“Phải coi viện trợ là công việc kinh doanh”
Đại diện EU nói cần thay đổi tư duy về vốn ODA và phải coi đây là một công việc kinh doanh
Bên lề Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ (CG), ông Koos Richelle, Tổng vụ trưởng Tổng vụ hợp tác EuropAid, nhân vật số 1 có quyền quyết định khoản tài trợ ODA của EU cho Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với báo giới về một số vấn đề xung quanh việc nhận khoản viện trợ này.
Ông nhìn nhận như thế nào về việc sử dụng vốn ODA của Việt Nam?
Nói chung, chúng tôi hài lòng với việc sử dụng các nguồn tài trợ của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn tốc độ tiếp nhận các khoản tài trợ cũng như giải ngân tăng lên. Chúng tôi sẽ thảo luận với Chính phủ Việt Nam trong hợp tác phát triển bởi vì lâu nay, chúng ta vẫn coi đây là một việc làm từ thiện.
Đến bây giờ, chúng ta phải thay đổi tư duy này và phải coi đây là một công việc kinh doanh.
Khi là công việc kinh doanh, chúng ta phải hoạt động trên thể thức hợp đồng những đấu thầu, tất cả công việc liên quan đến một công việc kinh doanh phải làm. Trong việc này chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng các dự án phải có thời hạn nhất định. Chúng tôi không thể bỏ ra một khoản tiền cho dự án kéo dài mãi mãi. Điều này đòi hỏi vai trò và quyền làm chủ của Chính phủ Việt Nam phải được tăng cường để duy trì hiệu quả, cũng đồng nghĩa với việc áp lực đặt cho Chính phủ Việt Nam cũng phải tăng lên.
Ông có thể nói rõ hơn về xu hướng tài trợ ODA mới này?
Thay vì tài trợ cho các dự án đơn lẻ, chúng tôi sẽ chuyển sang tài trợ cho các ngành các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như trong lĩnh vực y tế và giáo dục hoặc tài trợ cho ngân sách nói chung. Tất nhiên, việc này cần phải có kế hoạch nhất định.
Hiện tại Việt Nam đã có chính sách trong những việc này nhưng chúng tôi nghĩ rằng nó vẫn còn trừu tượng. Điều chúng tôi muốn là chính sách phải rõ ràng. Do vậy, đòi hỏi Chính phủ phải có bước tiến tốt hơn.
Một số nhà kinh tế độc lập có nói nhận nguồn tài trợ ODA cũng không phải dễ dàng gì vì nó thường kèm với các điều kiện?
Đấy là kiểu cũ rồi. Kiểu mới bây giờ là chúng tôi dùng nguồn tài trợ gần như không bắt buộc, không có điều kiện, được thể hiện thông qua các khoản mua sắm công. Tất nhiên chỉ có một điều kiện ở đây là phải thông qua đấu thầu mở và các đối tác của chúng tôi ở trong EU được tham gia.
Vậy ông có thể tiết lộ cho biết tổng tài trợ của EU cho Việt Nam trong năm 2008 tới?
Liên minh châu Âu nói chung gồm có 27 quốc gia thành viên và EC. Như vậy chúng tôi có 28 nhà tài trợ. Trong năm 2008, chúng tôi sẽ tài trợ tổng cộng cho Việt Nam 500 triệu Euro, riêng EC tài trợ 52 triệu Euro. Các khoản tài trợ của EC hoàn toàn là tài trợ không hoàn lại. Chúng tôi tập trung vào các lĩnh vực có sự hợp tác với Chính phủ Việt Nam. Đó là các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục và quản trị.
Chúng tôi tài trợ theo khuôn khổ chính sách nhiều năm chứ không phải mỗi năm lại bàn lại việc tài trợ như thế nào một lần nữa. Do vậy, nó sẽ tạo tốc độ tốt hơn cho nguồn tài trợ cũng như nguồn giải ngân.
Có nhiều ý kiến quan ngại rằng khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam sẽ không còn, quan điểm của EU về vấn đề này như thế nào?
Theo lịch trình hàng năm thì các nguồn tài trợ cho Việt Nam vẫn tăng. Tuy nhiên, đây cũng là câu hỏi thú vị vì kinh tế Việt Nam đang phát triển, khi đó nguồn thu nhập của người dân cũng phát triển thêm. Do đó chúng tôi đang băn khoăn việc Việt Nam có còn đủ nghèo để nhận viện trợ hay không? Tuy vậy, chúng tôi vẫn tài trợ cho Việt Nam theo kế hoạch hiện thời tới năm 2013.
Chúng tôi cũng đang thảo luận với cộng đồng các nhà tài trợ cách chúng tôi sẽ tiến hành tài trợ đối với nước đang phát triển có thu nhập trung bình khác với nước có thu nhập thấp. Nước đang phát triển có thu nhập trung bình có những cơ hội khác. Ví dụ như chúng tôi sẽ tập trung hơn vào phát triển kinh tế và những lợi ích chung chứ không chỉ còn là các hoạt động hợp tác phát triển nữa. Có lẽ chúng ta chưa ở mức đó vì vẫn còn quãng thời gian nữa nhưng những nước sẽ phải tiếp tục tiến tới trong đó có Việt Nam.
Tôi cũng lưu ý rằng những hoạt động hợp tác phát triển chỉ mang tính tạm thời. Tôi biết có quốc gia đã nhận hợp tác phát triển 60 năm và điều này không tốt chút nào. Có những điều khoản chúng tôi không thể chấm dứt hoạt động hợp tác phát triển của mình được. Nhưng tôi muốn nói rằng, nếu cứ nhận viện trợ hợp tác phát triển lâu dài thì không hề lành mạnh chút nào.
Ông nhìn nhận như thế nào về việc sử dụng vốn ODA của Việt Nam?
Nói chung, chúng tôi hài lòng với việc sử dụng các nguồn tài trợ của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn tốc độ tiếp nhận các khoản tài trợ cũng như giải ngân tăng lên. Chúng tôi sẽ thảo luận với Chính phủ Việt Nam trong hợp tác phát triển bởi vì lâu nay, chúng ta vẫn coi đây là một việc làm từ thiện.
Đến bây giờ, chúng ta phải thay đổi tư duy này và phải coi đây là một công việc kinh doanh.
Khi là công việc kinh doanh, chúng ta phải hoạt động trên thể thức hợp đồng những đấu thầu, tất cả công việc liên quan đến một công việc kinh doanh phải làm. Trong việc này chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng các dự án phải có thời hạn nhất định. Chúng tôi không thể bỏ ra một khoản tiền cho dự án kéo dài mãi mãi. Điều này đòi hỏi vai trò và quyền làm chủ của Chính phủ Việt Nam phải được tăng cường để duy trì hiệu quả, cũng đồng nghĩa với việc áp lực đặt cho Chính phủ Việt Nam cũng phải tăng lên.
Ông có thể nói rõ hơn về xu hướng tài trợ ODA mới này?
Thay vì tài trợ cho các dự án đơn lẻ, chúng tôi sẽ chuyển sang tài trợ cho các ngành các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như trong lĩnh vực y tế và giáo dục hoặc tài trợ cho ngân sách nói chung. Tất nhiên, việc này cần phải có kế hoạch nhất định.
Hiện tại Việt Nam đã có chính sách trong những việc này nhưng chúng tôi nghĩ rằng nó vẫn còn trừu tượng. Điều chúng tôi muốn là chính sách phải rõ ràng. Do vậy, đòi hỏi Chính phủ phải có bước tiến tốt hơn.
Một số nhà kinh tế độc lập có nói nhận nguồn tài trợ ODA cũng không phải dễ dàng gì vì nó thường kèm với các điều kiện?
Đấy là kiểu cũ rồi. Kiểu mới bây giờ là chúng tôi dùng nguồn tài trợ gần như không bắt buộc, không có điều kiện, được thể hiện thông qua các khoản mua sắm công. Tất nhiên chỉ có một điều kiện ở đây là phải thông qua đấu thầu mở và các đối tác của chúng tôi ở trong EU được tham gia.
Vậy ông có thể tiết lộ cho biết tổng tài trợ của EU cho Việt Nam trong năm 2008 tới?
Liên minh châu Âu nói chung gồm có 27 quốc gia thành viên và EC. Như vậy chúng tôi có 28 nhà tài trợ. Trong năm 2008, chúng tôi sẽ tài trợ tổng cộng cho Việt Nam 500 triệu Euro, riêng EC tài trợ 52 triệu Euro. Các khoản tài trợ của EC hoàn toàn là tài trợ không hoàn lại. Chúng tôi tập trung vào các lĩnh vực có sự hợp tác với Chính phủ Việt Nam. Đó là các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục và quản trị.
Chúng tôi tài trợ theo khuôn khổ chính sách nhiều năm chứ không phải mỗi năm lại bàn lại việc tài trợ như thế nào một lần nữa. Do vậy, nó sẽ tạo tốc độ tốt hơn cho nguồn tài trợ cũng như nguồn giải ngân.
Có nhiều ý kiến quan ngại rằng khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam sẽ không còn, quan điểm của EU về vấn đề này như thế nào?
Theo lịch trình hàng năm thì các nguồn tài trợ cho Việt Nam vẫn tăng. Tuy nhiên, đây cũng là câu hỏi thú vị vì kinh tế Việt Nam đang phát triển, khi đó nguồn thu nhập của người dân cũng phát triển thêm. Do đó chúng tôi đang băn khoăn việc Việt Nam có còn đủ nghèo để nhận viện trợ hay không? Tuy vậy, chúng tôi vẫn tài trợ cho Việt Nam theo kế hoạch hiện thời tới năm 2013.
Chúng tôi cũng đang thảo luận với cộng đồng các nhà tài trợ cách chúng tôi sẽ tiến hành tài trợ đối với nước đang phát triển có thu nhập trung bình khác với nước có thu nhập thấp. Nước đang phát triển có thu nhập trung bình có những cơ hội khác. Ví dụ như chúng tôi sẽ tập trung hơn vào phát triển kinh tế và những lợi ích chung chứ không chỉ còn là các hoạt động hợp tác phát triển nữa. Có lẽ chúng ta chưa ở mức đó vì vẫn còn quãng thời gian nữa nhưng những nước sẽ phải tiếp tục tiến tới trong đó có Việt Nam.
Tôi cũng lưu ý rằng những hoạt động hợp tác phát triển chỉ mang tính tạm thời. Tôi biết có quốc gia đã nhận hợp tác phát triển 60 năm và điều này không tốt chút nào. Có những điều khoản chúng tôi không thể chấm dứt hoạt động hợp tác phát triển của mình được. Nhưng tôi muốn nói rằng, nếu cứ nhận viện trợ hợp tác phát triển lâu dài thì không hề lành mạnh chút nào.