“Phải sống hết mình với những ước mơ”
Ông Trương Gia Bình, người đứng đầu FPT, thẳng thắn chia sẻ với báo giới con đường dẫn tới thành công của công ty này
Sự kiện cổ phiếu FPT tăng 40 lần chỉ sau một tuần "lên sàn" cho dù được giải thích theo chiều hướng nào thì cũng phải công nhận rằng, FPT đang là một trong những thương hiệu Việt được kỳ vọng nhất.
Ông Trương Gia Bình, người đứng đầu FPT, thẳng thắn chia sẻ với báo giới con đường dẫn tới thành công của công ty này.
Thưa ông, giờ đây, mục tiêu chính của FPT là gì?
Sau việc thu hút hai nhà đầu tư chiến lược Intel, Microsoft, và lên sàn, mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục đổi mới để vươn tới tập đoàn toàn cầu. Đây là kết quả của chương trình toàn cầu hoá mà chúng tôi bắt đầu từ năm 2000.
Điều gì khiến ông tin là FPT có thể vươn ra toàn cầu?
Chúng tôi nghĩ, không lý gì một dân tộc hiếu học như Việt Nam lại chịu dốt nát; không lý gì một dân tộc sẵn sàng chịu đựng vất vả lại cam chịu nghèo hèn. Tại sao một công ty Việt Nam, người Việt Nam lại không dám ngẩng cao đầu mà đi tới. Chúng tôi biết, khó khăn, nhưng, đã có nhiều điểm sáng hy vọng. Sự kiện các sinh viên Việt Nam đoạt giải nhất trong cuộc thi Robocon ở Nhật là một ví dụ.
Thưa ông, ở những cuộc thi lớn quốc tế, chúng ta cũng đã từng có nhiều người đoạt giải lớn, nhưng thường những thành công của người Việt chỉ dừng lại ở những cuộc thi?
Tôi hiểu, nhưng nếu như ta tin vào khả năng chiến thắng tại các cuộc thi, tại sao chúng ta lại không đặt công cuộc vươn lên về mặt công nghệ như là một cuộc thi, tranh đua với các quốc gia trong khu vực? Chúng tôi đang tự đặt FPT trong nhiều cuộc thi như thế để trở thành một tập đoàn toàn cầu.
Theo ông, FPT hiện đang ở đâu?
Chúng tôi vẫn đang ở Việt Nam. Nhưng hãy thử nhìn lại, năm 2000, FPT có 800 người với doanh số là 50 triệu USD; năm 2006, chúng tôi có 7.500 người với doanh số hơn 700 triệu. FPT hiện trở thành công ty công nghệ thông tin lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đấy là lý do mà FPT được Microsoft chọn làm đối tác chiến lược trong khu vực.
Trên thực tế, FPT đã khá thành công với vai trò đối tác của Samsung, Nokia… trong lĩnh vực cung cấp điện thoại di động. Được Microsoft đưa vào tầm ngắm là một kết quả quan trọng, nhưng theo ông, bao giờ FPT trở thành đối tác thực sự của hãng cung cấp dịch vụ phần mềm khổng lồ này?
Một trong những chuyên gia hàng đầu của Microsoft, sau khi cộng tác với FPT trong một số công trình, đã nói rằng, trên một hướng quan trọng của Microsoft, FPT có một vị trí rất đáng quan tâm. Chúng tôi cũng thấy hãy còn nhiều bước cần đi tiếp, vấn đề là chúng tôi dám bước ngay từ bây giờ.
Ở những bước đầu tiên khi thành lập, ông có dám mơ tới một FPT khổng lồ như ngày nay?
Thật khó tin là chúng tôi đã bắt đầu bằng công nghệ thực phẩm chứ không phải là công nghệ thông tin như sau này. Nhưng giấc mơ đầy tính lãng mạn, xây dựng một tập đoàn, thì đã được bắt đầu từ những ngày ấy. Ngay tên của công ty, chúng tôi cũng chỉ dùng đúng 3 âm tiết: FPT, như cách mà những tập đoàn lớn vẫn dùng: JVC, Hitachi…!
Vì sao thực phẩm lại là lựa chọn ban đầu của các ông?
Vì, chúng tôi rất… mù mờ về công việc mình làm. Khi đó, 13 anh em chúng tôi, tay trắng, không biết gì về kinh doanh, nghĩ việc hình thành công ty. GS-TS Vũ Đình Cự biết, hỏi: "Các bạn định làm gì?". Anh em nói: "Chúng tôi định làm công nghệ cao". GS Vũ Đình Cự nói: "Có thể nói chế biến thực phẩm là ngành sử dụng công nghệ cao hơn cả".
Thế là chúng tôi lập ra công ty có tên: Công ty Công nghệ thực phẩm! Chúng tôi đã từng làm bánh phồng tôm, từng hợp tác với Vinamilk chế biến sữa… nhưng tất cả đều thất bại.
Khi nào thì các ông chuyển từ bánh phồng tôm sang kinh doanh máy tính?
Năm 1988, chúng tôi thực sự gặp phiền toái vì người ta đi ngang công ty, nhìn bảng tên, cứ kéo vào FPT xin mua thịt, mua gạo. Để khỏi phiền, chúng tôi phải đổi tên và xác định lại ngành kinh doanh. Ngay từ thời đó, khát khao lớn nhất của chúng tôi vẫn là kinh doanh phần mềm.
Nhưng, trong vòng 15 năm, khát vọng phần mềm đã được nuôi bằng thu nhập từ kinh doanh phần cứng. Mãi tới năm 2000, chúng tôi mới quyết tâm mạnh mẽ cho lĩnh vực này. Khi đó, với chỉ 17 người làm phần mềm, bắt đầu chu du Mỹ - Anh - Pháp - Đức… Nay, đội ngũ làm phần mềm xuất khẩu của chúng tôi đã lên đến 1.700 người.
Người Việt vốn được đánh giá là thông minh, nhưng theo ông, vì sao Việt Nam chưa trở thành một quốc gia phần mềm?
Điều này đã được Ban lãnh đạo FPT tự vấn từ năm 1988. Hồi đó, chúng tôi bảo nhau, nếu chúng ta chưa làm tốt phần mềm cho khách hàng trong nước, làm sao chúng ta có thể có được khách hàng nước ngoài. Khi chúng tôi thuê một giám đốc marketing người Mỹ, ông khuyên: "Đừng mơ tưởng tới IBM hay Intel". Nhưng khi chào hàng ở 4-5 khách hàng tầm nhỏ không thành, chúng tôi đi thẳng tới IBM, và được.
Có lẽ vì vốn là những người lãng mạn mà chúng tôi đã không sợ những người khổng lồ, và đã thành công. Việt Nam, về một phương diện nào đó, là một thương hiệu. Tôi đã đi và đã gặp nhiều, trong đó có cả những nhân vật lớn. Không ai nghi ngờ gì năng lực của chúng ta, nhưng có lẽ vì chúng ta đang nghi ngờ khả năng của chính mình.
Ông đã từng là con rể của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, nghe nói, tướng Giáp cũng đã ít nhiều ảnh hưởng tới tư duy chiến lược của ông?
Ban lãnh đạo FPT có chung một đam mê về lịch sử và văn hoá. Chúng tôi sinh ra vào một giai đoạn mà mỗi người Việt Nam đều có thể tự hào về những chiến thắng của đất nước mình.
Tôi may mắn được gặp Bác Hồ và những người cộng sự của Bác, trong đó có những danh tướng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng dạy chúng tôi rất nhiều về lòng yêu nước và chiến tranh nhân dân. Chúng tôi học được ở Bác và Đại tướng thói quen dành nhiều thời gian suy nghĩ cho chiến lược. Chúng tôi lấy tinh thần "hoà nước sông với chén rượu ngọt ngào", tổ chức công ty như một đội quân…
Nhưng trên hết, chúng tôi thấm sâu bài học về lòng yêu nước. Từ năm 1988, chúng tôi đã mơ ước, FPT có thể góp phần để mỗi chúng ta còn có thể tự hào về một Việt Nam trí tuệ.
FPT đang quản trị mình theo cách của một quốc gia, một quốc gia dân chủ, nơi có rất nhiều diễn đàn để các "thần dân" có thể phê bình lãnh đạo. Có thể đọc thấy điều này trên các ấn bản nội bộ của FPT và nghe nói, nhân viên FPT hàng năm vẫn diễn những vở kịch trào phúng, nhắm cả vào "Bình Gia Trang" trong khi ông và các lãnh đạo của FPT ngồi dưới xem, ôm bụng cười?
Cuộc sống luôn có hai mặt. Con người cũng thay đổi theo thời gian. Nếu không nhận thức được điều ấy, rất dễ rơi vào tự mãn.
Nói thật, không khí dân chủ trong FPT là một môi trường văn hoá rất tốt để giữ sự sáng suốt và chống tiêu cực. Duy trì dân chủ không phải là một điều dễ, nhưng nếu đã mất đi khả năng phê bình chính mình, mất đi lòng dũng cảm chấp nhận phê bình, thì con người sẽ mất đi khả năng tiếp thu cái mới.
Sự phát triển của FPT chứng minh ông là một nhà lãnh đạo giỏi, có bao giờ ông nghĩ, Trương Gia Bình sẽ trở thành một chính khách không?
Đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh. Ở FPT, chúng tôi sống như anh em một nhà, và tôi có ở đây những tình bạn lớn. Tôi biết, tôi có rất nhiều yếu điểm, những thói quen như: ngủ muộn, dậy sớm; phóng khoáng, tự do… có từ thời sinh viên và đã theo mình như máu thịt. Tôi không nghĩ mình sẽ hy sinh nó. FPT với tôi là lựa chọn cuối cùng.
Trong số 13 người sáng lập FPT, giờ đây bao nhiêu người còn ở lại với ông?
Phương châm của chúng tôi là: FPT mong muốn bạn ở lại, nhưng cao hơn điều đó là, FPT đồng thời mong bạn được trải nghiệm những khát vọng của bạn. Chúng tôi tôn trọng các nguyện vọng cá nhân và cũng đã có một số người ra đi, nhưng rất mừng, tất cả đến nay vẫn đều là bạn.
Người ta nói rằng, để được độc quyền trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động, FPT đã góp phần loại bỏ một đối thủ quan trọng là công ty Đông Nam của ông Nguyễn Gia Thiều. Ông nghĩ gì về những bàn tán ấy?
Những điều người ta nói về FPT trên mạng còn cay độc hơn thế. Rất nhiều người hiểu không đúng về những việc làm và mong ước của chúng tôi, kể cả một vài vị lãnh đạo cao cấp. Đấy là một khó khăn lớn mà chúng tôi phải đối đầu. Nhưng làm sao mà đi thanh minh được, chỉ biết mình phải sống đàng hoàng, hết mình với những ước mơ, không hại ai và tự thấy mình trong sạch là được.
Ông đang được coi là một trong những người Việt Nam giàu nhất, ông nghĩ sao về chuyện làm giàu?
Có một nghiên cứu ở Mỹ nói rằng, với những người đã có thu nhập trên 170 nghìn USD một năm, việc gia tăng thu nhập không còn gây xúc động mạnh với họ nữa. Sau một ngưỡng nhất định, tiền bạc chỉ còn là thước đo của sự thành công, không còn là thước đo hạnh phúc, động lực làm giàu lúc này chỉ là thể hiện mình.
Ông hẳn đã hy sinh nhiều thứ để thành một Trương Gia Bình như bây giờ, có lúc nào ông nuối tiếc về điều đó?
Đã không ít lần tôi tự hỏi: Tại sao mình lại phải vất vả như vậy? Tại sao mình lại làm một ngày 16-18 tiếng, thường là cả thứ 7 và chủ nhật? Nhưng rồi ngẫm lại thấy, hoá ra đấy là đam mê của mình, mình làm vì mình chứ không ai bắt mình cả.
Rất may là chúng tôi không phải hy sinh mọi thứ, ở FPT, rất nhiều thói quen, niềm vui từ thời sinh viên vẫn còn được duy trì. Chúng tôi đọc đủ thứ trên đời, sáng tác và đôi khi có thể uống tí chút rồi thâu đêm đàn hát.
Ông Trương Gia Bình, người đứng đầu FPT, thẳng thắn chia sẻ với báo giới con đường dẫn tới thành công của công ty này.
Thưa ông, giờ đây, mục tiêu chính của FPT là gì?
Sau việc thu hút hai nhà đầu tư chiến lược Intel, Microsoft, và lên sàn, mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục đổi mới để vươn tới tập đoàn toàn cầu. Đây là kết quả của chương trình toàn cầu hoá mà chúng tôi bắt đầu từ năm 2000.
Điều gì khiến ông tin là FPT có thể vươn ra toàn cầu?
Chúng tôi nghĩ, không lý gì một dân tộc hiếu học như Việt Nam lại chịu dốt nát; không lý gì một dân tộc sẵn sàng chịu đựng vất vả lại cam chịu nghèo hèn. Tại sao một công ty Việt Nam, người Việt Nam lại không dám ngẩng cao đầu mà đi tới. Chúng tôi biết, khó khăn, nhưng, đã có nhiều điểm sáng hy vọng. Sự kiện các sinh viên Việt Nam đoạt giải nhất trong cuộc thi Robocon ở Nhật là một ví dụ.
Thưa ông, ở những cuộc thi lớn quốc tế, chúng ta cũng đã từng có nhiều người đoạt giải lớn, nhưng thường những thành công của người Việt chỉ dừng lại ở những cuộc thi?
Tôi hiểu, nhưng nếu như ta tin vào khả năng chiến thắng tại các cuộc thi, tại sao chúng ta lại không đặt công cuộc vươn lên về mặt công nghệ như là một cuộc thi, tranh đua với các quốc gia trong khu vực? Chúng tôi đang tự đặt FPT trong nhiều cuộc thi như thế để trở thành một tập đoàn toàn cầu.
Theo ông, FPT hiện đang ở đâu?
Chúng tôi vẫn đang ở Việt Nam. Nhưng hãy thử nhìn lại, năm 2000, FPT có 800 người với doanh số là 50 triệu USD; năm 2006, chúng tôi có 7.500 người với doanh số hơn 700 triệu. FPT hiện trở thành công ty công nghệ thông tin lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đấy là lý do mà FPT được Microsoft chọn làm đối tác chiến lược trong khu vực.
Trên thực tế, FPT đã khá thành công với vai trò đối tác của Samsung, Nokia… trong lĩnh vực cung cấp điện thoại di động. Được Microsoft đưa vào tầm ngắm là một kết quả quan trọng, nhưng theo ông, bao giờ FPT trở thành đối tác thực sự của hãng cung cấp dịch vụ phần mềm khổng lồ này?
Một trong những chuyên gia hàng đầu của Microsoft, sau khi cộng tác với FPT trong một số công trình, đã nói rằng, trên một hướng quan trọng của Microsoft, FPT có một vị trí rất đáng quan tâm. Chúng tôi cũng thấy hãy còn nhiều bước cần đi tiếp, vấn đề là chúng tôi dám bước ngay từ bây giờ.
Ở những bước đầu tiên khi thành lập, ông có dám mơ tới một FPT khổng lồ như ngày nay?
Thật khó tin là chúng tôi đã bắt đầu bằng công nghệ thực phẩm chứ không phải là công nghệ thông tin như sau này. Nhưng giấc mơ đầy tính lãng mạn, xây dựng một tập đoàn, thì đã được bắt đầu từ những ngày ấy. Ngay tên của công ty, chúng tôi cũng chỉ dùng đúng 3 âm tiết: FPT, như cách mà những tập đoàn lớn vẫn dùng: JVC, Hitachi…!
Vì sao thực phẩm lại là lựa chọn ban đầu của các ông?
Vì, chúng tôi rất… mù mờ về công việc mình làm. Khi đó, 13 anh em chúng tôi, tay trắng, không biết gì về kinh doanh, nghĩ việc hình thành công ty. GS-TS Vũ Đình Cự biết, hỏi: "Các bạn định làm gì?". Anh em nói: "Chúng tôi định làm công nghệ cao". GS Vũ Đình Cự nói: "Có thể nói chế biến thực phẩm là ngành sử dụng công nghệ cao hơn cả".
Thế là chúng tôi lập ra công ty có tên: Công ty Công nghệ thực phẩm! Chúng tôi đã từng làm bánh phồng tôm, từng hợp tác với Vinamilk chế biến sữa… nhưng tất cả đều thất bại.
Khi nào thì các ông chuyển từ bánh phồng tôm sang kinh doanh máy tính?
Năm 1988, chúng tôi thực sự gặp phiền toái vì người ta đi ngang công ty, nhìn bảng tên, cứ kéo vào FPT xin mua thịt, mua gạo. Để khỏi phiền, chúng tôi phải đổi tên và xác định lại ngành kinh doanh. Ngay từ thời đó, khát khao lớn nhất của chúng tôi vẫn là kinh doanh phần mềm.
Nhưng, trong vòng 15 năm, khát vọng phần mềm đã được nuôi bằng thu nhập từ kinh doanh phần cứng. Mãi tới năm 2000, chúng tôi mới quyết tâm mạnh mẽ cho lĩnh vực này. Khi đó, với chỉ 17 người làm phần mềm, bắt đầu chu du Mỹ - Anh - Pháp - Đức… Nay, đội ngũ làm phần mềm xuất khẩu của chúng tôi đã lên đến 1.700 người.
Người Việt vốn được đánh giá là thông minh, nhưng theo ông, vì sao Việt Nam chưa trở thành một quốc gia phần mềm?
Điều này đã được Ban lãnh đạo FPT tự vấn từ năm 1988. Hồi đó, chúng tôi bảo nhau, nếu chúng ta chưa làm tốt phần mềm cho khách hàng trong nước, làm sao chúng ta có thể có được khách hàng nước ngoài. Khi chúng tôi thuê một giám đốc marketing người Mỹ, ông khuyên: "Đừng mơ tưởng tới IBM hay Intel". Nhưng khi chào hàng ở 4-5 khách hàng tầm nhỏ không thành, chúng tôi đi thẳng tới IBM, và được.
Có lẽ vì vốn là những người lãng mạn mà chúng tôi đã không sợ những người khổng lồ, và đã thành công. Việt Nam, về một phương diện nào đó, là một thương hiệu. Tôi đã đi và đã gặp nhiều, trong đó có cả những nhân vật lớn. Không ai nghi ngờ gì năng lực của chúng ta, nhưng có lẽ vì chúng ta đang nghi ngờ khả năng của chính mình.
Ông đã từng là con rể của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, nghe nói, tướng Giáp cũng đã ít nhiều ảnh hưởng tới tư duy chiến lược của ông?
Ban lãnh đạo FPT có chung một đam mê về lịch sử và văn hoá. Chúng tôi sinh ra vào một giai đoạn mà mỗi người Việt Nam đều có thể tự hào về những chiến thắng của đất nước mình.
Tôi may mắn được gặp Bác Hồ và những người cộng sự của Bác, trong đó có những danh tướng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng dạy chúng tôi rất nhiều về lòng yêu nước và chiến tranh nhân dân. Chúng tôi học được ở Bác và Đại tướng thói quen dành nhiều thời gian suy nghĩ cho chiến lược. Chúng tôi lấy tinh thần "hoà nước sông với chén rượu ngọt ngào", tổ chức công ty như một đội quân…
Nhưng trên hết, chúng tôi thấm sâu bài học về lòng yêu nước. Từ năm 1988, chúng tôi đã mơ ước, FPT có thể góp phần để mỗi chúng ta còn có thể tự hào về một Việt Nam trí tuệ.
FPT đang quản trị mình theo cách của một quốc gia, một quốc gia dân chủ, nơi có rất nhiều diễn đàn để các "thần dân" có thể phê bình lãnh đạo. Có thể đọc thấy điều này trên các ấn bản nội bộ của FPT và nghe nói, nhân viên FPT hàng năm vẫn diễn những vở kịch trào phúng, nhắm cả vào "Bình Gia Trang" trong khi ông và các lãnh đạo của FPT ngồi dưới xem, ôm bụng cười?
Cuộc sống luôn có hai mặt. Con người cũng thay đổi theo thời gian. Nếu không nhận thức được điều ấy, rất dễ rơi vào tự mãn.
Nói thật, không khí dân chủ trong FPT là một môi trường văn hoá rất tốt để giữ sự sáng suốt và chống tiêu cực. Duy trì dân chủ không phải là một điều dễ, nhưng nếu đã mất đi khả năng phê bình chính mình, mất đi lòng dũng cảm chấp nhận phê bình, thì con người sẽ mất đi khả năng tiếp thu cái mới.
Sự phát triển của FPT chứng minh ông là một nhà lãnh đạo giỏi, có bao giờ ông nghĩ, Trương Gia Bình sẽ trở thành một chính khách không?
Đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh. Ở FPT, chúng tôi sống như anh em một nhà, và tôi có ở đây những tình bạn lớn. Tôi biết, tôi có rất nhiều yếu điểm, những thói quen như: ngủ muộn, dậy sớm; phóng khoáng, tự do… có từ thời sinh viên và đã theo mình như máu thịt. Tôi không nghĩ mình sẽ hy sinh nó. FPT với tôi là lựa chọn cuối cùng.
Trong số 13 người sáng lập FPT, giờ đây bao nhiêu người còn ở lại với ông?
Phương châm của chúng tôi là: FPT mong muốn bạn ở lại, nhưng cao hơn điều đó là, FPT đồng thời mong bạn được trải nghiệm những khát vọng của bạn. Chúng tôi tôn trọng các nguyện vọng cá nhân và cũng đã có một số người ra đi, nhưng rất mừng, tất cả đến nay vẫn đều là bạn.
Người ta nói rằng, để được độc quyền trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động, FPT đã góp phần loại bỏ một đối thủ quan trọng là công ty Đông Nam của ông Nguyễn Gia Thiều. Ông nghĩ gì về những bàn tán ấy?
Những điều người ta nói về FPT trên mạng còn cay độc hơn thế. Rất nhiều người hiểu không đúng về những việc làm và mong ước của chúng tôi, kể cả một vài vị lãnh đạo cao cấp. Đấy là một khó khăn lớn mà chúng tôi phải đối đầu. Nhưng làm sao mà đi thanh minh được, chỉ biết mình phải sống đàng hoàng, hết mình với những ước mơ, không hại ai và tự thấy mình trong sạch là được.
Ông đang được coi là một trong những người Việt Nam giàu nhất, ông nghĩ sao về chuyện làm giàu?
Có một nghiên cứu ở Mỹ nói rằng, với những người đã có thu nhập trên 170 nghìn USD một năm, việc gia tăng thu nhập không còn gây xúc động mạnh với họ nữa. Sau một ngưỡng nhất định, tiền bạc chỉ còn là thước đo của sự thành công, không còn là thước đo hạnh phúc, động lực làm giàu lúc này chỉ là thể hiện mình.
Ông hẳn đã hy sinh nhiều thứ để thành một Trương Gia Bình như bây giờ, có lúc nào ông nuối tiếc về điều đó?
Đã không ít lần tôi tự hỏi: Tại sao mình lại phải vất vả như vậy? Tại sao mình lại làm một ngày 16-18 tiếng, thường là cả thứ 7 và chủ nhật? Nhưng rồi ngẫm lại thấy, hoá ra đấy là đam mê của mình, mình làm vì mình chứ không ai bắt mình cả.
Rất may là chúng tôi không phải hy sinh mọi thứ, ở FPT, rất nhiều thói quen, niềm vui từ thời sinh viên vẫn còn được duy trì. Chúng tôi đọc đủ thứ trên đời, sáng tác và đôi khi có thể uống tí chút rồi thâu đêm đàn hát.