“Phải thực hiện chính sách “win-win” với công nhân của mình”
Trò chuyện với TS. Alan Le Serve, Chuyên gia tư vấn cao cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trò chuyện với TS. Alan Le Serve, Chuyên gia tư vấn cao cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Là người luôn kêu gọi và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chính sách trách nhiệm xã hội (CSR) và sức khỏe an toàn lao động, tại sao ông cho rằng doanh nghiệp nên có chính sách này?
Việt Nam đang phát triển với sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là khu vực tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Năm 2006 đã có 43.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập, tăng 10% so với 2005. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 40% Tổng sản phẩm quốc dân.
Dự kiến đến 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp, trong đó 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tốc độ phát triển nhanh của kinh tế và doanh nghiệp đang đe dọa tạo ra những tai nạn và bệnh tật trong lao động. Việt Nam đang trả một cái giá khá đắt với số tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp khá cao cộng với thất thoát trong tổng giá trị sản phẩm quốc dân (GDP).
Năm 2005 gần 500 công nhân tử vong. Năm 2006, gần 5.900 tai nạn nghiêm trọng, trong đó có gần 540 công nhân tử vong và gần 1.150 trường hợp bị thương tích nghiêm trọng, đặc biệt là có khoảng 23.000 người bị bệnh nghề nghiệp.
Đây là số liệu thống kê chính thức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nhưng thực tế con số còn nhiều hơn, cao gấp 10 lần. Nếu tính bằng giá trị thì những tai nạn và bệnh nghề nghiệp trong lao động gây tổn thất 4% trong GDP của Việt Nam.
Nhìn những con số này có thể giải thích vì sao doanh nghiệp cần quan tâm đến trách nhiệm xã hội và thực hiện chính sách sức khỏe và an toàn lao động trong doanh nghiệp của mình. Sức khỏe và an toàn của công nhân là vấn đề ưu tiên. Doanh nghiệp cũng cần công bằng với họ và phải thực hiện chính sách “win-win” với công nhân của mình. Khi làm tốt chính sách trách nhiệm với người lao động, doanh nghiệp sẽ được lợi rất nhiều.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc đầu tư vào chính sách trách nhiệm xã hội rất tốn kém trong khi nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chỉ quan tâm đầu tư phát triển sản xuất. Ông nghĩ gì về điều này?
Điều này hoàn toàn sai. Đầu tư cho chính sách trách nhiệm xã hội hay an toàn lao động của nhiều doanh nghiệp cho thấy không lớn chỉ vài phần trăm trong giá thành của doanh nghiệp trong khi có doanh nghiệp thì chẳng tốn kém chi phí gì cả, ngoài sự quan tâm của doanh nghiệp.
Ngược lại chính sách đó mang lại giá trị lợi ích nhiều hơn rất nhiều cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dệt may ở Hà Nội đầu tư cho chính sách an toàn lao động cho thấy năng suất của doanh nghiệp này tăng lên 12,6% và theo dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Bởi lẽ điều kiện làm việc tốt hơn và an toàn hơn sẽ khuyến khích người lao động làm việc có năng suất hơn.
Một chương trình sức khỏe và an toàn lao động kém đồng nghĩa với tình hình kinh doanh kém của doanh nghiệp. Và một chương trình kém gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp đó, ví dụ như số ngày làm việc bị mất do công nhân vắng, doanh nghiệp gánh chịu nhiều chi phí như y tế khi tai nạn xảy ra, tiền đền bù tai nạn, thiết bị hư hỏng vì không được bảo vệ, tinh thần công nhân giảm sút và cuối cùng là giảm năng suất lao động. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp hay quốc gia có mối liên hệ với chính sách trách nhiệm xã hội.
Nghiên cứu cho thấy những nước có chỉ số cạnh tranh cao thì điều kiện lao động cao và ngược lại. Nghiên cứu chỉ số cạnh tranh giữa các tỉnh thành ở Việt Nam cũng cho thấy quan hệ tương tự. Những tỉnh, thành có chỉ số cạnh tranh cao có tỷ lệ tai nạn lao động thấp và điều kiện làm việc tốt.
Theo đánh giá của ông, doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trách nhiệm xã hội của mình như thế nào? Khi thực hiện chính sách này nó có giúp gì cho doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài?
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính là công việc kinh doanh phải được tiến hành theo thể thức mà những người tham gia có thể chấp nhận được. Doanh nghiệp phải có các hành động mang tính chất đóng góp giải quyết số vấn đề về môi trường và xã hội ngày càng nhiều bằng cách áp dụng các chương tình thể hiện được các chuẩn quốc tế cơ bản như không sử dụng lao động trẻ em, không phân biệt đối xử với người lao động, không có lao động cưỡng bức... và đẩy mạnh khuyến khích tính bền vững.
Việc áp dụng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam khó có thể nói chính xác vì có doanh nghiệp làm rất tốt nhưng có doanh nghiệp không quan tâm. Đây là hiện tượng chung của các doanh nghiệp trong khu vực.
Nhưng những doanh nghiệp làm tốt việc này thì khá thành công trong kinh doanh còn những doanh nghiệp không thực hiện thì sự thành công khó đến với họ. Bất kể quy định như thế nào về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở các thị trường xuất khẩu, việc quan tâm đến người lao động và bảo vệ họ là trách nhiệm và là điều doanh nghiệp nên thực hiện vì quyền lợi của họ và người lao động.
Chúng tôi có dự án hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội và quan tâm đến sức khỏe và an toàn cho người lao động. Thông qua những khóa huấn luyện chúng tôi mong rằng các doanh nghiệp áp dụng chính sách này.
Là người luôn kêu gọi và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chính sách trách nhiệm xã hội (CSR) và sức khỏe an toàn lao động, tại sao ông cho rằng doanh nghiệp nên có chính sách này?
Việt Nam đang phát triển với sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là khu vực tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Năm 2006 đã có 43.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập, tăng 10% so với 2005. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 40% Tổng sản phẩm quốc dân.
Dự kiến đến 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp, trong đó 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tốc độ phát triển nhanh của kinh tế và doanh nghiệp đang đe dọa tạo ra những tai nạn và bệnh tật trong lao động. Việt Nam đang trả một cái giá khá đắt với số tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp khá cao cộng với thất thoát trong tổng giá trị sản phẩm quốc dân (GDP).
Năm 2005 gần 500 công nhân tử vong. Năm 2006, gần 5.900 tai nạn nghiêm trọng, trong đó có gần 540 công nhân tử vong và gần 1.150 trường hợp bị thương tích nghiêm trọng, đặc biệt là có khoảng 23.000 người bị bệnh nghề nghiệp.
Đây là số liệu thống kê chính thức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nhưng thực tế con số còn nhiều hơn, cao gấp 10 lần. Nếu tính bằng giá trị thì những tai nạn và bệnh nghề nghiệp trong lao động gây tổn thất 4% trong GDP của Việt Nam.
Nhìn những con số này có thể giải thích vì sao doanh nghiệp cần quan tâm đến trách nhiệm xã hội và thực hiện chính sách sức khỏe và an toàn lao động trong doanh nghiệp của mình. Sức khỏe và an toàn của công nhân là vấn đề ưu tiên. Doanh nghiệp cũng cần công bằng với họ và phải thực hiện chính sách “win-win” với công nhân của mình. Khi làm tốt chính sách trách nhiệm với người lao động, doanh nghiệp sẽ được lợi rất nhiều.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc đầu tư vào chính sách trách nhiệm xã hội rất tốn kém trong khi nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chỉ quan tâm đầu tư phát triển sản xuất. Ông nghĩ gì về điều này?
Điều này hoàn toàn sai. Đầu tư cho chính sách trách nhiệm xã hội hay an toàn lao động của nhiều doanh nghiệp cho thấy không lớn chỉ vài phần trăm trong giá thành của doanh nghiệp trong khi có doanh nghiệp thì chẳng tốn kém chi phí gì cả, ngoài sự quan tâm của doanh nghiệp.
Ngược lại chính sách đó mang lại giá trị lợi ích nhiều hơn rất nhiều cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dệt may ở Hà Nội đầu tư cho chính sách an toàn lao động cho thấy năng suất của doanh nghiệp này tăng lên 12,6% và theo dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Bởi lẽ điều kiện làm việc tốt hơn và an toàn hơn sẽ khuyến khích người lao động làm việc có năng suất hơn.
Một chương trình sức khỏe và an toàn lao động kém đồng nghĩa với tình hình kinh doanh kém của doanh nghiệp. Và một chương trình kém gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp đó, ví dụ như số ngày làm việc bị mất do công nhân vắng, doanh nghiệp gánh chịu nhiều chi phí như y tế khi tai nạn xảy ra, tiền đền bù tai nạn, thiết bị hư hỏng vì không được bảo vệ, tinh thần công nhân giảm sút và cuối cùng là giảm năng suất lao động. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp hay quốc gia có mối liên hệ với chính sách trách nhiệm xã hội.
Nghiên cứu cho thấy những nước có chỉ số cạnh tranh cao thì điều kiện lao động cao và ngược lại. Nghiên cứu chỉ số cạnh tranh giữa các tỉnh thành ở Việt Nam cũng cho thấy quan hệ tương tự. Những tỉnh, thành có chỉ số cạnh tranh cao có tỷ lệ tai nạn lao động thấp và điều kiện làm việc tốt.
Theo đánh giá của ông, doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trách nhiệm xã hội của mình như thế nào? Khi thực hiện chính sách này nó có giúp gì cho doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài?
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính là công việc kinh doanh phải được tiến hành theo thể thức mà những người tham gia có thể chấp nhận được. Doanh nghiệp phải có các hành động mang tính chất đóng góp giải quyết số vấn đề về môi trường và xã hội ngày càng nhiều bằng cách áp dụng các chương tình thể hiện được các chuẩn quốc tế cơ bản như không sử dụng lao động trẻ em, không phân biệt đối xử với người lao động, không có lao động cưỡng bức... và đẩy mạnh khuyến khích tính bền vững.
Việc áp dụng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam khó có thể nói chính xác vì có doanh nghiệp làm rất tốt nhưng có doanh nghiệp không quan tâm. Đây là hiện tượng chung của các doanh nghiệp trong khu vực.
Nhưng những doanh nghiệp làm tốt việc này thì khá thành công trong kinh doanh còn những doanh nghiệp không thực hiện thì sự thành công khó đến với họ. Bất kể quy định như thế nào về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở các thị trường xuất khẩu, việc quan tâm đến người lao động và bảo vệ họ là trách nhiệm và là điều doanh nghiệp nên thực hiện vì quyền lợi của họ và người lao động.
Chúng tôi có dự án hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội và quan tâm đến sức khỏe và an toàn cho người lao động. Thông qua những khóa huấn luyện chúng tôi mong rằng các doanh nghiệp áp dụng chính sách này.