Phía sau chuyến thăm Myanmar vội vã của ông Obama
Mối quan hệ với Myanmar sẽ giúp Mỹ thực hiện chiến lược tái định vị ở châu Á
Tuần trước, Nhà Trắng đã chính thức xác nhận ông Obama sẽ tới thăm Myanmar. Đây là một phần trong chuyến công du của ông tới ba nước bao gồm cả Thái Lan và Campuchia, diễn ra từ ngày 17 đến 20/11 tới.
Theo đó, ông Obama sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên công du Myanmar. Điều đáng chú ý hơn là chuyến công du này sẽ được thực hiện chỉ ít ngày sau khi ông Obama tái đắc cử chức Tổng thống Mỹ. Do đó, chuyến thăm được cho là sẽ có một ý nghĩa đặc biệt.
Dự kiến, Tổng thống Barack Obama sẽ có các cuộc hội đàm cùng với Tổng thống Myanmar Thein Sein và nhà lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi, để bày tỏ sự hậu thuẫn của Chính phủ Mỹ đối với tiến trình dân chủ đang từng bước được thực hiện tại Myanmar.
Công cuộc cải cách ở Myanmar đã bắt đầu từ cuộc bầu cử tháng 11/2010, nhằm thay thế chính quyền quân sự bằng một chính phủ dân sự. Myanmar đã tiến hành một loạt đổi mới kinh tế, chính trị và nhận được sự hoan nghênh từ cộng đồng quốc tế, trong đó bao gồm Mỹ.
Mỹ đã bổ nhiệm đại sứ tại Myanmar và ngưng lệnh trừng phạt nhằm đáp lại việc Myanmar tiến hành những cải cách như thả các tù nhân chính trị và cho phép nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi tham gia chính trường, và sau đó bà đã trúng cử vào Quốc hội.
Nghị sĩ Mỹ Joe Crowley, người đang phụ trách các vấn đề về Myanmar, nhận định rằng chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Barack Obama có thể là “bước đi quan trọng nhất” trong việc ủng hộ tiến trình dân chủ đang diễn ra ở Myanmar, dù rằng “vẫn còn nhiều việc cần phải tiến hành thêm” tại quốc gia Đông Nam Á này.
Bản thân Myanmar cũng hiểu được ý nghĩa này của chuyến thăm sắp tới. Phát ngôn viên Myanmar Maj Zaw Htay tuyên bố: “Sự ủng hộ và khuyến khích của Tổng thống và nhân dân Mỹ sẽ thúc đẩy quá trình cải tổ của Tổng thống Thein Sein để tiến về phía trước”.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, đây còn là một biểu hiện cho thấy Mỹ coi trọng việc bình thường hóa quan hệ với Myanmar. Mối quan hệ với Myanmar sẽ giúp Mỹ tham gia sâu hơn với khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc ở đây ngày một lớn.
Đài RFI dẫn lời nhà báo Aung Zaw, chủ nhiệm tờ báo The Irrawaddy cho biết, chiến lược của Mỹ sử dụng Myanmar như "bản lề tại châu Á" sẽ được Đông Nam Á quan tâm theo dõi, nhất là những quốc gia muốn giảm bớt những ảnh hưởng từ phía Trung Quốc. Theo Zaw, từ trước tới nay, do Myanmar bị cấm vận, Trung Quốc là bạn hàng chủ chốt của Myanmar về cả kinh tế lẫn vũ khí. Tuy nhiên, từ khi Obama làm Tổng thống Mỹ, Washington đã khuyến khích Myanmar cải tổ chính trị, bằng cách giảm nhẹ lệnh cấm vận.
Tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Myanmar cũng đã diễn ra khá nhanh. Tháng 9 vừa qua, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã có chuyến thăm lịch sử tới New York. Cũng trong tháng 9, bà Aung San Suu Kyi đã có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Trước đó, bà Suu Kyi đã được Quốc hội Mỹ trao tặng huân chương. Trước đó, tháng 12 năm ngoái, bà Hillary Clinton đã trở thành bộ trưởng bộ ngoại giao đầu tiên của Mỹ tới Myanmar sau 50 năm.
RFI bình luận, chiến lược "chinh phục" Myanmar có thể được xem là thành công lớn của chính quyền Obama không những về ngoại giao mà nó còn mở đường xây dựng một chính sách địa chính trị toàn diện: Tái định vị tại châu Á. Theo thông báo của Nhà Trắng, trong chuyến công du Đông Nam Á sắp tới, từ 17 - 20/11, ông Obama sẽ thảo luận với các đối tác châu Á về một loạt vấn đề, từ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại, năng lượng cho đến những vấn đề về an ninh.
Cuối năm ngoái, Mỹ tuyên bố một sự đảo ngược trong chiến lược đối ngoại. Châu Á-Thái Bình Dương trở thành khu vực quan tâm ưu tiên. Bất kỳ quan sát viên nào cũng nhận thấy, việc Mỹ chuyển hướng chú ý đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương với mục tiêu hàng đầu là kiềm chế chiến lược Trung Quốc.
Tuy nhiên, không ít người Mỹ cho rằng, chuyến đi của ông Obama tới Myanmar có vẻ vội vàng. Những xung đột giữa người theo đạo Phật và đạo Hồi ở bang Rakhine (Myanmar) từ tháng 6 đã làm 140 người thiệt mạng và hơn 100.000 người (hầu hết là người thuộc nhóm thiểu số Rohingya theo đạo Hồi) phải chuyển nơi ở. Hôm 9/11, một loạt quốc gia trong đó có Mỹ đã kêu gọi Myanmar đảm bảo cho các chuyến hàng viện trợ nhân đạo đến được với hàng vạn người dân đang phải sơ tán do bạo loạn sắc tộc, tôn giáo ở Rakhine.
Dẫu vậy, theo chuyên gia Boris Volkhonsky thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược Nga: “Khi lợi ích của các tập đoàn lớn ở Mỹ được đặt lên bàn cân, các doanh nghiệp hồi hộp chờ đợi cơ hội tiếp cận thị trường Myanmar với gần 50 triệu dân hầu như chưa được khai thác, cộng thêm nhiệm vụ kiềm chế đối thủ địa chính trị là Trung Quốc, thì có thể tạm quên đi những khẩu hiệu của chính sách đối ngoại Mỹ như vì dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới”.
Theo đó, ông Obama sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên công du Myanmar. Điều đáng chú ý hơn là chuyến công du này sẽ được thực hiện chỉ ít ngày sau khi ông Obama tái đắc cử chức Tổng thống Mỹ. Do đó, chuyến thăm được cho là sẽ có một ý nghĩa đặc biệt.
Dự kiến, Tổng thống Barack Obama sẽ có các cuộc hội đàm cùng với Tổng thống Myanmar Thein Sein và nhà lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi, để bày tỏ sự hậu thuẫn của Chính phủ Mỹ đối với tiến trình dân chủ đang từng bước được thực hiện tại Myanmar.
Công cuộc cải cách ở Myanmar đã bắt đầu từ cuộc bầu cử tháng 11/2010, nhằm thay thế chính quyền quân sự bằng một chính phủ dân sự. Myanmar đã tiến hành một loạt đổi mới kinh tế, chính trị và nhận được sự hoan nghênh từ cộng đồng quốc tế, trong đó bao gồm Mỹ.
Tiến
trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Myanmar đã diễn ra khá nhanh.
Tháng 9 vừa qua, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã có chuyến thăm lịch sử
tới New York, Mỹ.
Mỹ đã bổ nhiệm đại sứ tại Myanmar và ngưng lệnh trừng phạt nhằm đáp lại việc Myanmar tiến hành những cải cách như thả các tù nhân chính trị và cho phép nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi tham gia chính trường, và sau đó bà đã trúng cử vào Quốc hội.
Nghị sĩ Mỹ Joe Crowley, người đang phụ trách các vấn đề về Myanmar, nhận định rằng chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Barack Obama có thể là “bước đi quan trọng nhất” trong việc ủng hộ tiến trình dân chủ đang diễn ra ở Myanmar, dù rằng “vẫn còn nhiều việc cần phải tiến hành thêm” tại quốc gia Đông Nam Á này.
Bản thân Myanmar cũng hiểu được ý nghĩa này của chuyến thăm sắp tới. Phát ngôn viên Myanmar Maj Zaw Htay tuyên bố: “Sự ủng hộ và khuyến khích của Tổng thống và nhân dân Mỹ sẽ thúc đẩy quá trình cải tổ của Tổng thống Thein Sein để tiến về phía trước”.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, đây còn là một biểu hiện cho thấy Mỹ coi trọng việc bình thường hóa quan hệ với Myanmar. Mối quan hệ với Myanmar sẽ giúp Mỹ tham gia sâu hơn với khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc ở đây ngày một lớn.
Đài RFI dẫn lời nhà báo Aung Zaw, chủ nhiệm tờ báo The Irrawaddy cho biết, chiến lược của Mỹ sử dụng Myanmar như "bản lề tại châu Á" sẽ được Đông Nam Á quan tâm theo dõi, nhất là những quốc gia muốn giảm bớt những ảnh hưởng từ phía Trung Quốc. Theo Zaw, từ trước tới nay, do Myanmar bị cấm vận, Trung Quốc là bạn hàng chủ chốt của Myanmar về cả kinh tế lẫn vũ khí. Tuy nhiên, từ khi Obama làm Tổng thống Mỹ, Washington đã khuyến khích Myanmar cải tổ chính trị, bằng cách giảm nhẹ lệnh cấm vận.
Tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Myanmar cũng đã diễn ra khá nhanh. Tháng 9 vừa qua, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã có chuyến thăm lịch sử tới New York. Cũng trong tháng 9, bà Aung San Suu Kyi đã có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Trước đó, bà Suu Kyi đã được Quốc hội Mỹ trao tặng huân chương. Trước đó, tháng 12 năm ngoái, bà Hillary Clinton đã trở thành bộ trưởng bộ ngoại giao đầu tiên của Mỹ tới Myanmar sau 50 năm.
RFI bình luận, chiến lược "chinh phục" Myanmar có thể được xem là thành công lớn của chính quyền Obama không những về ngoại giao mà nó còn mở đường xây dựng một chính sách địa chính trị toàn diện: Tái định vị tại châu Á. Theo thông báo của Nhà Trắng, trong chuyến công du Đông Nam Á sắp tới, từ 17 - 20/11, ông Obama sẽ thảo luận với các đối tác châu Á về một loạt vấn đề, từ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại, năng lượng cho đến những vấn đề về an ninh.
Chuyến
thăm Myanmar sắp tới của ông Obama có thể là bước đi quan trọng nhất
ủng hộ tiến trình dân chủ hóa đang diễn ra ở Myanmar.
Cuối năm ngoái, Mỹ tuyên bố một sự đảo ngược trong chiến lược đối ngoại. Châu Á-Thái Bình Dương trở thành khu vực quan tâm ưu tiên. Bất kỳ quan sát viên nào cũng nhận thấy, việc Mỹ chuyển hướng chú ý đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương với mục tiêu hàng đầu là kiềm chế chiến lược Trung Quốc.
Tuy nhiên, không ít người Mỹ cho rằng, chuyến đi của ông Obama tới Myanmar có vẻ vội vàng. Những xung đột giữa người theo đạo Phật và đạo Hồi ở bang Rakhine (Myanmar) từ tháng 6 đã làm 140 người thiệt mạng và hơn 100.000 người (hầu hết là người thuộc nhóm thiểu số Rohingya theo đạo Hồi) phải chuyển nơi ở. Hôm 9/11, một loạt quốc gia trong đó có Mỹ đã kêu gọi Myanmar đảm bảo cho các chuyến hàng viện trợ nhân đạo đến được với hàng vạn người dân đang phải sơ tán do bạo loạn sắc tộc, tôn giáo ở Rakhine.
Dẫu vậy, theo chuyên gia Boris Volkhonsky thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược Nga: “Khi lợi ích của các tập đoàn lớn ở Mỹ được đặt lên bàn cân, các doanh nghiệp hồi hộp chờ đợi cơ hội tiếp cận thị trường Myanmar với gần 50 triệu dân hầu như chưa được khai thác, cộng thêm nhiệm vụ kiềm chế đối thủ địa chính trị là Trung Quốc, thì có thể tạm quên đi những khẩu hiệu của chính sách đối ngoại Mỹ như vì dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới”.