Phố Wall bất ngờ đi lên
Bất chấp giá dầu thô tăng vượt 100 USD/thùng, các chỉ số chứng khoán Mỹ đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch ngày 2/3
Bất chấp giá dầu thô tăng vượt 100 USD/thùng, các chỉ số chứng khoán Mỹ đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch ngày 2/3, khi nhà đầu tư lạc quan về sức chịu đựng của nền kinh tế đối với đà leo thang của giá dầu.
Chốt phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 8,78 điểm (+0,07%) lên 12.066,80 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,11 điểm (+0,16%) lên 1.308,44 điểm và Nasdaq tiến 10,66 điểm (+0,39%) lên 2.748,07 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,69 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010.
Hôm qua, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 trên sàn New York đóng cửa ở mức 102,23 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 9/2008. Dầu Brent Biển Bắc trên sàn London lên 116,35 USD/thùng.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của giá dầu đối với chứng khoán đã giảm bớt, sau khi thị trường đón nhận một số thông tin lạc quan về nền kinh tế đầu tàu.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố Beige Book cho thấy, điều kiện thị trường lao động đã có nhiều cải thiện từ đầu năm tới nay, trong khi ADP Employer Services công bố, nước Mỹ có thêm 217 nghìn việc làm trong tháng 2/2011.
Theo FED, thị trường lao động Mỹ có được sự cải thiện là nhờ doanh số bán lẻ và lĩnh vực sản xuất tăng trưởng tốt. Cơ quan này nhận định, kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng với tốc độ hợp lý.
Joseph Benanti, Giám đốc điều hành của Rosenblatt Securities tại New York, cho rằng, tác động từ giá dầu tăng vọt đã chấm dứt và tình hình kinh tế Mỹ cũng như thế giới đang khả quan.
Trái chiều với thị trường Mỹ, khu vực châu Âu tiếp tục giảm điểm. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,35% xuống 5.914,89 điểm. Chỉ số DAX của Đức trượt 0,58% xuống 7.181,12 điểm và CAC 40 của Pháp mất 0,81% xuống 4.034,32 điểm.
Tương tự, các thị trường chứng khoán châu Á đỏ lửa trong phiên giao dịch ngày 2/3, sau khi giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 trên sàn New York tăng 0,4% lên 100,02 USD/thùng khiến nhà đầu tư hoang mang.
Tâm lý giới đầu tư đang chịu sự chi phối của việc giá nhiên liệu tăng cao cùng những tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh tình hình bất ổn tại các nước sản xuất dầu mỏ vẫn đang tiếp diễn.
Matthew Lewis, đứng đầu bộ phận kinh doanh tại Sydney của công ty CMC nhận định, những lo sợ rằng tình trạng rối loạn hiện nay ở Libya có thể lan sang Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đang khiến nhiều nhà đầu tư đứng ngoài các hoạt động giao dịch.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tuột hẳn 2,43% xuống 10.492,40 điểm, mức giảm mạnh nhất trong khu vực. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 1,49% xuống còn 23.048,70 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 0,57% xuống 1.928,24 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,18% xuống còn 2.913,81 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 1,23% xuống 8.619,90 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 1,31% xuống 3.027,51 điểm.
Dẫu đang phản ứng trước những biến động của giá dầu, các thị trường chứng khoán châu Á nhìn chung vào thời điểm này vẫn có khả năng phục hồi tốt hơn so với đợt bán tháo xảy ra vào tháng 1/2011, thời điểm mà giới đầu tư quay lưng lại với thị trường chứng khoán do những nỗi lo về lạm phát.
Chốt phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 8,78 điểm (+0,07%) lên 12.066,80 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,11 điểm (+0,16%) lên 1.308,44 điểm và Nasdaq tiến 10,66 điểm (+0,39%) lên 2.748,07 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,69 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010.
Hôm qua, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 trên sàn New York đóng cửa ở mức 102,23 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 9/2008. Dầu Brent Biển Bắc trên sàn London lên 116,35 USD/thùng.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của giá dầu đối với chứng khoán đã giảm bớt, sau khi thị trường đón nhận một số thông tin lạc quan về nền kinh tế đầu tàu.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố Beige Book cho thấy, điều kiện thị trường lao động đã có nhiều cải thiện từ đầu năm tới nay, trong khi ADP Employer Services công bố, nước Mỹ có thêm 217 nghìn việc làm trong tháng 2/2011.
Theo FED, thị trường lao động Mỹ có được sự cải thiện là nhờ doanh số bán lẻ và lĩnh vực sản xuất tăng trưởng tốt. Cơ quan này nhận định, kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng với tốc độ hợp lý.
Joseph Benanti, Giám đốc điều hành của Rosenblatt Securities tại New York, cho rằng, tác động từ giá dầu tăng vọt đã chấm dứt và tình hình kinh tế Mỹ cũng như thế giới đang khả quan.
Trái chiều với thị trường Mỹ, khu vực châu Âu tiếp tục giảm điểm. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,35% xuống 5.914,89 điểm. Chỉ số DAX của Đức trượt 0,58% xuống 7.181,12 điểm và CAC 40 của Pháp mất 0,81% xuống 4.034,32 điểm.
Tương tự, các thị trường chứng khoán châu Á đỏ lửa trong phiên giao dịch ngày 2/3, sau khi giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 trên sàn New York tăng 0,4% lên 100,02 USD/thùng khiến nhà đầu tư hoang mang.
Tâm lý giới đầu tư đang chịu sự chi phối của việc giá nhiên liệu tăng cao cùng những tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh tình hình bất ổn tại các nước sản xuất dầu mỏ vẫn đang tiếp diễn.
Matthew Lewis, đứng đầu bộ phận kinh doanh tại Sydney của công ty CMC nhận định, những lo sợ rằng tình trạng rối loạn hiện nay ở Libya có thể lan sang Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đang khiến nhiều nhà đầu tư đứng ngoài các hoạt động giao dịch.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tuột hẳn 2,43% xuống 10.492,40 điểm, mức giảm mạnh nhất trong khu vực. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 1,49% xuống còn 23.048,70 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 0,57% xuống 1.928,24 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,18% xuống còn 2.913,81 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 1,23% xuống 8.619,90 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 1,31% xuống 3.027,51 điểm.
Dẫu đang phản ứng trước những biến động của giá dầu, các thị trường chứng khoán châu Á nhìn chung vào thời điểm này vẫn có khả năng phục hồi tốt hơn so với đợt bán tháo xảy ra vào tháng 1/2011, thời điểm mà giới đầu tư quay lưng lại với thị trường chứng khoán do những nỗi lo về lạm phát.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.058,00 | 12.066,80 | 8,78 | 0,07 |
S&P 500 | 1.306,33 | 1.308,44 | 2,11 | 0,16 | |
Nasdaq | 2.737,41 | 2.748,07 | 10,66 | 0,39 | |
Anh | FTSE 100 | 5.935,76 | 5.914,89 | 20,87 | 0,35 |
Pháp | CAC 40 | 4.067,15 | 4.034,32 | 32,83 | 0,81 |
Đức | DAX | 7.223,30 | 7.181,12 | 42,18 | 0,58 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.754,00 | 10.492,40 | 261,65 | 2,43 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.396,40 | 23.048,70 | 347,76 | 1,49 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.918,92 | 2.913,81 | 5,11 | 0,18 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.727,56 | 8.619,90 | 107,66 | 1,23 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.939,30 | 1.928,24 | 11,06 | 0,57 |
Singapore | Straits Times | 3.067,60 | 3.027,51 | 40,09 | 1,31 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |