“Phải bảo vệ bằng được tính thanh khoản của ngân hàng”
Việc chủ trương duy trì một mức trần lãi suất chung sẽ khiến các ngân hàng nhỏ chịu thiệt thòi
Việc chủ trương duy trì một mức trần lãi suất chung sẽ khiến các ngân hàng nhỏ chịu thiệt thòi.
Đó là quan điểm của ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước.
"Hết máu rồi thì bàn đến cholesterol nhiều hay ít làm gì"
Quan điểm của ông như thế nào trước chủ trương duy trì trần lãi suất 11% của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA)?
Theo tôi, việc VNBA chủ trương áp dụng chính sách cào bằng lãi suất, tức là bắt mọi ngân hàng cùng chịu một mức lãi là không hợp lý, bởi ai cũng biết các ngân hàng đều có độ rủi ro khác nhau. Nếu làm như thế, chỉ ngân hàng lớn được lợi, ngân hàng nhỏ sẽ rơi vào cảnh thiếu thanh khoản nghiêm trọng.
Vẫn biết rằng, mục đích của Ngân hàng Nhà nước và VNBA là mong muốn lãi suất thấp hơn một chút. Tuy nhiên, chúng ta khó mà có thể cùng một lúc đạt được hai mục tiêu, đó là vừa thắt chặt tiền tệ vừa để lãi suất thấp.
Chính vì vậy, quan điểm của tôi là không thể áp dụng cùng một mức lãi suất với hai đối tượng có mức rủi ro khác nhau. Chẳng hạn, hiện nay chúng ta vẫn căn cứ vào mức độ rủi ro của các doanh nghiệp để tính lãi suất cho vay. Vậy thì tại sao ngân hàng lại không được hưởng chính sách này?
Cần phải nhớ rằng, chúng ta đang chống lạm phát trong tình cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể nổ ra, nếu để các ngân hàng mất khả năng thanh khoản là hết thuốc chữa.
Lạm phát nguy hiểm như chất cholesterol* trong máu, nhưng thanh khoản lại là máu, mà một khi đã hết máu rồi thì còn bàn đến cholesterol nhiều hay ít làm gì.
Nhưng nếu bỏ trần lãi suất thì rất có thể sẽ tái diễn “cuộc đua” lãi suất của các ngân hàng thương mại như mấy tháng trước?
Tôi không cho rằng cứ bỏ lãi trần là lãi suất sẽ đua nhau tăng lên.
Bởi tăng lên một mức nào đó sẽ phải dừng lại, ví dụ lên 12% hoặc hơn 12% sẽ phải đứng lại theo quy luật cung cầu, giá tăng cao người mua sẽ ít đi. Tôi nghĩ các ngân hàng đều nhận thức được quy luật này, họ sẽ không dại gì tăng lãi suất lên quá cao.
Việc diễn ra cuộc đua hay không còn tùy thuộc vào Ngân hàng Nhà nước. Nếu Ngân hàng Nhà nước "bơm" tiền ra thì chắc chắn sẽ không có cuộc đua nào cả. Còn nếu không cung tiền, để lãi suất như vậy nhất định các ngân hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn.
Ngay cả khi có cuộc đua lãi suất thì cũng không nên đổ lỗi cho các ngân hàng thương mại mà phải hiểu rằng, đó là nhu cầu vốn của nền kinh tế và năng lực của Ngân hàng Nhà nước.
Trong tuần qua, lượng tiền gửi ngân hàng tại Hà Nội và Tp.HCM giảm mạnh. Liệu lượng tiền trong dân đã cạn, thưa ông?
Đúng là lượng tiền trong dân không còn nhiều. Chúng ta cứ nhìn vào thị trường chứng khoán thì biết là tiền đầu tư thực của dân không còn dư giả.
Vài tháng đầu năm, lượng tiền gửi tại các ngân hàng tăng chậm chủ yếu là do các doanh nghiệp rút tiền về. Còn lý do rút tiền về thì có nhiều, có thể rút về để phục vụ sản xuất, hoặc có thể là cho vay lẫn nhau…
Hiện nay, thị trường tiền tệ trong nước đang chịu áp lực vào nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy, mọi diễn biến đều chịu tác động của vốn ngoại.
"Nên chấp nhận chống lạm phát từ từ"
Ông nghĩ sao về những gì đang diễn ra trên thị trường tài chính - tiền tệ?
Những con số thống kê về thị trường chứng khoán, tiền tệ , thâm hụt thương mại…thực chất chưa đến mức đáng lo ngại. Mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ.
Tuy nhiên, điều quan trọng lúc này là chúng ta không nên quá nôn nóng về chống lạm phát để lại tiếp tục xiết chặt tiền tệ quá mức làm tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại yếu đi và rủi ro tăng lên.
Chúng ta nên chấp nhận chống lạm phát từ từ. Ví dụ, tháng 2, tháng 3 chỉ số lạm phát giảm đi một chút, tháng 4 lại tăng lên, tháng 5 giảm xuống… chỉ cần đồ thị của nó là hình sin đi xuống là ổn.
Quan điểm là chúng ta chống lạm phát trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới có thể xảy ra. Vì vậy, vừa chống lạm phát nhưng vừa phải chống khủng hoảng. Tức là làm thế nào để có thể vừa chống lạm phát, vừa bảo vệ bằng được tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Nếu Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ có quan điểm như thế thì có thể qua được thời kỳ khó khăn này. Còn nếu vẫn cứ tiếp tục nôn nóng, sốt ruột muốn làm nhanh, muốn đưa lạm phát về dưới mức năm ngoái, hoặc đưa tín dụng từ 54% năm ngoái về 30% thì sẽ rất khó khăn cho thanh khoản của các ngân hàng thương mại, vì dư chấn tăng trưởng tín dụng năm ngoái hãy còn.
Nhưng nếu các ngân hàng thương mại có dấu hiệu khủng hoảng thì liệu Ngân hàng Nhà nước sẽ hành động như thế nào, thưa ông?
Tất nhiên là sẽ cứu, bằng mọi giá sẽ cứu, để tránh tác động tâm lý và đổ vỡ lan truyền.
* Cholesterol: Loại chất béo tồn tại trong cơ thể người, có khả năng gây ra các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Đó là quan điểm của ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước.
"Hết máu rồi thì bàn đến cholesterol nhiều hay ít làm gì"
Quan điểm của ông như thế nào trước chủ trương duy trì trần lãi suất 11% của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA)?
Theo tôi, việc VNBA chủ trương áp dụng chính sách cào bằng lãi suất, tức là bắt mọi ngân hàng cùng chịu một mức lãi là không hợp lý, bởi ai cũng biết các ngân hàng đều có độ rủi ro khác nhau. Nếu làm như thế, chỉ ngân hàng lớn được lợi, ngân hàng nhỏ sẽ rơi vào cảnh thiếu thanh khoản nghiêm trọng.
Vẫn biết rằng, mục đích của Ngân hàng Nhà nước và VNBA là mong muốn lãi suất thấp hơn một chút. Tuy nhiên, chúng ta khó mà có thể cùng một lúc đạt được hai mục tiêu, đó là vừa thắt chặt tiền tệ vừa để lãi suất thấp.
Chính vì vậy, quan điểm của tôi là không thể áp dụng cùng một mức lãi suất với hai đối tượng có mức rủi ro khác nhau. Chẳng hạn, hiện nay chúng ta vẫn căn cứ vào mức độ rủi ro của các doanh nghiệp để tính lãi suất cho vay. Vậy thì tại sao ngân hàng lại không được hưởng chính sách này?
Cần phải nhớ rằng, chúng ta đang chống lạm phát trong tình cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể nổ ra, nếu để các ngân hàng mất khả năng thanh khoản là hết thuốc chữa.
Lạm phát nguy hiểm như chất cholesterol* trong máu, nhưng thanh khoản lại là máu, mà một khi đã hết máu rồi thì còn bàn đến cholesterol nhiều hay ít làm gì.
Nhưng nếu bỏ trần lãi suất thì rất có thể sẽ tái diễn “cuộc đua” lãi suất của các ngân hàng thương mại như mấy tháng trước?
Tôi không cho rằng cứ bỏ lãi trần là lãi suất sẽ đua nhau tăng lên.
Bởi tăng lên một mức nào đó sẽ phải dừng lại, ví dụ lên 12% hoặc hơn 12% sẽ phải đứng lại theo quy luật cung cầu, giá tăng cao người mua sẽ ít đi. Tôi nghĩ các ngân hàng đều nhận thức được quy luật này, họ sẽ không dại gì tăng lãi suất lên quá cao.
Việc diễn ra cuộc đua hay không còn tùy thuộc vào Ngân hàng Nhà nước. Nếu Ngân hàng Nhà nước "bơm" tiền ra thì chắc chắn sẽ không có cuộc đua nào cả. Còn nếu không cung tiền, để lãi suất như vậy nhất định các ngân hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn.
Ngay cả khi có cuộc đua lãi suất thì cũng không nên đổ lỗi cho các ngân hàng thương mại mà phải hiểu rằng, đó là nhu cầu vốn của nền kinh tế và năng lực của Ngân hàng Nhà nước.
Trong tuần qua, lượng tiền gửi ngân hàng tại Hà Nội và Tp.HCM giảm mạnh. Liệu lượng tiền trong dân đã cạn, thưa ông?
Đúng là lượng tiền trong dân không còn nhiều. Chúng ta cứ nhìn vào thị trường chứng khoán thì biết là tiền đầu tư thực của dân không còn dư giả.
Vài tháng đầu năm, lượng tiền gửi tại các ngân hàng tăng chậm chủ yếu là do các doanh nghiệp rút tiền về. Còn lý do rút tiền về thì có nhiều, có thể rút về để phục vụ sản xuất, hoặc có thể là cho vay lẫn nhau…
Hiện nay, thị trường tiền tệ trong nước đang chịu áp lực vào nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy, mọi diễn biến đều chịu tác động của vốn ngoại.
"Nên chấp nhận chống lạm phát từ từ"
Ông nghĩ sao về những gì đang diễn ra trên thị trường tài chính - tiền tệ?
Những con số thống kê về thị trường chứng khoán, tiền tệ , thâm hụt thương mại…thực chất chưa đến mức đáng lo ngại. Mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ.
Tuy nhiên, điều quan trọng lúc này là chúng ta không nên quá nôn nóng về chống lạm phát để lại tiếp tục xiết chặt tiền tệ quá mức làm tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại yếu đi và rủi ro tăng lên.
Chúng ta nên chấp nhận chống lạm phát từ từ. Ví dụ, tháng 2, tháng 3 chỉ số lạm phát giảm đi một chút, tháng 4 lại tăng lên, tháng 5 giảm xuống… chỉ cần đồ thị của nó là hình sin đi xuống là ổn.
Quan điểm là chúng ta chống lạm phát trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới có thể xảy ra. Vì vậy, vừa chống lạm phát nhưng vừa phải chống khủng hoảng. Tức là làm thế nào để có thể vừa chống lạm phát, vừa bảo vệ bằng được tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Nếu Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ có quan điểm như thế thì có thể qua được thời kỳ khó khăn này. Còn nếu vẫn cứ tiếp tục nôn nóng, sốt ruột muốn làm nhanh, muốn đưa lạm phát về dưới mức năm ngoái, hoặc đưa tín dụng từ 54% năm ngoái về 30% thì sẽ rất khó khăn cho thanh khoản của các ngân hàng thương mại, vì dư chấn tăng trưởng tín dụng năm ngoái hãy còn.
Nhưng nếu các ngân hàng thương mại có dấu hiệu khủng hoảng thì liệu Ngân hàng Nhà nước sẽ hành động như thế nào, thưa ông?
Tất nhiên là sẽ cứu, bằng mọi giá sẽ cứu, để tránh tác động tâm lý và đổ vỡ lan truyền.
* Cholesterol: Loại chất béo tồn tại trong cơ thể người, có khả năng gây ra các bệnh tim mạch nguy hiểm.