“Phải có sự phối hợp tốt giữa nhà trường và doanh nghiệp”
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, những người tuyển dụng cần tham gia vào quá trình đào tạo
Hội nghị cấp cao khu vực Đông Á với chủ đề “Giáo dục quốc tế và khả năng tuyển dụng”, vừa diễn ra tại Hà Nội, do Hội đồng Anh và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức.
Quốc vụ khanh phụ trách giáo dục sau phổ thông, đại học và học tập suốt đời của Vương quốc Anh, ngài Bill Rammell, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cùng 40 nhà hoạch định chính sách và chuyên viên cao cấp trong lĩnh vực giáo dục từ 8 nước khu vực Đông Á đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến việc đào tạo sinh viên theo yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Hội nghị này là sự kiện mở đầu cho một chuỗi sáu hội nghị cấp cao với những chủ đề khác nhau sẽ lần lượt diễn ra tại sáu nước khác trong khu vực Đông Á trong năm 2007.
Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thưa ông, gia nhập WTO giáo dục Việt Nam sẽ phải đối mặt với những cơ hội và thách thức gì?
Cũng như các lĩnh vực khác, gia nhập WTO, Việt Nam bên cạnh có thêm nhiều cơ hội thì cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.
Việc đào tạo hiện nay của chúng ta chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Phải nói rằng, không phải chỉ có Việt Nam mà hầu hết các nước đều gặp khó khăn trong việc làm thế nào để các sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của nơi tuyển dụng.
Tôi cho rằng để giải quyết được vấn đề này phải có sự nỗ lực của cả 3 phía. Trong đó, quan trọng nhất là những người tuyển dụng cần tham gia vào quá trình đào tạo, phải nói cho nhà trường biết cần kỹ năng gì ở người học.
Vậy Việt Nam phải làm gì để đào tạo được nguồn nhân lực có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế trong thời kỳ hội nhập?
Cần phải có sự phối hợp tốt giữa nhà trường và doanh nghiệp, điều này rất cần thiết, bởi chính doanh nghiệp sẽ giúp nhà trường đào tạo. Còn phía nhà trường sẽ phối hợp để điều chỉnh chương trình đào tạo làm sao phù hợp yêu cầu.
Theo hướng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành thử nghiệm tại 9 trường, dạy học chương trình nước ngoài bằng tiếng Anh. Việt Nam sẽ cử giáo viên sang các trường ở nước ngoài học 1 học kỳ rồi trở về nước tham gia đào tạo, không những chỉ chương trình mà còn theo chuẩn của các nước, chấp nhận sự đánh giá của họ.
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký 17 thỏa thuận giữa Bộ với Tổng cục Du lịch, Văn phòng Thương mại và Du lịch Việt Nam, 13 hợp đồng giữa các công ty và nhà trường để nhà trường đào tạo theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp.
Với các công ty nước ngoài, Bộ cũng đã ký một thỏa thuận nguyên tắc với Công ty Intel, đang đầu tư 1 tỷ USD ở Việt Nam để xây dựng nhà máy vi mạch lớn nhất thế giới, nhằm cung cấp 4.000 lao động cho họ. Intel đã nói rất rõ họ cần kỹ năng gì và cung cấp các chương trình liên quan, hỗ trợ mời giáo viên nước ngoài...
Điều này cho thấy: nếu phối hợp tốt thì doanh nghiệp sẽ hỗ trợ nhà trường rất nhiều.
Một trong các vấn đề của Việt Nam là muốn hòa nhập tốt, tiếng Anh phải tốt. Sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có một chương trình quyết liệt để tạo một chuyển biến đáng kể trong vòng 10 năm tới, mới có thể tận dụng được cơ hội học tập.
Qua thảo luận có thể thấy, các nước trong ASEAN có thể phối hợp với Anh, Mỹ, các nước khác để tạo một chuẩn mực đào tạo thích ứng với nhu cầu trong khu vực, hoặc xây dựng chương trình chuẩn.
Quốc vụ khanh phụ trách giáo dục sau phổ thông, đại học và học tập suốt đời của Vương quốc Anh, ngài Bill Rammell, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cùng 40 nhà hoạch định chính sách và chuyên viên cao cấp trong lĩnh vực giáo dục từ 8 nước khu vực Đông Á đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến việc đào tạo sinh viên theo yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Hội nghị này là sự kiện mở đầu cho một chuỗi sáu hội nghị cấp cao với những chủ đề khác nhau sẽ lần lượt diễn ra tại sáu nước khác trong khu vực Đông Á trong năm 2007.
Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thưa ông, gia nhập WTO giáo dục Việt Nam sẽ phải đối mặt với những cơ hội và thách thức gì?
Cũng như các lĩnh vực khác, gia nhập WTO, Việt Nam bên cạnh có thêm nhiều cơ hội thì cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.
Việc đào tạo hiện nay của chúng ta chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Phải nói rằng, không phải chỉ có Việt Nam mà hầu hết các nước đều gặp khó khăn trong việc làm thế nào để các sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của nơi tuyển dụng.
Tôi cho rằng để giải quyết được vấn đề này phải có sự nỗ lực của cả 3 phía. Trong đó, quan trọng nhất là những người tuyển dụng cần tham gia vào quá trình đào tạo, phải nói cho nhà trường biết cần kỹ năng gì ở người học.
Vậy Việt Nam phải làm gì để đào tạo được nguồn nhân lực có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế trong thời kỳ hội nhập?
Cần phải có sự phối hợp tốt giữa nhà trường và doanh nghiệp, điều này rất cần thiết, bởi chính doanh nghiệp sẽ giúp nhà trường đào tạo. Còn phía nhà trường sẽ phối hợp để điều chỉnh chương trình đào tạo làm sao phù hợp yêu cầu.
Theo hướng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành thử nghiệm tại 9 trường, dạy học chương trình nước ngoài bằng tiếng Anh. Việt Nam sẽ cử giáo viên sang các trường ở nước ngoài học 1 học kỳ rồi trở về nước tham gia đào tạo, không những chỉ chương trình mà còn theo chuẩn của các nước, chấp nhận sự đánh giá của họ.
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký 17 thỏa thuận giữa Bộ với Tổng cục Du lịch, Văn phòng Thương mại và Du lịch Việt Nam, 13 hợp đồng giữa các công ty và nhà trường để nhà trường đào tạo theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp.
Với các công ty nước ngoài, Bộ cũng đã ký một thỏa thuận nguyên tắc với Công ty Intel, đang đầu tư 1 tỷ USD ở Việt Nam để xây dựng nhà máy vi mạch lớn nhất thế giới, nhằm cung cấp 4.000 lao động cho họ. Intel đã nói rất rõ họ cần kỹ năng gì và cung cấp các chương trình liên quan, hỗ trợ mời giáo viên nước ngoài...
Điều này cho thấy: nếu phối hợp tốt thì doanh nghiệp sẽ hỗ trợ nhà trường rất nhiều.
Một trong các vấn đề của Việt Nam là muốn hòa nhập tốt, tiếng Anh phải tốt. Sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có một chương trình quyết liệt để tạo một chuyển biến đáng kể trong vòng 10 năm tới, mới có thể tận dụng được cơ hội học tập.
Qua thảo luận có thể thấy, các nước trong ASEAN có thể phối hợp với Anh, Mỹ, các nước khác để tạo một chuẩn mực đào tạo thích ứng với nhu cầu trong khu vực, hoặc xây dựng chương trình chuẩn.