Phí phạm với những website... buồn!
Hầu như tỉnh, thành phố hay bộ, ngành nào cũng đua nhau “sắm” website nhưng phần lớn lập xong rồi bỏ đó
“Tp.HCM đang kêu gọi đầu tư nước ngoài nhưng trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư, là bộ mặt của thành phố, lại không được quan tâm".
Đó là lời góp ý của bà Trần Thị Hoan, Phó giám đốc Công ty tư vấn Viet Trade Center Ltd, có trụ sở tại Franfurt (Đức), trong một bức thư gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM gần đây.
"Thông thường nhà đầu tư nước ngoài khi đến đầu tư vào một quốc gia khác, nơi có văn hóa, ngôn ngữ khác thì họ muốn được chính cơ quan quản lý về mặt hành chính hướng dẫn họ làm các thủ tục. Nhưng ở Tp.HCM, chúng tôi lại gặp những khó khăn mà lẽ ra không đáng có và không thể có được...”, bà nói.
Bà Hoan cho biết công ty của bà đang hỗ trợ cho một số doanh nghiệp Đức xin giấy phép đầu tư tại Việt Nam nhưng đã không thể thực hiện được khi liên hệ qua website của sở này.
“Một vài địa chỉ e-mail hiện diện tại trang web dpi.hochiminhcity.gov.vn khi gửi đi thì bị trả lại vì e-mail đầy các dữ liệu mà không được xóa bớt. Rất tiếc là chúng tôi đã tốn nhiều thời gian viết e-mail nhưng cuối cùng đã không gửi đi được”, bà Hoan cho biết.
Không chỉ e-mail, theo bà Hoan, kể cả liên lạc qua điện thoại cũng chẳng xong vì số điện thoại cố định từ tháng 10/2008 đã thay đổi, tuy nhiên đã không được website cập nhật cho phù hợp. Các dữ liệu, thông tin khác trên trang web của sở lại càng... buồn bởi sự nghèo nàn và lạc hậu của chúng.
Bà Hoan dẫn chứng: trong phần “Thông tin về thị trường xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ” giới thiệu bằng tiếng Anh (“Handicraft’s export market information”), chỉ vẻn vẹn nêu số liệu của ba năm 1998, 1999, 2000, tức cách đây hơn 10 năm trời. Hay như trong phần “Thị trường nội địa” (“Domestic market”), website vẫn ghi “hiện nay dân số của Tp.HCM là 5.449.217 người với mức thu nhập GDP đầu người vào năm 2002 là 1.558 đô la Mỹ”(!).
Còn và còn rất nhiều những thông tin cũ, vô bổ. Chẳng hạn như mục tổng quan về tình hình kinh tế thành phố được giới thiệu bằng một báo cáo của năm 2006 với nhận định “Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 12,2%, vuợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra”(!).
Cũng trong mục này, khi “tiếp thị” về các lợi thế đầu tư vào Tp.HCM website lại tiếp tục “khuyến mãi” người đọc bằng các dữ liệu do Viện Kinh tế Tp.HCM nghiên cứu, “cập nhật” vào năm 2001.
Tương tự, trong mục “Các dự án kêu gọi đầu tư”, chỉ có lèo tèo trên dưới chục dự án và có lẽ chúng đã nằm “yên nghỉ” trên đó từ nhiều năm nay. Vì chẳng hạn như dự án trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại khu Nam Sài Gòn mặc dù được giới thiệu là “đang trong quá trình tìm kiếm đối tác, chưa lập hồ sơ dự án” nhưng thực tế dự án này đã được Saigontourist và Công ty Phú Mỹ Hưng triển khai từ năm 2005 và đã đưa vào hoạt động cách đây hai năm.
Điều đáng nói là trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM không phải là trường hợp duy nhất.
Hiện nay, hầu như tỉnh, thành phố hay bộ, ngành nào cũng đua nhau “sắm” website nhưng phần lớn lập xong rồi bỏ đó, chẳng mấy quan tâm, chăm sóc. Kết quả là phần lớn các website chết dần chết mòn, còn số website thực sự hữu ích cho người dân và doanh nghiệp thì rất hiếm.
Trong khi đó, kinh phí đầu tư đã bỏ ra không phải là nhỏ. Chỉ riêng đề án 112, một dự án tin học hóa đồ sộ của Chính phủ (nay đã ngưng), theo báo cáo của Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đến tháng 9/2003 đã ngốn khoảng trên 3.700 tỉ đồng của ngân sách trung ương lẫn địa phương.
Không chỉ gây ra phí phạm lớn mà những wesite buồn ngắc ngoải còn tự làm xấu đi hình ảnh của chính mình vì như bức thư tâm huyết của bà Hoan, website chính là “bộ mặt” của thành phố, của những cơ quan đã lập ra nó.
Nguyên Tấn (TBKTSG)
Đó là lời góp ý của bà Trần Thị Hoan, Phó giám đốc Công ty tư vấn Viet Trade Center Ltd, có trụ sở tại Franfurt (Đức), trong một bức thư gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM gần đây.
"Thông thường nhà đầu tư nước ngoài khi đến đầu tư vào một quốc gia khác, nơi có văn hóa, ngôn ngữ khác thì họ muốn được chính cơ quan quản lý về mặt hành chính hướng dẫn họ làm các thủ tục. Nhưng ở Tp.HCM, chúng tôi lại gặp những khó khăn mà lẽ ra không đáng có và không thể có được...”, bà nói.
Bà Hoan cho biết công ty của bà đang hỗ trợ cho một số doanh nghiệp Đức xin giấy phép đầu tư tại Việt Nam nhưng đã không thể thực hiện được khi liên hệ qua website của sở này.
“Một vài địa chỉ e-mail hiện diện tại trang web dpi.hochiminhcity.gov.vn khi gửi đi thì bị trả lại vì e-mail đầy các dữ liệu mà không được xóa bớt. Rất tiếc là chúng tôi đã tốn nhiều thời gian viết e-mail nhưng cuối cùng đã không gửi đi được”, bà Hoan cho biết.
Không chỉ e-mail, theo bà Hoan, kể cả liên lạc qua điện thoại cũng chẳng xong vì số điện thoại cố định từ tháng 10/2008 đã thay đổi, tuy nhiên đã không được website cập nhật cho phù hợp. Các dữ liệu, thông tin khác trên trang web của sở lại càng... buồn bởi sự nghèo nàn và lạc hậu của chúng.
Bà Hoan dẫn chứng: trong phần “Thông tin về thị trường xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ” giới thiệu bằng tiếng Anh (“Handicraft’s export market information”), chỉ vẻn vẹn nêu số liệu của ba năm 1998, 1999, 2000, tức cách đây hơn 10 năm trời. Hay như trong phần “Thị trường nội địa” (“Domestic market”), website vẫn ghi “hiện nay dân số của Tp.HCM là 5.449.217 người với mức thu nhập GDP đầu người vào năm 2002 là 1.558 đô la Mỹ”(!).
Còn và còn rất nhiều những thông tin cũ, vô bổ. Chẳng hạn như mục tổng quan về tình hình kinh tế thành phố được giới thiệu bằng một báo cáo của năm 2006 với nhận định “Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 12,2%, vuợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra”(!).
Cũng trong mục này, khi “tiếp thị” về các lợi thế đầu tư vào Tp.HCM website lại tiếp tục “khuyến mãi” người đọc bằng các dữ liệu do Viện Kinh tế Tp.HCM nghiên cứu, “cập nhật” vào năm 2001.
Tương tự, trong mục “Các dự án kêu gọi đầu tư”, chỉ có lèo tèo trên dưới chục dự án và có lẽ chúng đã nằm “yên nghỉ” trên đó từ nhiều năm nay. Vì chẳng hạn như dự án trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại khu Nam Sài Gòn mặc dù được giới thiệu là “đang trong quá trình tìm kiếm đối tác, chưa lập hồ sơ dự án” nhưng thực tế dự án này đã được Saigontourist và Công ty Phú Mỹ Hưng triển khai từ năm 2005 và đã đưa vào hoạt động cách đây hai năm.
Điều đáng nói là trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM không phải là trường hợp duy nhất.
Hiện nay, hầu như tỉnh, thành phố hay bộ, ngành nào cũng đua nhau “sắm” website nhưng phần lớn lập xong rồi bỏ đó, chẳng mấy quan tâm, chăm sóc. Kết quả là phần lớn các website chết dần chết mòn, còn số website thực sự hữu ích cho người dân và doanh nghiệp thì rất hiếm.
Trong khi đó, kinh phí đầu tư đã bỏ ra không phải là nhỏ. Chỉ riêng đề án 112, một dự án tin học hóa đồ sộ của Chính phủ (nay đã ngưng), theo báo cáo của Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đến tháng 9/2003 đã ngốn khoảng trên 3.700 tỉ đồng của ngân sách trung ương lẫn địa phương.
Không chỉ gây ra phí phạm lớn mà những wesite buồn ngắc ngoải còn tự làm xấu đi hình ảnh của chính mình vì như bức thư tâm huyết của bà Hoan, website chính là “bộ mặt” của thành phố, của những cơ quan đã lập ra nó.
Nguyên Tấn (TBKTSG)