Phố Wall bật tăng trở lại
Chứng khoán Mỹ đã khởi sắc trở lại sau 4 phiên giảm điểm liên tiếp, nhờ thông tin tích cực đến từ ngành dịch vụ
Ngày 5/10, chứng khoán Mỹ đã khởi sắc trở lại sau 4 phiên giảm điểm liên tiếp, nhờ thông tin tích cực đến từ ngành dịch vụ.
Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành dịch vụ trong tháng 9/2009 đã tăng lên 50,9 điểm - cao hơn so với mức dự báo 50 điểm của giới phân tích, từ mức 48,4 điểm trong tháng 8/2009.
Chỉ số này nếu ở dưới ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng âm. Ngành dịch vụ vốn chiếm 80% hoạt động kinh tế ở Mỹ, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh như ngân hàng, hàng không, khách sạn và nhà hàng.
Trước đó, ngày 1/10, Viện Quản lý Nguồn cung cho hay, chỉ số ngành sản xuất trong tháng 9/2009 đã giảm xuống 52,6 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 54 điểm của giới phân tích, từ mức 52,9 điểm trong tháng 8.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố thêm 3 quỹ đầu tư đáp ứng đủ yêu cầu nhận hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Mỹ để mua lại tài sản xấu. 3 quỹ đầu tư đó gồm: AllianceBernstein LP và hai đơn vị trực thuộc Greenfield Partners và Rialto Capital Management; BlackRock và Wellington Capital Management.
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, tính đến đến ngày 30/9/2009, Invesco và Trust Company of the West (TCW) là hai quỹ đầu tiên hoàn thành việc tăng vốn để đáp ứng các điều kiện mua lại tài sản xấu.
Chương trình hợp tác giữa tư nhân và Chính phủ Mỹ góp vốn lập quỹ đầu tư đã được công bố hồi tháng 3/2009 với hy vọng đưa được 1.000 tỷ USD tài sản xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của các định chế tài chính.
Tuy nhiên mục tiêu hiện nay chỉ còn khoảng 40 tỷ USD và thực tế chương trình này không còn được giới đầu tư quan tâm như trước, bởi nhiều tài sản trước kia được xem là xấu thì này đã lên giá nhờ thị trường chứng khoán lên điểm, thị trường hàng hóa khởi sắc hơn và thị trường nhà đất ấm hơn. Và quan trọng hơn là sức khỏe của nhiều định chế tài chính đã khá hơn để có thể kiểm soát và lập dự phòng rủi ro cho số tài sản của mình.
Khối tài chính dẫn dắt thị trường
Cả ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ mở cửa ở mức tăng dưới 0,5% giá trị sau khi đã giảm điểm 4 phiên liên tiếp trước đó. Sức cầu trở nên mạnh mẽ khi Viện Quản lý Nguồn cung công bố chỉ số ngành sản xuất tăng trên 50 điểm, đồng nghĩa với việc đây là lần đầu tiên kể từ tháng 8/2008 ngành dịch vụ mới có một tháng tăng trưởng.
Thông tin tích cực này đã thúc đẩy nhà đầu tư gom mua cổ phiếu, nhất là nhóm cổ phiếu khối công nghiệp và nguyên vật liệu cơ bản vốn đã giảm nhiều phiên qua. Với sự thận trọng nhất định, thị trường đã không tạo nên sự đột biến trong biên độ tăng mà tịnh tiến tăng dần dần.
Cổ phiếu khối tài chính đã tăng mạnh nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất tới thị trường trong phiên này, sau khi Goldman Sachs nâng triển vọng của những ngân hàng có vốn lớn. Chỉ số S&P 500 Tài chính lên 3,3%, chỉ số KBW Ngân hàng tiến thêm 3,2% - trong đó cổ phiếu JPMorgan Chase lên 4,6%, cổ phiếu Wells Fargo & Co tăng 6,9%, cổ phiếu Bank of America nhích 3,8%.
Trong chỉ số Dow Jones, có 24/30 cổ phiếu đã tăng điểm trở lại với biên độ khá lớn, 6 cổ phiếu giảm điểm hầu như nằm ở nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng vì khối này liên tục tăng trong khi toàn thị trường giảm điểm trong 4 phiên liền trước.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 5/10: chỉ số Dow Jones tăng 112,08 điểm, tương đương 1,18%, chốt ở mức 9.599,75.
Chỉ số Nasdaq lên 20,04 điểm, tương đương 0,98%, chốt ở mức 2.068,15.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 15,25 điểm, tương ứng 1,49%, đóng cửa ở mức 1.040,46.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York phiên này đạt 1,12 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch thành công đạt 2,19 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 19 cổ phiếu lên điểm thì có 7 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Khai mạc phiên họp của IMF.
Thứ Tư: Công bố số liệu về tín dụng tiêu dùng; công bố kết quả kinh doanh của Costco, Family Dollar và Alcoa.
Thứ Năm: Báo cáo về tình hình tịch biên nhà ở Mỹ; công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ; Ngân hàng Trung ương châu Âu và Anh quyết định về lãi suất cơ bản.
Thứ Sáu: Báo cáo về hoạt động thương mại quốc tế; kỷ niệm 2 năm ngày chỉ số Dow Jones lên đỉnh tại 14.164,53 điểm.
Chứng khoán châu Á giảm điểm vì dự báo của Nouriel Roubini
Ngày 5/10, chứng khoán châu Á đã giảm điểm phiên thứ ba sau khi Nouriel Roubini dự báo thị trường sẽ đi xuống và tin xấu từ thị trường lao động ở Mỹ.
Ông Nouriel Roubini - người từng dự báo chính xác về khủng hoảng tài chính, chuyên gia kinh tế thuộc Đại học New York, nhận định thị trường chứng khoán có thể sẽ đi xuống trong thời gian tới.
“Các thị trường đã tăng điểm quá mạnh, quá sớm, quá nhanh. Tôi cho rằng thị trường có khả năng sẽ điều chỉnh, đặc biệt là hiện nay đà phục hồi không nhanh như dự báo trước đây, kinh tế thế giới có thể không hồi phục theo hình chữ V mà là hình chữ U. Sự điều chỉnh có thể sẽ diễn ra trong quý 4/2009 hoặc quý 1/2010”, ông Nouriel Roubini nói.
Nhận định của ông Nouriel Roubini đã tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán châu Á. Nhân tố tiêu cực khác cũng có sức ảnh hưởng đến thị trường chính là thông tin tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng lên 9,8% trong tháng 9, từ mức tăng 9,7% trong tháng 8/2009.
Sắc đỏ phủ hầu khắp các thị trường chứng khoán, chỉ riêng hai thị trường Hồng Kông và Đài Loan là tăng nhẹ trở lại. Phiên giao dịch đầu tuần, thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này giảm 0,8% xuống 113,6 điểm, đưa tổng mức giảm trong 3 phiên lên 3,7%.
Chuyển qua thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 tiếp tục mất điểm xuống mức thấp nhất trong 11 tháng qua, do sự sụt giảm của nhiều cổ phiếu blue-chip khối xuất khẩu.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 57,38 điểm, tương đương -0,59%, chốt ở mức 9.674,49.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,35%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam mất 0,13%. Chỉ số ASX của Australia giảm 0,58%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 2,29%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 0,8%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ hạ 1,62%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 0,26%.
Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành dịch vụ trong tháng 9/2009 đã tăng lên 50,9 điểm - cao hơn so với mức dự báo 50 điểm của giới phân tích, từ mức 48,4 điểm trong tháng 8/2009.
Chỉ số này nếu ở dưới ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng âm. Ngành dịch vụ vốn chiếm 80% hoạt động kinh tế ở Mỹ, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh như ngân hàng, hàng không, khách sạn và nhà hàng.
Trước đó, ngày 1/10, Viện Quản lý Nguồn cung cho hay, chỉ số ngành sản xuất trong tháng 9/2009 đã giảm xuống 52,6 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 54 điểm của giới phân tích, từ mức 52,9 điểm trong tháng 8.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố thêm 3 quỹ đầu tư đáp ứng đủ yêu cầu nhận hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Mỹ để mua lại tài sản xấu. 3 quỹ đầu tư đó gồm: AllianceBernstein LP và hai đơn vị trực thuộc Greenfield Partners và Rialto Capital Management; BlackRock và Wellington Capital Management.
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, tính đến đến ngày 30/9/2009, Invesco và Trust Company of the West (TCW) là hai quỹ đầu tiên hoàn thành việc tăng vốn để đáp ứng các điều kiện mua lại tài sản xấu.
Chương trình hợp tác giữa tư nhân và Chính phủ Mỹ góp vốn lập quỹ đầu tư đã được công bố hồi tháng 3/2009 với hy vọng đưa được 1.000 tỷ USD tài sản xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của các định chế tài chính.
Tuy nhiên mục tiêu hiện nay chỉ còn khoảng 40 tỷ USD và thực tế chương trình này không còn được giới đầu tư quan tâm như trước, bởi nhiều tài sản trước kia được xem là xấu thì này đã lên giá nhờ thị trường chứng khoán lên điểm, thị trường hàng hóa khởi sắc hơn và thị trường nhà đất ấm hơn. Và quan trọng hơn là sức khỏe của nhiều định chế tài chính đã khá hơn để có thể kiểm soát và lập dự phòng rủi ro cho số tài sản của mình.
Khối tài chính dẫn dắt thị trường
Cả ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ mở cửa ở mức tăng dưới 0,5% giá trị sau khi đã giảm điểm 4 phiên liên tiếp trước đó. Sức cầu trở nên mạnh mẽ khi Viện Quản lý Nguồn cung công bố chỉ số ngành sản xuất tăng trên 50 điểm, đồng nghĩa với việc đây là lần đầu tiên kể từ tháng 8/2008 ngành dịch vụ mới có một tháng tăng trưởng.
Thông tin tích cực này đã thúc đẩy nhà đầu tư gom mua cổ phiếu, nhất là nhóm cổ phiếu khối công nghiệp và nguyên vật liệu cơ bản vốn đã giảm nhiều phiên qua. Với sự thận trọng nhất định, thị trường đã không tạo nên sự đột biến trong biên độ tăng mà tịnh tiến tăng dần dần.
Cổ phiếu khối tài chính đã tăng mạnh nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất tới thị trường trong phiên này, sau khi Goldman Sachs nâng triển vọng của những ngân hàng có vốn lớn. Chỉ số S&P 500 Tài chính lên 3,3%, chỉ số KBW Ngân hàng tiến thêm 3,2% - trong đó cổ phiếu JPMorgan Chase lên 4,6%, cổ phiếu Wells Fargo & Co tăng 6,9%, cổ phiếu Bank of America nhích 3,8%.
Trong chỉ số Dow Jones, có 24/30 cổ phiếu đã tăng điểm trở lại với biên độ khá lớn, 6 cổ phiếu giảm điểm hầu như nằm ở nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng vì khối này liên tục tăng trong khi toàn thị trường giảm điểm trong 4 phiên liền trước.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 5/10 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 5/10: chỉ số Dow Jones tăng 112,08 điểm, tương đương 1,18%, chốt ở mức 9.599,75.
Chỉ số Nasdaq lên 20,04 điểm, tương đương 0,98%, chốt ở mức 2.068,15.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 15,25 điểm, tương ứng 1,49%, đóng cửa ở mức 1.040,46.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York phiên này đạt 1,12 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch thành công đạt 2,19 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 19 cổ phiếu lên điểm thì có 7 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Khai mạc phiên họp của IMF.
Thứ Tư: Công bố số liệu về tín dụng tiêu dùng; công bố kết quả kinh doanh của Costco, Family Dollar và Alcoa.
Thứ Năm: Báo cáo về tình hình tịch biên nhà ở Mỹ; công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ; Ngân hàng Trung ương châu Âu và Anh quyết định về lãi suất cơ bản.
Thứ Sáu: Báo cáo về hoạt động thương mại quốc tế; kỷ niệm 2 năm ngày chỉ số Dow Jones lên đỉnh tại 14.164,53 điểm.
Chứng khoán châu Á giảm điểm vì dự báo của Nouriel Roubini
Ngày 5/10, chứng khoán châu Á đã giảm điểm phiên thứ ba sau khi Nouriel Roubini dự báo thị trường sẽ đi xuống và tin xấu từ thị trường lao động ở Mỹ.
Ông Nouriel Roubini - người từng dự báo chính xác về khủng hoảng tài chính, chuyên gia kinh tế thuộc Đại học New York, nhận định thị trường chứng khoán có thể sẽ đi xuống trong thời gian tới.
“Các thị trường đã tăng điểm quá mạnh, quá sớm, quá nhanh. Tôi cho rằng thị trường có khả năng sẽ điều chỉnh, đặc biệt là hiện nay đà phục hồi không nhanh như dự báo trước đây, kinh tế thế giới có thể không hồi phục theo hình chữ V mà là hình chữ U. Sự điều chỉnh có thể sẽ diễn ra trong quý 4/2009 hoặc quý 1/2010”, ông Nouriel Roubini nói.
Nhận định của ông Nouriel Roubini đã tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán châu Á. Nhân tố tiêu cực khác cũng có sức ảnh hưởng đến thị trường chính là thông tin tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng lên 9,8% trong tháng 9, từ mức tăng 9,7% trong tháng 8/2009.
Sắc đỏ phủ hầu khắp các thị trường chứng khoán, chỉ riêng hai thị trường Hồng Kông và Đài Loan là tăng nhẹ trở lại. Phiên giao dịch đầu tuần, thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này giảm 0,8% xuống 113,6 điểm, đưa tổng mức giảm trong 3 phiên lên 3,7%.
Chuyển qua thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 tiếp tục mất điểm xuống mức thấp nhất trong 11 tháng qua, do sự sụt giảm của nhiều cổ phiếu blue-chip khối xuất khẩu.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 57,38 điểm, tương đương -0,59%, chốt ở mức 9.674,49.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,35%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam mất 0,13%. Chỉ số ASX của Australia giảm 0,58%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 2,29%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 0,8%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ hạ 1,62%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 0,26%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.487,67 | 9.599,75 | 112,08 | 1,18 |
Nasdaq | 2.048,11 | 2.068,15 | 20,04 | 0,98 | |
S&P 500 | 1.025,21 | 1.040,46 | 15,25 | 1,49 | |
Anh | FTSE 100 | 4.988,70 | 5.024,33 | 35,63 | 0,71 |
Đức | DAX | 5.467,90 | 5.508,85 | 40,95 | 0,75 |
Pháp | CAC 40 | 3.649,90 | 3.675,01 | 25,11 | 0,69 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.411,88 | 7.437,98 | 26,10 | 0,35 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.731,87 |
9.674,49 |
57,38 | 0,59 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.375,49 | 20.429,07 | 53,58 | 0,26 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.644,63 | 1.606,90 | 37,73 | 2,29 |
Singapore | Straits Times | 2.604,53 | 2.583,73 | 20,80 | 0,80 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.779,43 | N/A | N/A | N/A |
Ấn Độ | BSE | 17.134,55 | 16.857,53 | 277,02 | 1,62 |
Australia | ASX | 4.606,10 | 4.579,30 | 26,80 | 0,58 |
Việt Nam | VN-Index | 549,73 | 549,00 | 0,73 | 0,13 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |