Phố Wall bật tăng nhờ thương vụ Prudential - AIA
Chứng khoán Mỹ đã có phiên giao dịch đầu tháng 3 thành công sau khi đón tin tích cực từ thương vụ sáp nhập Prudential - AIA
Chứng khoán Mỹ đã có phiên giao dịch đầu tháng 3 thành công sau khi đón tin tích cực từ thương vụ sáp nhập Prudential - AIA và hy vọng mới về vấn đề nợ công ở Hy Lạp.
Hôm thứ Hai, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, chi tiêu dùng của người dân nước này trong tháng 1/2010 đã tăng 0,5%, đánh dấu tháng tăng trưởng thứ tư liên tiếp. Nếu loại trừ yếu tố lạm phát thì tổng mức chi tiêu trong tháng 1 đã tăng 0,3%, từ mức tăng 0,1% trong tháng 12 năm ngoái.
Cũng theo Bộ này, thu nhập của người dân Mỹ đã tăng 0,1% trong tháng 1 - thấp hơn mức dự báo 0,4% của giới phân tích, sau khi tăng 0,3% trong tháng 12/2009. Với mức thu nhập tăng thấp đã đẩy giá trị tiết kiệm tiền của người dân suy giảm 3,3%, xuống còn 367,2 tỷ USD (tính theo 12 tháng).
Cùng ngày, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành sản xuất trong tháng 2/2010 đã giảm xuống 56,5 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 57,5 điểm của giới phân tích, từ mức 58,4 điểm trong tháng 1/2010.
Cũng trong ngày 1/3, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng trong tháng 1/2010 đã giảm 0,6% xuống 884,13 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ tháng 6/2003, từ mức giảm 1,2% trong tháng 12/2009. Trong đó, hoạt động xây dựng nhà của khu vực tư nhân giảm 2,1% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2006.
Khối công nghệ bứt phá
Thị trường mở cửa ngày giao dịch với mức tăng xấp xỉ 0,5% giá trị. Đây được xem là kết quả của một số nhân tố hỗ trợ thị trường như việc Hy Lạp nhiều khả năng được châu Âu cho vay tiền để giải quyết nguy cơ vỡ nợ công. Bên cạnh đó, thông tin hãng bảo hiểm của Anh - Prudential đã chính thức xác nhận việc đồng ý mua AIA Group (thuộc AIG) với giá 35,5 tỷ USD, cũng tác động tích cực tới diễn biến thị trường. Cổ phiếu của AIG phiên này đã tăng 4,4% lên 25,85 USD/cổ phiếu.
Những thông tin tích cực của thị trường tài chính đã lấn át các thông tin không mấy sáng sủa liên quan đến thu nhập của người dân, cũng như chỉ số ISM ngành sản xuất suy giảm trong tháng trước.
Đà tăng của các chỉ số trong ngày tuy không đột ngột hay có thể tạo nên “sóng”, nhưng lại rất bền vững và giá trị đóng cửa thị trường gần như đạt mức cao nhất trong ngày. Chỉ số công nghệ Nasdaq luôn dẫn đầu biên độ tăng trong số ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ.
Với phiên tăng điểm này, chỉ số S&P 500 đã rút ngắn biên độ giảm điểm so với thời điểm lên cao nhất trong 15 tháng (được thiết lập ngày 19/1/2010) xuống còn 3%.
Trong chỉ số Dow Jones có tới 26 cổ phiếu tăng điểm, trong đó dẫn đầu biên độ tăng là cổ phiếu Intel (1,66%), tiếp đến là HP (1,48%), Caterpillar (1,37%), Boeing (1,35%). Trong khi đó cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất trong chỉ số này là GE với biên độ 1%.
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 7,57 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, thị trường cứ có 4 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 1/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 1/3: chỉ số Dow Jones lên 78,53 điểm, tương đương 0,76%, chốt ở mức 10.403,79.
Chỉ số Nasdaq tiến thêm 35,31 điểm, tương đương 1,58%, chốt ở mức 2.273,57.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 11,22 điểm, tương ứng 1,02%, đóng cửa ở mức 1.115,71.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Công bố doanh số bán ôtô tại thị trường Mỹ.
Thứ Tư: ADP công bố báo cáo về tình trạng cắt giảm việc làm của khối doanh nghiệp tư nhân; công bố chỉ số ISM ngành dịch vụ.
Thứ Năm: Công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; số đơn đặt hàng từ các nhà máy; công bố doanh số nhà chờ bán; Ngân hàng Trung ương Anh và châu Âu công bố quyết định về lãi suất cơ bản.
Thứ Sáu: Bộ Lao động Mỹ công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 2; công bố tín dụng lĩnh vực tiêu dùng.
Chứng khoán châu Á tăng điểm mạnh về cuối phiên
Ngày 1/3, chứng khoán châu Á tiếp tục tăng điểm trên diện rộng nhờ sức tăng của cổ phiếu khối ngân hàng và khai thác mỏ.
Khởi đầu ngày giao dịch với mức giảm nhẹ hoặc tăng điểm với biên độ không đáng kể, các chỉ số chứng khoán châu Á đã khép lại ngày giao dịch đầu tuần với mức tăng ấn tượng, trong đó chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã tăng hơn 2% giá trị.
Cổ phiếu khối ngân hàng, khai thác mỏ tạo động lực đẩy chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,8%, lên 119,02 điểm, với 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Như vậy, so với đầu năm nay, chỉ số này đã rút ngắn được biên độ giảm điểm xuống còn 1,2%.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã tăng điểm với sự dẫn dắt của cổ phiếu kim loại sau khi động đất diễn ra tại Chile. Trong đó, cổ phiếu Sumitomo Metal Mining tăng 1,1%, cổ phiếu Dowa Holdings lên 1,8%, cổ phiếu Mitsui Mining & Smelting tiến thêm 1,6%.
Bên cạnh đó, cổ phiếu khối tài chính, xuất khẩu lớn cũng đồng loạt đi lên đã hỗ trợ đà tăng của thị trường. Cổ phiếu Ngân hàng Mitsubishi UFJ lên 1,6%, cổ phiếu Mizuho Financial Group tiến thêm 2,9%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tăng 1,1%. Cổ phiếu Canon nhích 1,2%, cổ phiếu Advantest Corp lên 0,6%, trong khi đó, cổ phiếu của Toyota lại giảm 1,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 đã tăng 46,03 điểm, tương đương 0,5%, chốt ở mức 10.172,06. Khối lượng giao dịch đạt 1,5 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,9%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,85%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tiến thêm 1,23%. Chỉ số ASX của Australia nhích 0,94%.
* Thị trường Hàn Quốc nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Hôm thứ Hai, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, chi tiêu dùng của người dân nước này trong tháng 1/2010 đã tăng 0,5%, đánh dấu tháng tăng trưởng thứ tư liên tiếp. Nếu loại trừ yếu tố lạm phát thì tổng mức chi tiêu trong tháng 1 đã tăng 0,3%, từ mức tăng 0,1% trong tháng 12 năm ngoái.
Cũng theo Bộ này, thu nhập của người dân Mỹ đã tăng 0,1% trong tháng 1 - thấp hơn mức dự báo 0,4% của giới phân tích, sau khi tăng 0,3% trong tháng 12/2009. Với mức thu nhập tăng thấp đã đẩy giá trị tiết kiệm tiền của người dân suy giảm 3,3%, xuống còn 367,2 tỷ USD (tính theo 12 tháng).
Cùng ngày, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành sản xuất trong tháng 2/2010 đã giảm xuống 56,5 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 57,5 điểm của giới phân tích, từ mức 58,4 điểm trong tháng 1/2010.
Cũng trong ngày 1/3, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng trong tháng 1/2010 đã giảm 0,6% xuống 884,13 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ tháng 6/2003, từ mức giảm 1,2% trong tháng 12/2009. Trong đó, hoạt động xây dựng nhà của khu vực tư nhân giảm 2,1% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2006.
Khối công nghệ bứt phá
Thị trường mở cửa ngày giao dịch với mức tăng xấp xỉ 0,5% giá trị. Đây được xem là kết quả của một số nhân tố hỗ trợ thị trường như việc Hy Lạp nhiều khả năng được châu Âu cho vay tiền để giải quyết nguy cơ vỡ nợ công. Bên cạnh đó, thông tin hãng bảo hiểm của Anh - Prudential đã chính thức xác nhận việc đồng ý mua AIA Group (thuộc AIG) với giá 35,5 tỷ USD, cũng tác động tích cực tới diễn biến thị trường. Cổ phiếu của AIG phiên này đã tăng 4,4% lên 25,85 USD/cổ phiếu.
Những thông tin tích cực của thị trường tài chính đã lấn át các thông tin không mấy sáng sủa liên quan đến thu nhập của người dân, cũng như chỉ số ISM ngành sản xuất suy giảm trong tháng trước.
Đà tăng của các chỉ số trong ngày tuy không đột ngột hay có thể tạo nên “sóng”, nhưng lại rất bền vững và giá trị đóng cửa thị trường gần như đạt mức cao nhất trong ngày. Chỉ số công nghệ Nasdaq luôn dẫn đầu biên độ tăng trong số ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ.
Với phiên tăng điểm này, chỉ số S&P 500 đã rút ngắn biên độ giảm điểm so với thời điểm lên cao nhất trong 15 tháng (được thiết lập ngày 19/1/2010) xuống còn 3%.
Trong chỉ số Dow Jones có tới 26 cổ phiếu tăng điểm, trong đó dẫn đầu biên độ tăng là cổ phiếu Intel (1,66%), tiếp đến là HP (1,48%), Caterpillar (1,37%), Boeing (1,35%). Trong khi đó cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất trong chỉ số này là GE với biên độ 1%.
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 7,57 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, thị trường cứ có 4 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 1/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 1/3: chỉ số Dow Jones lên 78,53 điểm, tương đương 0,76%, chốt ở mức 10.403,79.
Chỉ số Nasdaq tiến thêm 35,31 điểm, tương đương 1,58%, chốt ở mức 2.273,57.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 11,22 điểm, tương ứng 1,02%, đóng cửa ở mức 1.115,71.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Công bố doanh số bán ôtô tại thị trường Mỹ.
Thứ Tư: ADP công bố báo cáo về tình trạng cắt giảm việc làm của khối doanh nghiệp tư nhân; công bố chỉ số ISM ngành dịch vụ.
Thứ Năm: Công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; số đơn đặt hàng từ các nhà máy; công bố doanh số nhà chờ bán; Ngân hàng Trung ương Anh và châu Âu công bố quyết định về lãi suất cơ bản.
Thứ Sáu: Bộ Lao động Mỹ công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 2; công bố tín dụng lĩnh vực tiêu dùng.
Chứng khoán châu Á tăng điểm mạnh về cuối phiên
Ngày 1/3, chứng khoán châu Á tiếp tục tăng điểm trên diện rộng nhờ sức tăng của cổ phiếu khối ngân hàng và khai thác mỏ.
Khởi đầu ngày giao dịch với mức giảm nhẹ hoặc tăng điểm với biên độ không đáng kể, các chỉ số chứng khoán châu Á đã khép lại ngày giao dịch đầu tuần với mức tăng ấn tượng, trong đó chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã tăng hơn 2% giá trị.
Cổ phiếu khối ngân hàng, khai thác mỏ tạo động lực đẩy chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,8%, lên 119,02 điểm, với 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Như vậy, so với đầu năm nay, chỉ số này đã rút ngắn được biên độ giảm điểm xuống còn 1,2%.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã tăng điểm với sự dẫn dắt của cổ phiếu kim loại sau khi động đất diễn ra tại Chile. Trong đó, cổ phiếu Sumitomo Metal Mining tăng 1,1%, cổ phiếu Dowa Holdings lên 1,8%, cổ phiếu Mitsui Mining & Smelting tiến thêm 1,6%.
Bên cạnh đó, cổ phiếu khối tài chính, xuất khẩu lớn cũng đồng loạt đi lên đã hỗ trợ đà tăng của thị trường. Cổ phiếu Ngân hàng Mitsubishi UFJ lên 1,6%, cổ phiếu Mizuho Financial Group tiến thêm 2,9%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tăng 1,1%. Cổ phiếu Canon nhích 1,2%, cổ phiếu Advantest Corp lên 0,6%, trong khi đó, cổ phiếu của Toyota lại giảm 1,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 đã tăng 46,03 điểm, tương đương 0,5%, chốt ở mức 10.172,06. Khối lượng giao dịch đạt 1,5 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,9%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,85%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tiến thêm 1,23%. Chỉ số ASX của Australia nhích 0,94%.
* Thị trường Hàn Quốc nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.325,26 | 10.403,79 | 78,53 | 0,76 |
Nasdaq | 2.238,26 | 2.273,57 | 35,31 | 1,58 | |
S&P 500 | 1.104,49 | 1.115,71 | 11,22 | 1,02 | |
Anh | FTSE 100 | 5.354,52 | 5.405,94 | 51,42 | 0,96 |
Đức | DAX | 5.598,46 | 5.713,51 | 115,05 | 2,06 |
Pháp | CAC 40 | 3.708,80 | 3.769,54 | 60,74 | 1,64 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.436,10 | 7.577,75 | 141,65 | 1,90 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.126,03 | 10.172,06 | 46,03 | 0,45 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.608,70 | 21.056,93 | 448,23 | 2,17 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.594,58 | N/A | N/A | N/A |
Singapore | Straits Times | 2.748,33 | 2.774,28 | 23,42 | 0,85 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.051,94 | 3.087,84 | 35,90 | 1,18 |
Ấn Độ | BSE | 16.429,55 | N/A | N/A | N/A |
Australia | ASX | 4.651,10 | 4.694,90 | 43,80 | 0,94 |
Việt Nam | VN-Index | 496,91 | 503,01 | 6,10 | 1,23 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |