Phạt Vincon vì xâm phạm nhãn hiệu Vincom: Mở ra tiền lệ
Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức có kết luận về vụ việc Vincom khởi kiện Vincon
Cách đây gần một tháng, Công ty Cổ phần Vincom đã khởi kiện dân sự Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon vì hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, tên
thương mại.
Nay, Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức có kết luận về vụ việc, đồng thời ban hành Quyết định số 69/QĐ-TTra, xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp đối với Vincon.
Buộc đổi tên
Theo đó, căn cứ vào các quy định của pháp luật, đặc biệt là Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp” có hiệu lực vào ngày 9/11/2010; đồng thời căn cứ vào nội dung, tính chất và mức độ vi phạm hành chính của Công ty Vincon tại các biên bản vi phạm hành chính được lập bởi cơ quan Thanh tra của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hà Nội, Huế và Đà Nẵng, ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định xử phạt Vincon.
Cụ thể, Vincon sẽ bị phạt tiền với mức phạt 14.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Vincom”.
Công ty Vincon cũng được yêu cầu loại bỏ yếu tố vi phạm “Vincon” trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên công ty, tên chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.
Theo Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Vincon đã có hành vi sử dụng dấu hiệu “Vincon” trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên công ty, tên chi nhánh của công ty này tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Vincom” đang được bảo hộ tại Việt Nam của Vincom.
Cùng với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp do Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, ngày 13/12/2010, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng đã ra bản kết luận giám định số NH228-10YC/KLGĐ, theo đó căn cứ theo điểm 39.8, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì “Dấu hiệu “Vincon” trên đối tượng giám định là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Vincom” đã được bảo hộ theo giấy chứng nhận số 103940 của Công ty Cổ phần Vincom”.
Trong thông cáo báo chí gửi đi chiều 21/12, Vincom cho rằng các văn bản trên đã khẳng định rằng quyết định khởi kiện và đấu tranh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu, nhãn hiệu Vincom của công ty là hoàn đúng đắn và chính xác. Điều này cũng khẳng định pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã ngày càng hoàn thiện và bảo vệ được quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp và chủ thể sở hữu trí tuệ.
Đáng chú ý là, sau khi Vincom họp báo công bố quyết định khởi kiện thì ngày 11/12/2010, lãnh đạo Vincon đã đến trụ sở Vincom để đề nghị thảo luận phương án giải quyết vụ việc.
Theo đó, trên tinh thần thiện chí và chia sẻ, Vincom đã chấp thuận đề xuất của Vincon với nội dung hai bên cùng tổ chức họp báo để thông báo việc Vincon sẽ chính thức đổi tên đồng thời rút lại các yếu tố vi phạm.
Hai bên cũng đã thống nhất thời gian họp báo vào ngày 22/12/2010. Tuy nhiên, đến ngày 17/12/2010, Vincom lại nhận được Công văn số 151/CTVC của Vincon về việc xin... hoãn thời hạn đổi tên đến tháng 2/2011, với các lý do mà theo Vincom là thiếu xác đáng.
Công ty Vincom cho rằng đây là những hành động thể hiện sự thiếu thiện chí, “tiền hậu bất nhất” và cố tình chây ỳ theo phương thức “khất lần”. Đồng thời, không thể chấp nhận việc kéo dài những hành vi, dấu hiệu vi phạm trong khi đã có kết luận chính thức từ phía các cơ quan chức năng, Vincom đã quyết định hủy cuộc họp báo theo thoả thuận giữa hai bên và tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý theo kế hoạch mà cụ thể là triển khai công tác khởi kiện dân sự lên Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội.
Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Vincom nói rằng quyết định của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Khoa học sở hữu trí tuệ “là một động lực rất lớn để chúng tôi tiếp tục triển khai các công tác bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi sở hữu trí tuệ chính đáng và hợp pháp của mình”.
Đồng thời, theo ông Hiệp, quyết định này cũng bước đầu tạo ra một động lực, một tiền lệ tốt để các doanh nghiệp làm ăn chân chính có ý thức hơn trong đấu tranh bảo vệ thương hiệu của mình, cũng như đấu tranh với những hành vi không lành mạnh trong xây dựng và phát triển thương hiệu, cùng nhau tạo ra một môi trường phát triển bền vững, minh bạch và công bằng cho cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam…
Mở ra tiền lệ
Theo quyết định của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Vincon sẽ có 90 ngày để “kháng cáo”, và đó có thể là khoảng thời gian để công ty này đưa ra các lập luận hay chứng lý để tự bảo vệ mình.
Ngay sau khi Vincom khởi kiện Vincon, Vincon đã có văn bản đại ý rằng, để khẳng định Vincon có vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ hay không, cần phải thông qua sự phán quyết có hiệu lực pháp luật của cơ quan tòa án nhân dân có thẩm quyền. Công ty này cũng khẳng định, tên thương mại "Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon" đã được đăng ký và cấp hợp pháp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh kinh doanh của Vincon chủ yếu là xây nhà ở thu nhập thấp cho sinh viên thuê, đây là điểm khác biệt cơ bản đối với Vincom.
Một số luật sư cũng nêu quan điểm rằng vì cái tên Vincon cũng đã được đăng ký một cách hợp pháp và được chấp thuận bởi một cơ quan quản lý nhà nước là Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, nên các phán quyết tới đây của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội là không dễ dàng.
VnEconomy ủng hộ việc thắt chặt các quy định về sở hữu trí tuệ, theo đó các doanh nghiệp phải hành xử đúng theo các quy định của pháp luật trên tinh thần hướng tới một không gian cạnh tranh bình đẳng và đảm bảo lợi ích hợp pháp của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời, từ góc nhìn độc lập, chúng tôi nhận thấy câu chuyện Vincom - Vincon, về lý thuyết, có thể sẽ mở ra một tiền lệ cho nhiều câu chuyện tương tự trong tương lai.
Người viết bài này xin dẫn ra một số trường hợp. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng (http://www.incomex.com.vn) là một doanh nghiệp bất động sản khá lớn tại Hà Nội với tên giao dịch là Incomex.
Nhưng gần đây, thị trường cũng ghi nhận sự xuất hiện của một công ty khác là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xuất nhập khẩu tổng hợp Sài Gòn (http://www.incomexsaigon.com.vn), cũng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với tên giao dịch là Incomex Saigon.
Công ty Megastar (http://megastar.com.vn) hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, công nghiệp, liệu một ngày nào đó có đâm đơn kiện công ty chiếu phim Megastar (http://megastar.vn) vì trùng tên?
Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Vật liệu xây dựng Đông Dương (www.dongduong.com.vn), Công ty Cổ phần Đông Dương (http://www.dongduongvn.com) và một loạt công ty mang tên Đông Dương khác thuộc Tập đoàn Indochina Group (http://www.indochina-group.com) sau này có kiện nhau hay không cũng là một câu hỏi.
Lãnh đạo Công ty Bất động sản Vinaland (http://www.vinaland.com.vn) và quỹ đầu tư Vinaland Limited thuộc VinaCapital Group chưa biết chừng cũng sẽ thắc mắc nhau về tên gọi vì cả hai đều đang cùng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
Các doanh nghiệp trùng tên hoặc gần giống tên là hiện tượng không hiếm trong nền kinh tế Việt Nam. Đây là hệ quả của việc trong một thời gian dài, các cơ quan đăng ký kinh doanh của các tỉnh thành “độc lập tác chiến” trong việc đăng ký kinh doanh.
Phải đến đầu năm nay, việc xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp trên toàn quốc mới được thiết lập. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tình trạng trùng tên doanh nghiệp được giải quyết tận gốc mà chỉ là không để xảy ra tình trạng này đối với các doanh nghiệp mới thành lập.
Còn đối với các doanh nghiệp trùng tên từ trước, cách giải quyết vẫn còn vướng mắc. Gần đây nhất, với việc nhập Hà Tây với Hà Nội, cơ quan quản lý nhà nước đã phát hiện có tới 600 doanh nghiệp ở hai địa phương này trùng tên với nhau.
Nay, Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức có kết luận về vụ việc, đồng thời ban hành Quyết định số 69/QĐ-TTra, xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp đối với Vincon.
Buộc đổi tên
Theo đó, căn cứ vào các quy định của pháp luật, đặc biệt là Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp” có hiệu lực vào ngày 9/11/2010; đồng thời căn cứ vào nội dung, tính chất và mức độ vi phạm hành chính của Công ty Vincon tại các biên bản vi phạm hành chính được lập bởi cơ quan Thanh tra của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hà Nội, Huế và Đà Nẵng, ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định xử phạt Vincon.
Cụ thể, Vincon sẽ bị phạt tiền với mức phạt 14.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Vincom”.
Công ty Vincon cũng được yêu cầu loại bỏ yếu tố vi phạm “Vincon” trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên công ty, tên chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.
Theo Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Vincon đã có hành vi sử dụng dấu hiệu “Vincon” trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên công ty, tên chi nhánh của công ty này tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Vincom” đang được bảo hộ tại Việt Nam của Vincom.
Cùng với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp do Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, ngày 13/12/2010, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng đã ra bản kết luận giám định số NH228-10YC/KLGĐ, theo đó căn cứ theo điểm 39.8, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì “Dấu hiệu “Vincon” trên đối tượng giám định là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Vincom” đã được bảo hộ theo giấy chứng nhận số 103940 của Công ty Cổ phần Vincom”.
Trong thông cáo báo chí gửi đi chiều 21/12, Vincom cho rằng các văn bản trên đã khẳng định rằng quyết định khởi kiện và đấu tranh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu, nhãn hiệu Vincom của công ty là hoàn đúng đắn và chính xác. Điều này cũng khẳng định pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã ngày càng hoàn thiện và bảo vệ được quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp và chủ thể sở hữu trí tuệ.
Đáng chú ý là, sau khi Vincom họp báo công bố quyết định khởi kiện thì ngày 11/12/2010, lãnh đạo Vincon đã đến trụ sở Vincom để đề nghị thảo luận phương án giải quyết vụ việc.
Theo đó, trên tinh thần thiện chí và chia sẻ, Vincom đã chấp thuận đề xuất của Vincon với nội dung hai bên cùng tổ chức họp báo để thông báo việc Vincon sẽ chính thức đổi tên đồng thời rút lại các yếu tố vi phạm.
Hai bên cũng đã thống nhất thời gian họp báo vào ngày 22/12/2010. Tuy nhiên, đến ngày 17/12/2010, Vincom lại nhận được Công văn số 151/CTVC của Vincon về việc xin... hoãn thời hạn đổi tên đến tháng 2/2011, với các lý do mà theo Vincom là thiếu xác đáng.
Công ty Vincom cho rằng đây là những hành động thể hiện sự thiếu thiện chí, “tiền hậu bất nhất” và cố tình chây ỳ theo phương thức “khất lần”. Đồng thời, không thể chấp nhận việc kéo dài những hành vi, dấu hiệu vi phạm trong khi đã có kết luận chính thức từ phía các cơ quan chức năng, Vincom đã quyết định hủy cuộc họp báo theo thoả thuận giữa hai bên và tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý theo kế hoạch mà cụ thể là triển khai công tác khởi kiện dân sự lên Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội.
Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Vincom nói rằng quyết định của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Khoa học sở hữu trí tuệ “là một động lực rất lớn để chúng tôi tiếp tục triển khai các công tác bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi sở hữu trí tuệ chính đáng và hợp pháp của mình”.
Đồng thời, theo ông Hiệp, quyết định này cũng bước đầu tạo ra một động lực, một tiền lệ tốt để các doanh nghiệp làm ăn chân chính có ý thức hơn trong đấu tranh bảo vệ thương hiệu của mình, cũng như đấu tranh với những hành vi không lành mạnh trong xây dựng và phát triển thương hiệu, cùng nhau tạo ra một môi trường phát triển bền vững, minh bạch và công bằng cho cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam…
Mở ra tiền lệ
Theo quyết định của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Vincon sẽ có 90 ngày để “kháng cáo”, và đó có thể là khoảng thời gian để công ty này đưa ra các lập luận hay chứng lý để tự bảo vệ mình.
Ngay sau khi Vincom khởi kiện Vincon, Vincon đã có văn bản đại ý rằng, để khẳng định Vincon có vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ hay không, cần phải thông qua sự phán quyết có hiệu lực pháp luật của cơ quan tòa án nhân dân có thẩm quyền. Công ty này cũng khẳng định, tên thương mại "Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon" đã được đăng ký và cấp hợp pháp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh kinh doanh của Vincon chủ yếu là xây nhà ở thu nhập thấp cho sinh viên thuê, đây là điểm khác biệt cơ bản đối với Vincom.
Một số luật sư cũng nêu quan điểm rằng vì cái tên Vincon cũng đã được đăng ký một cách hợp pháp và được chấp thuận bởi một cơ quan quản lý nhà nước là Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, nên các phán quyết tới đây của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội là không dễ dàng.
VnEconomy ủng hộ việc thắt chặt các quy định về sở hữu trí tuệ, theo đó các doanh nghiệp phải hành xử đúng theo các quy định của pháp luật trên tinh thần hướng tới một không gian cạnh tranh bình đẳng và đảm bảo lợi ích hợp pháp của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời, từ góc nhìn độc lập, chúng tôi nhận thấy câu chuyện Vincom - Vincon, về lý thuyết, có thể sẽ mở ra một tiền lệ cho nhiều câu chuyện tương tự trong tương lai.
Người viết bài này xin dẫn ra một số trường hợp. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng (http://www.incomex.com.vn) là một doanh nghiệp bất động sản khá lớn tại Hà Nội với tên giao dịch là Incomex.
Nhưng gần đây, thị trường cũng ghi nhận sự xuất hiện của một công ty khác là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xuất nhập khẩu tổng hợp Sài Gòn (http://www.incomexsaigon.com.vn), cũng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với tên giao dịch là Incomex Saigon.
Công ty Megastar (http://megastar.com.vn) hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, công nghiệp, liệu một ngày nào đó có đâm đơn kiện công ty chiếu phim Megastar (http://megastar.vn) vì trùng tên?
Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Vật liệu xây dựng Đông Dương (www.dongduong.com.vn), Công ty Cổ phần Đông Dương (http://www.dongduongvn.com) và một loạt công ty mang tên Đông Dương khác thuộc Tập đoàn Indochina Group (http://www.indochina-group.com) sau này có kiện nhau hay không cũng là một câu hỏi.
Lãnh đạo Công ty Bất động sản Vinaland (http://www.vinaland.com.vn) và quỹ đầu tư Vinaland Limited thuộc VinaCapital Group chưa biết chừng cũng sẽ thắc mắc nhau về tên gọi vì cả hai đều đang cùng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
Các doanh nghiệp trùng tên hoặc gần giống tên là hiện tượng không hiếm trong nền kinh tế Việt Nam. Đây là hệ quả của việc trong một thời gian dài, các cơ quan đăng ký kinh doanh của các tỉnh thành “độc lập tác chiến” trong việc đăng ký kinh doanh.
Phải đến đầu năm nay, việc xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp trên toàn quốc mới được thiết lập. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tình trạng trùng tên doanh nghiệp được giải quyết tận gốc mà chỉ là không để xảy ra tình trạng này đối với các doanh nghiệp mới thành lập.
Còn đối với các doanh nghiệp trùng tên từ trước, cách giải quyết vẫn còn vướng mắc. Gần đây nhất, với việc nhập Hà Tây với Hà Nội, cơ quan quản lý nhà nước đã phát hiện có tới 600 doanh nghiệp ở hai địa phương này trùng tên với nhau.