Phản hồi về bài “Rủi ro trong đầu tư tài chính”
Phản hồi của Hiệp hội Ngân hàng và một số ngân hàng thương mại liên quan đến bài “Rủi ro trong đầu tư tài chính”
Trên Thời báo Kinh tế Việt Nam số 108, ngày 5/5/2008, có đăng bài “Rủi ro trong đầu tư tài chính” của tác giả Nguyễn Đức, đăng trên VnEconomy cùng ngày với tựa đề “Lỗ nặng vì đầu tư chứng khoán”.
Thời báo Kinh tế Việt Nam đã nhận được phản hồi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam và các ngân hàng liên quan.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nói rằng: “Khi đưa thông tin trong bài báo, chúng tôi thấy tác giả chưa nghiên cứu kỹ các quy định về tổ chức hạch toán kế toán của Ngân hàng Nhà nước, đã vội công bố số dư thuộc khoản mục chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư, trong đó bao gồm chứng khoán nợ (tài khoản 141) và chứng khoán vốn (tài khoản 142). Tài khoản 141 chứng khoán nợ là trái phiếu, tài khoản 142 là đầu tư cổ phiếu (kể cả việc đầu tư vào các công ty con). Tác giả đã cộng toàn bộ 2 loại chứng khoán, vốn có tính chất rất khác nhau dẫn đến sai lệch khi bình luận về rủi ro kinh doanh chứng khoán của ngân hàng thương mại”.
Các ngân hàng thương mại đã thông tin lại số liệu kinh doanh chứng khoán chính thức như sau:
Ngân hàng Á Châu (ACB): “Tổng số tiền mà tập đoàn ACB đầu tư vào cổ phiếu tính đến ngày 31/12/2007 là 1.177,973 tỷ đồng chiếm 2,8% tổng danh mục đầu tư và cho vay và chỉ chiếm 1,38% tổng tài sản. Phần còn lại (tương đương 8.474,348 tỷ đồng) là đầu tư vào tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, công trái, trái phiếu và kỳ phiếu của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng chính sách, trái phiếu điện lực nhằm phục vụ cho việc quản lý thanh khoản, không có rủi ro về giá và không bị ảnh hưởng của thị trường cổ phiếu. Những số liệu trên đã được Ngân hàng Á châu công bố công khai trong thuyết minh và báo cáo tài chính (đã được kiểm toán quốc tế), đăng tải trên website, báo cáo thường niên.
Xin lưu ý là trong năm 2007, Tập đoàn ACB đã thu lãi từ đầu tư cổ phiếu khoảng 105% tổng giá trị đầu tư vào cổ phiếu cuối năm 2007. Thực chất ACB đã thu hồi toàn bộ vốn các khoản đầu tư cổ phiếu từ trước tới nay trong năm 2007”.
Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank): “Theo báo cáo tài chính lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, được kiểm toán bở́i KPMG, tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2007 của Techcombank, tổng đầu tư chứng khoán là 6.842 tỷ trong đó chủ yếu là đầu tư vào trái phiếu (bao gồm: trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu do các ngân hàng và doanh nghiệp phát hành). Lượng đầu tư chứng khoán vốn trực tiếp (cổ phiếu do các tổ chức tài chính khác phát hành) chỉ chiếm 3,5% danh mục, phần lớn các khoản đầu tư đó là các khoản hợp tác mang tính chiến lược. Các khoản đầu tư vào chứng khoán nợ hưởng theo lãi suất cố định và không phụ thuộc vào việc giảm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Do vậy việc cho rằng đầu tư chứng khoán của Techcombank lớn dẫn đến ngân hàng tiềm ẩn rủi ro lỗ do chứng khoán giảm giá hàng nghìn tỷ là hoàn toàn không chính xác và việc đưa thông tin thiếu chính xác như bài báo đã nêu vừa qua sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của công chúng đầu tư và của khách hàng nói chung đến hệ thống ngân hàng”.
Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank): “Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, và theo kết quả kiểm toán của Deloitte, chứng khoán đầu tư bao gồm chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Chứng khoán nợ bao gồm các loại giấy tờ có giá, trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ Việt Nam phát hành, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh.
Theo danh mục này, tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu và tín phiếu của Chính phủ và vào trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh của VIB Bank là 99,37%. Việc duy trì danh mục đầu tư này nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và hưởng lãi suất cố định của các ngân hàng thương mại và không chịu ảnh hưởng của biến động giá trên thị trường chứng khoán. Phần còn lại là chứng khoán vốn chiếm tỷ lệ 0,63%”.
Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank): “…Do chưa hiểu rõ nên tác giả bài viết đã đưa số liệu tổng đầu tư vào chứng khoán của SeABank lên đến 3,968 tỉ đồng và cho rằng giá trị đầu tư này đã bị sụt giảm 50%. Đây là một kết luận sai, thiếu căn cứ, có thể dẫn đến việc mất ổn định trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, ảnh hưởng đến lòng tin của các khách hàng đối với ngân hàng.
Tổng trị giá “Chứng khoán đầu tư” của SeABank trên báo cáo tài chính 2007 đã được kiểm toán là 3,968 tỉ đồng, trong đó “Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán” (chứng khoán vốn) là 1,820 tỉ đồng, “Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn” (chứng khoán nợ) là 2,148 ti đồng. Toàn bộ số này (3,968 tỉ đồng) là kỳ phiếu, trái phiếu của chính phủ, của các tổ chức tín dụng khác và một số trái phiếu do các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước phát hành vì vậy hoàn toàn không có rủi ro hoặc nếu có là rất thấp.
Hiện tại các ngân hàng thương mại cổ phần đã có tiến bộ rất nhiều trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và các rủi ro khác được cập nhật theo thông lệ quốc tế. Nhiều ngân hàng đã có hội đồng quản trị rủi ro, hội đồng quản lý tài sản nợ, tài sản có cùng nhiều hội đồng khác, thường xuyên xem xét các khoản đầu tư nên khả năng quản trị rủi ro là tương đối tốt”.
Ngân hàng An Bình (ABBank): “Theo báo cáo tài chính 2007 của ABBank - “Kiểm toán độc lập”, trong tổng số chứng khoán đầu tư trị giá 3.659 tỷ đồng, chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu ngân hàng và một số trái phiếu do các tổng công ty nhà nước hoặc doanh nghiệp lớn phát hành) đã chiếm đến 70% danh mục, tương đương 2.560 tỷ đồng. Đối với 1.098 tỷ đồng chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán nợ do Chính phủ phát hành cũng chiếm đến 650 tỷ. Chứng khoán vốn (các khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần vào các tổ chức kinh tế khác) chỉ chiếm 448 tỷ đồng, và chủ yếu tập trung vào những công ty thành viên (Chứng khoán An Bình, Quản lý quỹ An Bình…) hoặc những đối tác chiến lược của ngân hàng, IT, thẻ, hệ thống phân phối.
Kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt. Trong tình hình thị trường tài chính đang có những biến động bất ổn như hiện nay, chiến lược đầu tư mà ABBank lựa chọn là những khoản đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận ổn định chứ không đơn thuần là lợi nhuận tài chính. So với năm 2007, những khoản đầu tư chứng khoán đã giảm 50%, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong toàn bộ danh mục đầu tư của ABBank. Tuy nhiên do đã tham gia thị trường chứng khoán khá sớm nên ABBank vẫn còn những khoản đầu tư từ cuối năm 2005 và nếu bán ra vào thời điểm này chắc chắn vẫn đem lại lợi nhuận.
Những kết quả trên cho thấy hoạt động đầu tư của ABBank luôn có sự tính toán kỹ càng, thận trọng và hạn chế rủi ro tới mức tối đa”.
Thời báo Kinh tế Việt Nam xin tiếp nhận các ý kiến phản hồi và công bố để bạn đọc xem xét.
Trân trọng cám ơn.
Tổng biên tập
Thời báo Kinh tế Việt Nam
Báo điện tử VnEconomy
Thời báo Kinh tế Việt Nam đã nhận được phản hồi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam và các ngân hàng liên quan.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nói rằng: “Khi đưa thông tin trong bài báo, chúng tôi thấy tác giả chưa nghiên cứu kỹ các quy định về tổ chức hạch toán kế toán của Ngân hàng Nhà nước, đã vội công bố số dư thuộc khoản mục chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư, trong đó bao gồm chứng khoán nợ (tài khoản 141) và chứng khoán vốn (tài khoản 142). Tài khoản 141 chứng khoán nợ là trái phiếu, tài khoản 142 là đầu tư cổ phiếu (kể cả việc đầu tư vào các công ty con). Tác giả đã cộng toàn bộ 2 loại chứng khoán, vốn có tính chất rất khác nhau dẫn đến sai lệch khi bình luận về rủi ro kinh doanh chứng khoán của ngân hàng thương mại”.
Các ngân hàng thương mại đã thông tin lại số liệu kinh doanh chứng khoán chính thức như sau:
Ngân hàng Á Châu (ACB): “Tổng số tiền mà tập đoàn ACB đầu tư vào cổ phiếu tính đến ngày 31/12/2007 là 1.177,973 tỷ đồng chiếm 2,8% tổng danh mục đầu tư và cho vay và chỉ chiếm 1,38% tổng tài sản. Phần còn lại (tương đương 8.474,348 tỷ đồng) là đầu tư vào tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, công trái, trái phiếu và kỳ phiếu của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng chính sách, trái phiếu điện lực nhằm phục vụ cho việc quản lý thanh khoản, không có rủi ro về giá và không bị ảnh hưởng của thị trường cổ phiếu. Những số liệu trên đã được Ngân hàng Á châu công bố công khai trong thuyết minh và báo cáo tài chính (đã được kiểm toán quốc tế), đăng tải trên website, báo cáo thường niên.
Xin lưu ý là trong năm 2007, Tập đoàn ACB đã thu lãi từ đầu tư cổ phiếu khoảng 105% tổng giá trị đầu tư vào cổ phiếu cuối năm 2007. Thực chất ACB đã thu hồi toàn bộ vốn các khoản đầu tư cổ phiếu từ trước tới nay trong năm 2007”.
Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank): “Theo báo cáo tài chính lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, được kiểm toán bở́i KPMG, tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2007 của Techcombank, tổng đầu tư chứng khoán là 6.842 tỷ trong đó chủ yếu là đầu tư vào trái phiếu (bao gồm: trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu do các ngân hàng và doanh nghiệp phát hành). Lượng đầu tư chứng khoán vốn trực tiếp (cổ phiếu do các tổ chức tài chính khác phát hành) chỉ chiếm 3,5% danh mục, phần lớn các khoản đầu tư đó là các khoản hợp tác mang tính chiến lược. Các khoản đầu tư vào chứng khoán nợ hưởng theo lãi suất cố định và không phụ thuộc vào việc giảm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Do vậy việc cho rằng đầu tư chứng khoán của Techcombank lớn dẫn đến ngân hàng tiềm ẩn rủi ro lỗ do chứng khoán giảm giá hàng nghìn tỷ là hoàn toàn không chính xác và việc đưa thông tin thiếu chính xác như bài báo đã nêu vừa qua sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của công chúng đầu tư và của khách hàng nói chung đến hệ thống ngân hàng”.
Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank): “Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, và theo kết quả kiểm toán của Deloitte, chứng khoán đầu tư bao gồm chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Chứng khoán nợ bao gồm các loại giấy tờ có giá, trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ Việt Nam phát hành, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh.
Theo danh mục này, tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu và tín phiếu của Chính phủ và vào trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh của VIB Bank là 99,37%. Việc duy trì danh mục đầu tư này nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và hưởng lãi suất cố định của các ngân hàng thương mại và không chịu ảnh hưởng của biến động giá trên thị trường chứng khoán. Phần còn lại là chứng khoán vốn chiếm tỷ lệ 0,63%”.
Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank): “…Do chưa hiểu rõ nên tác giả bài viết đã đưa số liệu tổng đầu tư vào chứng khoán của SeABank lên đến 3,968 tỉ đồng và cho rằng giá trị đầu tư này đã bị sụt giảm 50%. Đây là một kết luận sai, thiếu căn cứ, có thể dẫn đến việc mất ổn định trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, ảnh hưởng đến lòng tin của các khách hàng đối với ngân hàng.
Tổng trị giá “Chứng khoán đầu tư” của SeABank trên báo cáo tài chính 2007 đã được kiểm toán là 3,968 tỉ đồng, trong đó “Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán” (chứng khoán vốn) là 1,820 tỉ đồng, “Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn” (chứng khoán nợ) là 2,148 ti đồng. Toàn bộ số này (3,968 tỉ đồng) là kỳ phiếu, trái phiếu của chính phủ, của các tổ chức tín dụng khác và một số trái phiếu do các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước phát hành vì vậy hoàn toàn không có rủi ro hoặc nếu có là rất thấp.
Hiện tại các ngân hàng thương mại cổ phần đã có tiến bộ rất nhiều trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và các rủi ro khác được cập nhật theo thông lệ quốc tế. Nhiều ngân hàng đã có hội đồng quản trị rủi ro, hội đồng quản lý tài sản nợ, tài sản có cùng nhiều hội đồng khác, thường xuyên xem xét các khoản đầu tư nên khả năng quản trị rủi ro là tương đối tốt”.
Ngân hàng An Bình (ABBank): “Theo báo cáo tài chính 2007 của ABBank - “Kiểm toán độc lập”, trong tổng số chứng khoán đầu tư trị giá 3.659 tỷ đồng, chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu ngân hàng và một số trái phiếu do các tổng công ty nhà nước hoặc doanh nghiệp lớn phát hành) đã chiếm đến 70% danh mục, tương đương 2.560 tỷ đồng. Đối với 1.098 tỷ đồng chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán nợ do Chính phủ phát hành cũng chiếm đến 650 tỷ. Chứng khoán vốn (các khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần vào các tổ chức kinh tế khác) chỉ chiếm 448 tỷ đồng, và chủ yếu tập trung vào những công ty thành viên (Chứng khoán An Bình, Quản lý quỹ An Bình…) hoặc những đối tác chiến lược của ngân hàng, IT, thẻ, hệ thống phân phối.
Kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt. Trong tình hình thị trường tài chính đang có những biến động bất ổn như hiện nay, chiến lược đầu tư mà ABBank lựa chọn là những khoản đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận ổn định chứ không đơn thuần là lợi nhuận tài chính. So với năm 2007, những khoản đầu tư chứng khoán đã giảm 50%, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong toàn bộ danh mục đầu tư của ABBank. Tuy nhiên do đã tham gia thị trường chứng khoán khá sớm nên ABBank vẫn còn những khoản đầu tư từ cuối năm 2005 và nếu bán ra vào thời điểm này chắc chắn vẫn đem lại lợi nhuận.
Những kết quả trên cho thấy hoạt động đầu tư của ABBank luôn có sự tính toán kỹ càng, thận trọng và hạn chế rủi ro tới mức tối đa”.
Thời báo Kinh tế Việt Nam xin tiếp nhận các ý kiến phản hồi và công bố để bạn đọc xem xét.
Trân trọng cám ơn.
Tổng biên tập
Thời báo Kinh tế Việt Nam
Báo điện tử VnEconomy