Phát hiện VTVcab bị định giá thiếu hàng trăm tỷ khi cổ phần hóa
CPA đã định giá cho VTVcab khi cổ phần hoá, song đã có sự chênh lệch lớn sau khi Kiểm toán Nhà nước vào cuộc
Kiểm toán Nhà nước vừa có văn bản gửi Đài truyền hình Việt Nam, Công ty TNHH MTV Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab), Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thông báo về việc đã có kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá của VTVcab.
Theo Kiểm toán Nhà nước, việc kiểm kê, phân loại tài sản, xác định một số tài sản cố định vô hình vào tài sản cố định hữu hình chưa đúng dẫn tới định giá của Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam phải điều chỉnh phần giá trị quyền sử dụng đất từ tài sản cố định hữu hình sang tài sản cố định vô hình khi định giá tài sản.
“Không kịp thời thực hiện các thủ tục bàn giao tài sản là nhà cửa vật kiến trúc cho Đài truyền hình Việt Nam (nhà N tầng 2+3 tại 844 La Thành với diện tích 195m2) theo quyết định thu hồi của đài mà vẫn tập hợp trong danh mục tài sản tiếp tục sử dụng của doanh nghiệp cổ phần hoá”, báo cáo kiểm toán cho biết.
Kiểm toán Nhà nước cho biết, một số khoản công nợ của VTVcab vẫn chưa được đối chiếu đầy đủ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 127 cụ thể, nợ phải thu khách hàng chưa đối chiếu là 2,73%, trả trước cho người bán chưa đối chiếu là 2,02%, các khoản phải thu ngắn hạn khác chưa đối chiếu là 5,27%... các khoản nợ phải thu phải trả không đối chiếu được, đơn vị xác định vẫn có khả năng thu hồi hoặc phải trả nên không thực hiện xử lý.
Kiểm toán cũng cho biết, doanh nghiệp đã tập hợp thiếu chi phí thương hiệu với giá trị 7 tỷ đồng...
Đặc biệt, Kiểm toán Nhà nước đã công bố kết quả định giá VTVcab khi cổ phần hoá. Cụ thể, sau kiểm toán tổng giá trị tài sản của VTVcab là 4.278 tỷ đồng, tăng 279 tỷ so với con số do CPA định giá.
Giá trị thực tế của VTVcab cũng tăng 279 tỷ đồng sau kiểm toán và đạt 4.234 tỷ đồng. Tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại đây sau kiểm toán đạt 2.684 tỷ đồng, tăng 278 tỷ đồng so với con số của CPA kiểm toán.
“Giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn góp nhà nước tại VTVcab tại thời điểm 1/1/2016 theo phương pháp tài sản do CPA Việt Nam và VTVcab đề xuất còn chưa hợp lý, qua kiểm toán xác định tăng thêm giá trị doanh nghiệp là 279,05 tỷ đồng, tương đương 6,9%; giá trị vốn nhà nước tăng 277,9 tỷ đồng tương đương tăng 11,6%”, báo cáo nêu rõ.
Năm 2015, sau kiểm toán, VTVcab có doanh thu khoảng 1.838 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 65,4 tỷ đồng. Nhiều chỉ số trên báo cáo tài chính sau kiểm toán của VTVcab phải điều chỉnh sau kiểm toán.
Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh đến thời điểm kiểm toán tức cuối năm 2016, Hà Nội và Khánh Hoà vẫn chưa có ý kiến về phương án sử dụng đất và giá đất để đưa vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá của VTVcab.
Trên cơ sở trên, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu VTVcab nộp thêm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp là 625 triệu đồng, bổ sung xác định giá trị quyền sử dụng đất với hai lô đất ở 89 Giang Văn Minh (Ba Đình, Hà Nội) và lô đất tại Thị trấn Cam Đúc (Cam Lâm, Khánh Hoà).
Đặc biệt, Kiểm toán Nhà nước còn yêu cầu xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến những tồn tại, sai sót trong việc định giá VTVcab. Cụ thể đó là việc xác định chi phí thương hiệu không đầy đủ, áp dụng chỉ số không chính xác, hạn chế về dữ liệu khi áp dụng phương pháp so sánh giá trị thuê bao với dòng tiền chiết khấu,...
Theo Kiểm toán Nhà nước, việc kiểm kê, phân loại tài sản, xác định một số tài sản cố định vô hình vào tài sản cố định hữu hình chưa đúng dẫn tới định giá của Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam phải điều chỉnh phần giá trị quyền sử dụng đất từ tài sản cố định hữu hình sang tài sản cố định vô hình khi định giá tài sản.
“Không kịp thời thực hiện các thủ tục bàn giao tài sản là nhà cửa vật kiến trúc cho Đài truyền hình Việt Nam (nhà N tầng 2+3 tại 844 La Thành với diện tích 195m2) theo quyết định thu hồi của đài mà vẫn tập hợp trong danh mục tài sản tiếp tục sử dụng của doanh nghiệp cổ phần hoá”, báo cáo kiểm toán cho biết.
Kiểm toán Nhà nước cho biết, một số khoản công nợ của VTVcab vẫn chưa được đối chiếu đầy đủ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 127 cụ thể, nợ phải thu khách hàng chưa đối chiếu là 2,73%, trả trước cho người bán chưa đối chiếu là 2,02%, các khoản phải thu ngắn hạn khác chưa đối chiếu là 5,27%... các khoản nợ phải thu phải trả không đối chiếu được, đơn vị xác định vẫn có khả năng thu hồi hoặc phải trả nên không thực hiện xử lý.
Kiểm toán cũng cho biết, doanh nghiệp đã tập hợp thiếu chi phí thương hiệu với giá trị 7 tỷ đồng...
Đặc biệt, Kiểm toán Nhà nước đã công bố kết quả định giá VTVcab khi cổ phần hoá. Cụ thể, sau kiểm toán tổng giá trị tài sản của VTVcab là 4.278 tỷ đồng, tăng 279 tỷ so với con số do CPA định giá.
Giá trị thực tế của VTVcab cũng tăng 279 tỷ đồng sau kiểm toán và đạt 4.234 tỷ đồng. Tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại đây sau kiểm toán đạt 2.684 tỷ đồng, tăng 278 tỷ đồng so với con số của CPA kiểm toán.
“Giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn góp nhà nước tại VTVcab tại thời điểm 1/1/2016 theo phương pháp tài sản do CPA Việt Nam và VTVcab đề xuất còn chưa hợp lý, qua kiểm toán xác định tăng thêm giá trị doanh nghiệp là 279,05 tỷ đồng, tương đương 6,9%; giá trị vốn nhà nước tăng 277,9 tỷ đồng tương đương tăng 11,6%”, báo cáo nêu rõ.
Năm 2015, sau kiểm toán, VTVcab có doanh thu khoảng 1.838 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 65,4 tỷ đồng. Nhiều chỉ số trên báo cáo tài chính sau kiểm toán của VTVcab phải điều chỉnh sau kiểm toán.
Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh đến thời điểm kiểm toán tức cuối năm 2016, Hà Nội và Khánh Hoà vẫn chưa có ý kiến về phương án sử dụng đất và giá đất để đưa vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá của VTVcab.
Trên cơ sở trên, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu VTVcab nộp thêm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp là 625 triệu đồng, bổ sung xác định giá trị quyền sử dụng đất với hai lô đất ở 89 Giang Văn Minh (Ba Đình, Hà Nội) và lô đất tại Thị trấn Cam Đúc (Cam Lâm, Khánh Hoà).
Đặc biệt, Kiểm toán Nhà nước còn yêu cầu xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến những tồn tại, sai sót trong việc định giá VTVcab. Cụ thể đó là việc xác định chi phí thương hiệu không đầy đủ, áp dụng chỉ số không chính xác, hạn chế về dữ liệu khi áp dụng phương pháp so sánh giá trị thuê bao với dòng tiền chiết khấu,...