa là đến 30/6/2013.
Điểm nổi bật của đợt huy động mới này là các thành viên phải tính toán hợp lý cơ cấu kỳ hạn, lượng vốn dự kiến huy động trình Ngân hàng Nhà nước xét duyệt cụ thể. Thêm nữa, vàng huy động kiên quyết không được rút trước hạn để tránh rủi ro như từng diễn ra ở một số trường hợp vừa qua.
Đầu tháng 11 này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ngồi lại với từng ngân hàng thương mại, rà soát và chốt lại những dữ liệu cần thiết để hướng tới việc đảm bảo thực hiện tốt mốc hẹn ngừng hẳn vào 30/6/2013. Qua rà soát, dự kiến có một số thành viên sẽ tất toán sớm hơn hạn định, có thể là 30/4 hoặc 30/5/2013.
Trở lại với lực cầu mua vàng từ các ngân hàng thương mại, việc giãn thời hạn như vậy theo vị cán bộ ngoại hối trên là đã giảm bớt sự căng thẳng trước đó. Thực tế là do đến tháng 8, khi giá vàng đột ngột tăng nhanh, có ngân hàng mới “cuống cuồng” mua vào khi mốc 25/11 đã gần kề, tạo thêm cộng hưởng chênh giá trong nước với thế giới.
Nay, việc mua vào đã “thư thả” hơn. Song thực tế chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới vẫn chưa được thu hẹp. Điều này được giải thích: thứ nhất, chênh lệch giá vẫn còn sức ỳ của nó, nguồn cung vẫn hạn chế do không nhập khẩu, và việc giãn lực cầu từ các ngân hàng thương mại như trên mới chỉ trong thời gian ngắn; thứ hai, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa can thiệp trực tiếp.
Dự kiến hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng thương mại cũng sẽ được áp một giới hạn trạng thái hẹp để hạn chế yếu tố đầu cơ, hay khả năng gây biến động cung - cầu lớn.
Xa hơn, sau khi ngừng hẳn từ 30/6/2013, các khoản huy động sẽ dần đáo hạn, những xáo trộn từ huy động - cho vay vàng sẽ được cắt bỏ; thị trường chuyển hẳn sang quan hệ mua - bán. Dự kiến hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng thương mại cũng sẽ được áp một giới hạn trạng thái hẹp để hạn chế yếu tố đầu cơ, hay khả năng gây biến động cung - cầu lớn.
Với lộ trình đó, theo những diễn giải của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thời gian qua, thị trường vàng sẽ gắn với nhu cầu thực hơn của dân cư và nhà đầu tư. Cơ quan này sẽ tham gia điều tiết với vai trò là người mua bán sau cùng. Khi đó có thể kỳ vọng chênh lệch giá vàng sẽ được kiểm soát tốt hơn.
Còn xét về cung - cầu của dân cư và nhà đầu tư, trước mắt thị trường có thể sẽ đón một lực cầu đáng kể vào cuối năm. Vị cán bộ ngoại hối trên cho biết, quan sát diễn biến những năm qua thì thấy, thông thường trước Tết Nguyên đán, nhu cầu mua vàng của người dân tăng lên khi các khoản thu nhập dồn về cuối năm; điều này đặc biệt thể hiện rõ ở khu vực phía Nam. Tuy nhiên, ngay sau Tết, hoạt động bán ra lại thường thể hiện rõ, và đó dự kiến là lúc các ngân hàng thương mại có thể tập trung mua vào.
Xét rộng hơn, ông cho rằng nếu thời gian tới lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, thị trường bất động sản và chứng khoán ấm lên thì sẽ thu hút các dòng vốn đầu tư, qua đó “chia lửa” cho thị trường vàng. Và những yếu tố tác động này không hẳn nằm trong khả năng điều tiết của Ngân hàng Nhà nước.