Phiên giao dịch tồi tệ của chứng khoán Âu, Mỹ
Các sàn chứng khoán Mỹ và châu Âu vừa chốt lại một phiên giao dịch đầy biến động, với mức giảm mạnh ở hầu khắp các nơi
Các sàn chứng khoán Mỹ và châu Âu vừa chốt lại một phiên giao dịch đầy biến động, với mức giảm mạnh ở hầu khắp các thị trường. Trong đó, thị trường Mỹ sụt hơn 1% ở cả ba chỉ số chính, còn các sàn châu Âu đồng loạt mất hơn 2%.
Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones chốt phiên 18/4 trượt tới 140,24 điểm (-1,14%) xuống còn 12.201,59 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 14,54 điểm (-1,10%), xuống 1.305,14 điểm. Chỉ số Nasdaq mất 29,27 điểm (-1,06%) xuống 2.735,38 điểm.
Trong phiên, chỉ số S&P 500 có lúc lao xuống dưới ngưỡng cản kỹ thuật 1.300 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 24/3, nhưng sau đó hồi phục ở trên mức này. Khoảng 7,83 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu của năm 2010.
Hôm qua, thị trường Mỹ chịu tác động mạnh từ việc tổ chức định mức tín nhiệm S&P hạ triển vọng nợ dài hạn của Mỹ xuống tiêu cực. Các yếu tố khác cũng tác động tới chứng khoán là việc Trung Quốc tiếp tục nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong ngân hàng và khả năng Hy Lạp phải tái đàm phán về điều khoản vay nợ.
Trên sàn New York và Nasdaq, cứ 4 cổ phiếu giảm điểm thì mới có 1 mã tăng điểm. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn Phố Wall tăng vọt 10,7%. Đầu phiên, chỉ số này tăng tới 24,5%, mức tăng theo ngày mạnh nhất kể từ hôm 22/2 tới nay.
Khu vực chứng khoán châu Âu giảm mạnh hơn, với biên độ trên 2% ở tất cả các thị trường chính. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 2,10% xuống 5.870,08 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt mạnh 2,35% xuống 3.881,48 điểm và DAX của Đức mất 2,11% xuống 7.026,85 điểm.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần, do việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cuối tuần trước nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc ngược dòng thành công nhờ thanh khoản dồi dào trên thị trường tài chính.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,36% xuống 9.556,65 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 0,13%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,74%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,28%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,22% lên 3.057,33 điểm.
Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones chốt phiên 18/4 trượt tới 140,24 điểm (-1,14%) xuống còn 12.201,59 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 14,54 điểm (-1,10%), xuống 1.305,14 điểm. Chỉ số Nasdaq mất 29,27 điểm (-1,06%) xuống 2.735,38 điểm.
Trong phiên, chỉ số S&P 500 có lúc lao xuống dưới ngưỡng cản kỹ thuật 1.300 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 24/3, nhưng sau đó hồi phục ở trên mức này. Khoảng 7,83 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu của năm 2010.
Hôm qua, thị trường Mỹ chịu tác động mạnh từ việc tổ chức định mức tín nhiệm S&P hạ triển vọng nợ dài hạn của Mỹ xuống tiêu cực. Các yếu tố khác cũng tác động tới chứng khoán là việc Trung Quốc tiếp tục nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong ngân hàng và khả năng Hy Lạp phải tái đàm phán về điều khoản vay nợ.
Trên sàn New York và Nasdaq, cứ 4 cổ phiếu giảm điểm thì mới có 1 mã tăng điểm. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn Phố Wall tăng vọt 10,7%. Đầu phiên, chỉ số này tăng tới 24,5%, mức tăng theo ngày mạnh nhất kể từ hôm 22/2 tới nay.
Khu vực chứng khoán châu Âu giảm mạnh hơn, với biên độ trên 2% ở tất cả các thị trường chính. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 2,10% xuống 5.870,08 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt mạnh 2,35% xuống 3.881,48 điểm và DAX của Đức mất 2,11% xuống 7.026,85 điểm.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần, do việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cuối tuần trước nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc ngược dòng thành công nhờ thanh khoản dồi dào trên thị trường tài chính.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,36% xuống 9.556,65 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 0,13%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,74%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,28%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,22% lên 3.057,33 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.341,80 | 12.201,60 | 140,24 | 1,14 |
S&P 500 | 1.319,68 | 1.305,14 | 14,54 | 1,10 | |
Nasdaq | 2.764,65 | 2.735,58 | 29,27 | 1,06 | |
Anh | FTSE 100 | 5.996,01 | 5.870,08 | 125,93 | 2,10 |
Pháp | CAC 40 | 3.974,48 | 3.881,24 | 93,24 | 2,35 |
Đức | DAX | 7.178,29 | 7.026,85 | 151,44 | 2,11 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.591,52 | 9.556,65 | 34,87 | 0,36 |
Hồng Kông | Hang Seng | 24.008,10 | 23.830,30 | 177,76 | 0,74 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.050,53 | 3.057,33 | 6,80 | 0,22 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.718,12 | 8.714,48 | 3,64 | 0,04 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.140,50 | 2.137,72 | 2,78 | 0,13 |
Singapore | Straits Times | 3.153,30 | 3.144,38 | 8,92 | 0,28 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |