Phiên giao dịch hoảng loạn ở Phố Wall
Ngày 29/9, chứng khoán Mỹ có phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử vì kế hoạch “giải cứu” Phố Wall bị bác bỏ
Ngày 29/9, chứng khoán Mỹ có phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử vì kế hoạch “giải cứu” Phố Wall không được thông qua.
Chứng khoán Mỹ: Các chỉ số giảm từ 7% đến 9%.
Diễn biến mới nhất tại Mỹ đã tạo nên cú sốc đối với Phố Wall và chắc chắn sẽ tạo ra một làn sóng giảm điểm mạnh trên các sàn giao dịch chứng khoán châu Á và châu Âu trong ngày 30/9.
Trước tiên là gói hỗ trợ 700 tỷ USD để “giải cứu” Phố Wall bị Hạ viện Mỹ bác bỏ bất chấp những thỏa thuận đã đạt được trước đó giữa lãnh đạo của Chính phủ và Hạ viện. Sự thay đổi lập trường nhanh tới mức khó tin, bởi giới phân tích, nhà đầu tư vẫn đang hoài nghi về việc 700 tỷ có đủ để cứu nền tài chính Mỹ hay không, chứ ít ai nghĩ đến việc kế hoạch này sẽ bị bác bỏ.
Phát biểu sau khi Hạ viện Mỹ không phê chuẩn gói hỗ trợ cho thị trường tài chính nước này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson nói rằng ông bị sốc với tin này nhưng ông sẽ tiếp tục nỗ lực thương lượng với lãnh đạo của Quốc hội để tìm ra giải pháp nhằm hỗ trợ thị trường tài chính.
Cùng đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết sẽ dành khoảng 330 tỷ USD để cho các định chế tài chính vay ngắn hạn nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường trước bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Bên cạnh đó, Citigroup cho biết sẽ trả cho Wachovia số cổ phiếu có giá trị 2,16 tỷ USD để mua phần lớn tài sản của ngân hàng này (bao gồm cả 53 tỷ USD tiền nợ của Wachovia). Để có thể thực hiện thương vụ này, Citigroup sẽ phải tăng 10 tỷ USD bằng cách phát hành cổ phiếu phổ thông. Như vậy, nước Mỹ lại sắp có thêm một ngân hàng nữa bị thâu tóm.
Sau thông tin Hạ viện Mỹ bác bỏ dự luật giải cứu khối tài chính Mỹ, chứng khoán nước này đã rơi mạnh, không khí hoảng loạn thật sự lan đi nhanh chóng, lệnh bán ồ ạt tung ra, tất cả tạo nên một phiên giao dịch đi vào lịch sử, thập chí mức độ hoảng loạn còn lớn hơn phiên giao dịch ngày 11/9/2001.
Điều đó đã khiến các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm với biên độ lớn, các chỉ số Dow Jones và S&P 500 có ngày giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử, còn chỉ số Nasdaq có ngày giảm điểm mạnh nhất kể từ năm 2000.
Rất “may mắn” cho thị trường chứng khoán Mỹ, bởi lệnh cấm bán khống đối với 829 cổ phiếu đang niêm yết trên các sàn giao dịch ở nước này vẫn còn hiệu lực tới ngày 2/10, nếu không, rất có thể mức độ sụt giảm còn mạnh hơn nhiều.
Các cổ phiếu khối tài chính dẫn đầu về biên độ giảm điểm, trong đó cổ phiếu của Wachovia sụt giảm 81,6% xuống còn 1,84 USD/cổ phiếu, National City giảm 63,34%, Morgan Stanley hạ 15,19%, Goldman Sachs trượt 12,53%, Citigroup mất 11,19%,...
Tuy nhiên, giảm điểm trên diện rộng chính là cổ phiếu khối công nghệ khi chỉ số Nasdaq giảm hơn 9% đưa chỉ số này giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cổ phiếu Apple sụt giảm 17,92%, cổ phiếu Google trượt 11,61%, cổ phiếu Yahoo trượt 10,78%, cổ phiếu Microsoft mất 8,72%, cổ phiếu Dell giảm 9,35%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt giảm 777,68 điểm, tương đương -6,98%, đóng cửa ở mức 10.365,45.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm mất 199,61 điểm, tương đương -9,14%, chốt ở mức 1.983,73.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 106,62 điểm, tương đương -8,79%, đóng cửa ở mức 1.106,39.
* Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 29/9 đã giảm 10,52 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 96,37 USD/thùng.
Chứng khoán châu Âu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005
Hôm thứ Hai, hàng loạt tin xấu ập đến khối tài chính châu Âu khi Ngân hàng Fortis chính thức được Chính phủ Bỉ, Hà Lan và Luxembourg giải cứu bằng cách mua lại 49% cổ phần của ngân hàng này với giá 11,2 tỷ Euro (16,4 tỷ USD).
Tiếp đó, Chính phủ Đức cho biết sẽ bơm 35 tỷ Euro cho Hypo Real Estate, hãng cho vay kinh doanh bất động sản nhằm tránh bị phá sản.
Thông tin đáng chú ý khác, tập đoàn cho vay kinh doanh bất động sản hàng đầu của Anh, Bradford & Bingley đã chính thức bị Chính phủ Anh quốc hữu hóa. Sau khi quốc hữu hóa Bradford & Bingley, Chính phủ Anh sẽ tiếp quản số tài sản có trị giá 50 tỷ Bảng Anh (91 tỷ USD) của ngân hàng này.
Như vậy, Bradford & Bingley là ngân hàng thứ ba sau Northern Rock, HBOS “gặp hạn” khi bị quốc hữu hóa hoặc bị thâu tóm bởi đối thủ cạnh tranh.
Phiên giao dịch đầu tuần, chứng khoán châu Âu đã sụt giảm mạnh và xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Liên tiếp các tin xấu liên quan đến việc bơm vốn hay quốc hữu hóa các ngân hàng châu Âu đã kéo chứng khoán châu Âu đi xuống.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 269,7 điểm, tương đương -5,3%, đóng cửa ở mức 4.818,77, khối lượng giao dịch đạt 2,45 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này mất 4,23%, khối lượng giao dịch đạt 76 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 5,05%, khối lượng giao dịch đạt 284 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Chỉ số Hang Seng sụt giảm mạnh
Chính phủ Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Quốc hội nước này về kế hoạch “giải cứu” Phố Wall và sẽ được các nghị sỹ Mỹ bỏ phiếu thông qua vào sáng thứ Hai (giờ địa phương).
Tuy nhiên, chứng khoán châu Á đã đồng loạt giảm điểm, do lo ngại gói hỗ trợ tài chính trị giá 700 tỷ USD là chưa đủ để ứng cứu thị trường tài chính Mỹ cũng như việc ngăn chặn tác động xấu lan rộng ra toàn cầu.
Bên cạnh đó, hai ngân hàng của châu Âu là Bradford & Bingley và Fortis cũng đang đứng trước những khó khăn, trong đó Fortis đã bị thâu tóm.
Hơn nữa, các nhà đầu tư phiên này cũng thận trọng trong giao dịch khi họ vẫn đang ngóng chờ những số liệu kinh tế vĩ mô của Nhật và Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư và thứ Sáu tuần này.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch đầu tuần tiếp tục mất điểm phiên thứ ba liên tiếp. Các cổ phiếu khối ngân hàng dẫn đầu về biên độ giảm điểm, tiếp theo là cổ phiếu các nhà xuất khẩu lớn... Trong đó, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group mất 1,6%, cổ phiếu Mizuho Financial Group giảm 1,5%...; Toyota trượt 3,2%, Honda Motor Honda giảm 3,9%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 149,55 điểm, tương đương -1,26%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 11.743,61, khối lượng giao dịch đạt 1,71 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có một cổ phiếu lên điểm.
Liên quan đến thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Seng phiên này đã chìm trong sắc đỏ do cổ phiếu khối tài chính sụt giảm mạnh, trong đó cổ phiếu của Tập đoàn Bảo hiểm Ping An mất hơn 8% do hãng này sở hữu 5% cổ phần tại Fortis, ngân hàng vừa được Chính phủ Bỉ, Hà Lan và Luxembourg mua lại.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng mất 801,41 điểm, tương đương -4,29%, chốt ở mức 17.880,68.
Điểm qua các chỉ số khác: chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 1,35%. Chỉ số Straits Times của Singapore của Singapore trượt 2,35%.
* Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Đài Loan nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Chứng khoán Mỹ: Các chỉ số giảm từ 7% đến 9%.
Diễn biến mới nhất tại Mỹ đã tạo nên cú sốc đối với Phố Wall và chắc chắn sẽ tạo ra một làn sóng giảm điểm mạnh trên các sàn giao dịch chứng khoán châu Á và châu Âu trong ngày 30/9.
Trước tiên là gói hỗ trợ 700 tỷ USD để “giải cứu” Phố Wall bị Hạ viện Mỹ bác bỏ bất chấp những thỏa thuận đã đạt được trước đó giữa lãnh đạo của Chính phủ và Hạ viện. Sự thay đổi lập trường nhanh tới mức khó tin, bởi giới phân tích, nhà đầu tư vẫn đang hoài nghi về việc 700 tỷ có đủ để cứu nền tài chính Mỹ hay không, chứ ít ai nghĩ đến việc kế hoạch này sẽ bị bác bỏ.
Phát biểu sau khi Hạ viện Mỹ không phê chuẩn gói hỗ trợ cho thị trường tài chính nước này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson nói rằng ông bị sốc với tin này nhưng ông sẽ tiếp tục nỗ lực thương lượng với lãnh đạo của Quốc hội để tìm ra giải pháp nhằm hỗ trợ thị trường tài chính.
Cùng đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết sẽ dành khoảng 330 tỷ USD để cho các định chế tài chính vay ngắn hạn nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường trước bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Bên cạnh đó, Citigroup cho biết sẽ trả cho Wachovia số cổ phiếu có giá trị 2,16 tỷ USD để mua phần lớn tài sản của ngân hàng này (bao gồm cả 53 tỷ USD tiền nợ của Wachovia). Để có thể thực hiện thương vụ này, Citigroup sẽ phải tăng 10 tỷ USD bằng cách phát hành cổ phiếu phổ thông. Như vậy, nước Mỹ lại sắp có thêm một ngân hàng nữa bị thâu tóm.
Sau thông tin Hạ viện Mỹ bác bỏ dự luật giải cứu khối tài chính Mỹ, chứng khoán nước này đã rơi mạnh, không khí hoảng loạn thật sự lan đi nhanh chóng, lệnh bán ồ ạt tung ra, tất cả tạo nên một phiên giao dịch đi vào lịch sử, thập chí mức độ hoảng loạn còn lớn hơn phiên giao dịch ngày 11/9/2001.
Điều đó đã khiến các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm với biên độ lớn, các chỉ số Dow Jones và S&P 500 có ngày giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử, còn chỉ số Nasdaq có ngày giảm điểm mạnh nhất kể từ năm 2000.
Rất “may mắn” cho thị trường chứng khoán Mỹ, bởi lệnh cấm bán khống đối với 829 cổ phiếu đang niêm yết trên các sàn giao dịch ở nước này vẫn còn hiệu lực tới ngày 2/10, nếu không, rất có thể mức độ sụt giảm còn mạnh hơn nhiều.
Các cổ phiếu khối tài chính dẫn đầu về biên độ giảm điểm, trong đó cổ phiếu của Wachovia sụt giảm 81,6% xuống còn 1,84 USD/cổ phiếu, National City giảm 63,34%, Morgan Stanley hạ 15,19%, Goldman Sachs trượt 12,53%, Citigroup mất 11,19%,...
Tuy nhiên, giảm điểm trên diện rộng chính là cổ phiếu khối công nghệ khi chỉ số Nasdaq giảm hơn 9% đưa chỉ số này giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cổ phiếu Apple sụt giảm 17,92%, cổ phiếu Google trượt 11,61%, cổ phiếu Yahoo trượt 10,78%, cổ phiếu Microsoft mất 8,72%, cổ phiếu Dell giảm 9,35%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt giảm 777,68 điểm, tương đương -6,98%, đóng cửa ở mức 10.365,45.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm mất 199,61 điểm, tương đương -9,14%, chốt ở mức 1.983,73.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 106,62 điểm, tương đương -8,79%, đóng cửa ở mức 1.106,39.
* Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 29/9 đã giảm 10,52 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 96,37 USD/thùng.
Chứng khoán châu Âu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005
Hôm thứ Hai, hàng loạt tin xấu ập đến khối tài chính châu Âu khi Ngân hàng Fortis chính thức được Chính phủ Bỉ, Hà Lan và Luxembourg giải cứu bằng cách mua lại 49% cổ phần của ngân hàng này với giá 11,2 tỷ Euro (16,4 tỷ USD).
Tiếp đó, Chính phủ Đức cho biết sẽ bơm 35 tỷ Euro cho Hypo Real Estate, hãng cho vay kinh doanh bất động sản nhằm tránh bị phá sản.
Thông tin đáng chú ý khác, tập đoàn cho vay kinh doanh bất động sản hàng đầu của Anh, Bradford & Bingley đã chính thức bị Chính phủ Anh quốc hữu hóa. Sau khi quốc hữu hóa Bradford & Bingley, Chính phủ Anh sẽ tiếp quản số tài sản có trị giá 50 tỷ Bảng Anh (91 tỷ USD) của ngân hàng này.
Như vậy, Bradford & Bingley là ngân hàng thứ ba sau Northern Rock, HBOS “gặp hạn” khi bị quốc hữu hóa hoặc bị thâu tóm bởi đối thủ cạnh tranh.
Phiên giao dịch đầu tuần, chứng khoán châu Âu đã sụt giảm mạnh và xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Liên tiếp các tin xấu liên quan đến việc bơm vốn hay quốc hữu hóa các ngân hàng châu Âu đã kéo chứng khoán châu Âu đi xuống.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 269,7 điểm, tương đương -5,3%, đóng cửa ở mức 4.818,77, khối lượng giao dịch đạt 2,45 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này mất 4,23%, khối lượng giao dịch đạt 76 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 5,05%, khối lượng giao dịch đạt 284 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Chỉ số Hang Seng sụt giảm mạnh
Chính phủ Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Quốc hội nước này về kế hoạch “giải cứu” Phố Wall và sẽ được các nghị sỹ Mỹ bỏ phiếu thông qua vào sáng thứ Hai (giờ địa phương).
Tuy nhiên, chứng khoán châu Á đã đồng loạt giảm điểm, do lo ngại gói hỗ trợ tài chính trị giá 700 tỷ USD là chưa đủ để ứng cứu thị trường tài chính Mỹ cũng như việc ngăn chặn tác động xấu lan rộng ra toàn cầu.
Bên cạnh đó, hai ngân hàng của châu Âu là Bradford & Bingley và Fortis cũng đang đứng trước những khó khăn, trong đó Fortis đã bị thâu tóm.
Hơn nữa, các nhà đầu tư phiên này cũng thận trọng trong giao dịch khi họ vẫn đang ngóng chờ những số liệu kinh tế vĩ mô của Nhật và Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư và thứ Sáu tuần này.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch đầu tuần tiếp tục mất điểm phiên thứ ba liên tiếp. Các cổ phiếu khối ngân hàng dẫn đầu về biên độ giảm điểm, tiếp theo là cổ phiếu các nhà xuất khẩu lớn... Trong đó, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group mất 1,6%, cổ phiếu Mizuho Financial Group giảm 1,5%...; Toyota trượt 3,2%, Honda Motor Honda giảm 3,9%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 149,55 điểm, tương đương -1,26%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 11.743,61, khối lượng giao dịch đạt 1,71 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có một cổ phiếu lên điểm.
Liên quan đến thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Seng phiên này đã chìm trong sắc đỏ do cổ phiếu khối tài chính sụt giảm mạnh, trong đó cổ phiếu của Tập đoàn Bảo hiểm Ping An mất hơn 8% do hãng này sở hữu 5% cổ phần tại Fortis, ngân hàng vừa được Chính phủ Bỉ, Hà Lan và Luxembourg mua lại.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng mất 801,41 điểm, tương đương -4,29%, chốt ở mức 17.880,68.
Điểm qua các chỉ số khác: chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 1,35%. Chỉ số Straits Times của Singapore của Singapore trượt 2,35%.
* Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Đài Loan nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.143,10 | 10.365,50 | 777,68 | 6,98 |
Nasdaq | 2.183,34 | 1.983,73 | 199,61 | 9,14 | |
S&P 500 | 1.213,27 | 1.106,42 | 106,59 | 8,79 | |
Anh | FTSE 100 | 5.088,47 | 4.818,77 | 269,70 | 5,30 |
Đức | DAX | 6.063,50 | 5.807,08 | 256,42 | 4,23 |
Pháp | CAC 40 | 4.163,38 | 3.953,48 | 209,90 | 5,04 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.929,63 | N/A | N/A | N/A |
Nhật | Nikkei 225 | 11.893,16 | 11.743,61 | 149,55 | 1,26 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.682,09 | 17.880,68 | 801,41 | 4,29 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.476,33 | 1.456,36 | 19,97 | 1,35 |
Singapore | Straits Times | 2.411,46 | 2,354.88 | 56,58 | 2,35 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.293,78 | N/A | N/A | N/A |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |