Phố Wall bứt phá, S&P 500 vượt ngưỡng 900 điểm
Ngày 4/5, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh nhờ tin tốt từ thị trường nhà đất và sức tăng của cổ phiếu ngân hàng
Ngày 4/5, chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh nhờ thông tin tốt từ thị trường nhà đất và sức tăng của cổ phiếu ngân hàng.
Hôm thứ Hai, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ cho biết, chỉ số về doanh số nhà đã qua sử dụng chờ bán ở nước này trong tháng 3/2009 đã tăng 3,2% lên 84,46 điểm, từ 82 điểm trong tháng 2/2009.
Thông tin này đã tạo nên tâm lý lạc quan đối với thị trường chứng khoán trong phiên đầu tuần.
Trong một diễn biến đáng chú ý nhất trong ngày, Bank of America đã chính thức khẳng định không có kế hoạch tăng vốn thêm 10 tỷ USD thông qua việc chào bán cổ phiếu phổ thông. Thông tin này được đưa ra một ngày sau khi tờ Financial Times loan tin về việc Bank of America phải tăng vốn.
Cùng ngày, AP đưa tin giới chức Mỹ đã yêu cầu ngân hàng lớn thứ tư - Wells Fargo chuẩn bị tăng vốn sau khi Chính phủ công bố kết quả đợt kiểm tra tình trạng hoạt động của 19 ngân hàng lớn nhất ở nước này - dự kiến sẽ công bố vào ngày 7/5 tới.
Trước đó, tờ Wall Street Journal đã đưa tin về việc Citigroup có thể sẽ phải tăng vốn thêm 10 tỷ USD sau khi có kết quả kiểm tra về tình trạng sức khỏe 19 ngân hàng.
Chỉ số S&P 500 vượt ngưỡng 900 điểm
Ngày 4/5, Tập đoàn dịch vụ di động lớn thứ ba ở Mỹ - Sprint Nextel cho biết hãng đã lỗ 594 triệu USD, tương đương -21 cent/cổ phiếu trong quý 1/2009, từ mức lỗ 505 triệu USD (18 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu của hãng trong quý 1 đã giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 8,21 tỷ USD - tương đương với dự báo của giới phân tích. Cổ phiếu của Spint Nextel (NYSE-S) đã tăng 7,07% lên 5 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh hôm thứ Hai trước thông tin khả quan từ thị trường nhà đất và giới đầu tư tin tưởng vào khả năng tự cân đối nguồn thiếu hụt vốn của nhiều ngân hàng.
Cả ba chỉ số đều tăng trên 0,6% khi thị trường mở cửa ngày giao dịch, nhưng sau khi số liệu khả quan về thị trường nhà đất được công bố thì thị trường chứng khoán đã có bước nhảy mạnh, đưa ba chỉ số tăng 2% so với phiên trước đó.
Đà tăng được hình thành trong cả ngày giao dịch nhưng bước đột phá lại đến vào cuối ngày giao dịch. Sức tăng của cổ phiếu khối ngân hàng đã góp phần quan trọng đưa cả ba chỉ số tăng mạnh, trong đó S&P 500 tiến thêm 3,4%.
Sau phiên này, chỉ số S&P 500 đã vượt ngưỡng 900 điểm, lên mức cao nhất kể từ ngày 12/1/2009 và tăng 34% so với thời điểm thị trường xuống thấp nhất trong 5 tháng đầu năm - được thiết lập vào ngày 9/3.
Tuy nhiên, so với thời kỳ đạt đỉnh vào tháng 10/2007, chỉ số S&P 500 vẫn thấp hơn 42%.
Cổ phiếu khối ngân hàng đã có phiên tăng điểm mạnh với sự dẫn dắt của cổ phiếu các ngân hàng lớn nhất ở Mỹ. Trong đó, cổ phiếu Citigroup tăng 7,7%, cổ phiếu Bank of America lên 19,3%, cổ phiếu Wells Fargo tiến thêm 23,7%, cổ phiếu JPMorgan tăng 10,2%, Goldman Sachs lên 5,57%...
Đà tăng mạnh cũng xuất hiện ở nhóm cổ phiếu bất động sản khi chỉ số Dow Jones khối xây dựng nhà lên 9%, trong đó cổ phiếu Lennar (NYSE-LEN) tăng 9,3%, cổ phiếu Toll Brothers (NYSE-TOL) lên 6,5% và cổ phiếu D.R. Horton (NYSE-DHI) tiến thêm 9,1%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 4/5: chỉ số Dow Jones tiếp tục tăng 214,33 điểm, tương đương 2,61%, chốt ở mức 8.426,74.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 44,36 điểm, tương đương 2,58%, chốt ở mức 1.763,56.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 29,72 điểm, tương đương 3,39%, đóng cửa ở mức 907,24.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,71 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,56 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu lên điểm thì có 2 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Công bố chỉ số ngành dịch vụ ISM; kết quả kinh doanh của Kraft Foods và Disney.
Thứ Tư: Báo cáo về tình hình việc làm của ADP; kết quả kinh doanh của Cisco, News Corp và Prudential.
Thứ Năm: Công bố báo cáo đánh giá về sức khỏe của 19 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ; báo cáo về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; Ngân hàng Trung ương Anh và châu Âu sẽ công bố quyết định về lãi suất; kết quả kinh doanh của Unilever, CBS.
Thứ Sáu: Báo cáo về tình hình việc làm của Bộ Lao động Mỹ; kết quả kinh doanh của Toyota và Berkshire Hathaway.
Chứng khoán châu Âu tăng hơn 2%
Chứng khoán châu Âu đã tăng điểm phiên đầu tuần nhờ sức tăng của cổ phiếu khối năng lượng, công nghiệp và ngân hàng.
Cổ phiếu của Fiat đã tăng 8,1% sau khi nhà sản xuất ôtô Italia đưa ra kế hoạch mua lại đơn vị kinh doanh của General Motors tại châu Âu.
Cổ phiếu khối năng lượng đồng loạt lên điểm sau khi giá dầu tăng lên gần 54 USD/thùng tại châu Âu, trong đó cổ phiếu Galp Energia tiến thêm 9,1%, cổ phiếu Lundin Petroleum lên 6,1%, cổ phiếu StatoilHydro nhích 5,4%...
Nhờ sức tăng của cổ phiếu khối ngân hàng Mỹ nên cổ phiếu cùng ngành tại châu Âu cũng đã có phiên giao dịch thành công, trong đó cổ phiếu BNP Paribas lên 3,9%, cổ phiếu Danske Bank tiến thêm 3,1%, cổ phiếu Bank of Ireland tăng 18%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số DAX của Đức lên 2,79%, khối lượng giao dịch đạt 29,24 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 2,47%, khối lượng giao dịch đạt 142,3 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á “dậy sóng”
Hôm thứ Hai, Reuters loan tin về việc các nước ASEAN, Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ thiết lập một quỹ dự trữ ngoại hối trị giá 120 tỷ USD - muộn nhất là vào cuối năm nay - để đối phó với những diễn biến xấu có thể xảy ra và nhằm giúp các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào các nền kinh tế.
Nhật sẽ đóng góp 38,4 tỷ USD và dành một nguồn quỹ 60 tỷ USD để thực hiện hoán đổi tiền tệ trong trường hợp cấp bách, nhằm giúp các nước trong khu vực.
Cùng ngày, CLSA công bố chỉ số về sản xuất công nghiệp (China Purchasing Managers’ Index) ở Trung Quốc đã lần đầu tiên tăng điểm sau 9 tháng suy giảm, nhờ các đơn đặt hàng xuất khẩu và hoạt động đầu tư tăng mạnh.
Thông tin này đã góp phần quan trọng tạo nên sức tăng của thị trường chứng khoán trong khu vực nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật ) đã tăng 4,8% lên 294,7 điểm, đưa chỉ số này tăng 19% so với đầu năm 2009.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite đã tăng 82,34 điểm, tương đương 3,32%, chốt ở ngưỡng 2.559,91 - mức cao nhất trong vòng 2 tuần qua. Cổ phiếu của hãng lọc dầu lớn nhất châu Á - Petroleum & Chemical lên 3%, cổ phiếu của nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc - Baoshan Iron & Steel tăng 4,3%.
Điểm đáng chú ý trong phiên này là đà lên điểm của thị trường chứng khoán Đài Loan, đưa chỉ số Taiwan Weighted có hai ngày tăng điểm liên tiếp mạnh nhất (13%) trong vòng hơn 18 năm qua.
Thị trường tăng mạnh sau khi Goldman Sachs nâng mức xếp hạng chứng khoán lên “triển vọng” và chỉ số Taiwan Weighted sẽ lên khoảng 7.500-9.000 điểm vào cuối năm nay. Kết thúc phiên, chỉ số Taiwan Weighted tăng 337,83 điểm, tương đương 5,64%, chốt ở mức 6.330,4 điểm - tăng 38% so với đầu năm 2009.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 5,65%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tăng 6,27%. Chỉ số ASX của Australia tăng 2,89%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 5,54%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nhích 2,09%.
* Thị trường chứng khoán Nhật, Anh đóng cửa ngày giao dịch nhân ngày lễ.
Hôm thứ Hai, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ cho biết, chỉ số về doanh số nhà đã qua sử dụng chờ bán ở nước này trong tháng 3/2009 đã tăng 3,2% lên 84,46 điểm, từ 82 điểm trong tháng 2/2009.
Thông tin này đã tạo nên tâm lý lạc quan đối với thị trường chứng khoán trong phiên đầu tuần.
Trong một diễn biến đáng chú ý nhất trong ngày, Bank of America đã chính thức khẳng định không có kế hoạch tăng vốn thêm 10 tỷ USD thông qua việc chào bán cổ phiếu phổ thông. Thông tin này được đưa ra một ngày sau khi tờ Financial Times loan tin về việc Bank of America phải tăng vốn.
Cùng ngày, AP đưa tin giới chức Mỹ đã yêu cầu ngân hàng lớn thứ tư - Wells Fargo chuẩn bị tăng vốn sau khi Chính phủ công bố kết quả đợt kiểm tra tình trạng hoạt động của 19 ngân hàng lớn nhất ở nước này - dự kiến sẽ công bố vào ngày 7/5 tới.
Trước đó, tờ Wall Street Journal đã đưa tin về việc Citigroup có thể sẽ phải tăng vốn thêm 10 tỷ USD sau khi có kết quả kiểm tra về tình trạng sức khỏe 19 ngân hàng.
Chỉ số S&P 500 vượt ngưỡng 900 điểm
Ngày 4/5, Tập đoàn dịch vụ di động lớn thứ ba ở Mỹ - Sprint Nextel cho biết hãng đã lỗ 594 triệu USD, tương đương -21 cent/cổ phiếu trong quý 1/2009, từ mức lỗ 505 triệu USD (18 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu của hãng trong quý 1 đã giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 8,21 tỷ USD - tương đương với dự báo của giới phân tích. Cổ phiếu của Spint Nextel (NYSE-S) đã tăng 7,07% lên 5 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh hôm thứ Hai trước thông tin khả quan từ thị trường nhà đất và giới đầu tư tin tưởng vào khả năng tự cân đối nguồn thiếu hụt vốn của nhiều ngân hàng.
Cả ba chỉ số đều tăng trên 0,6% khi thị trường mở cửa ngày giao dịch, nhưng sau khi số liệu khả quan về thị trường nhà đất được công bố thì thị trường chứng khoán đã có bước nhảy mạnh, đưa ba chỉ số tăng 2% so với phiên trước đó.
Đà tăng được hình thành trong cả ngày giao dịch nhưng bước đột phá lại đến vào cuối ngày giao dịch. Sức tăng của cổ phiếu khối ngân hàng đã góp phần quan trọng đưa cả ba chỉ số tăng mạnh, trong đó S&P 500 tiến thêm 3,4%.
Sau phiên này, chỉ số S&P 500 đã vượt ngưỡng 900 điểm, lên mức cao nhất kể từ ngày 12/1/2009 và tăng 34% so với thời điểm thị trường xuống thấp nhất trong 5 tháng đầu năm - được thiết lập vào ngày 9/3.
Tuy nhiên, so với thời kỳ đạt đỉnh vào tháng 10/2007, chỉ số S&P 500 vẫn thấp hơn 42%.
Cổ phiếu khối ngân hàng đã có phiên tăng điểm mạnh với sự dẫn dắt của cổ phiếu các ngân hàng lớn nhất ở Mỹ. Trong đó, cổ phiếu Citigroup tăng 7,7%, cổ phiếu Bank of America lên 19,3%, cổ phiếu Wells Fargo tiến thêm 23,7%, cổ phiếu JPMorgan tăng 10,2%, Goldman Sachs lên 5,57%...
Đà tăng mạnh cũng xuất hiện ở nhóm cổ phiếu bất động sản khi chỉ số Dow Jones khối xây dựng nhà lên 9%, trong đó cổ phiếu Lennar (NYSE-LEN) tăng 9,3%, cổ phiếu Toll Brothers (NYSE-TOL) lên 6,5% và cổ phiếu D.R. Horton (NYSE-DHI) tiến thêm 9,1%.
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ ngày 4/5 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 4/5: chỉ số Dow Jones tiếp tục tăng 214,33 điểm, tương đương 2,61%, chốt ở mức 8.426,74.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 44,36 điểm, tương đương 2,58%, chốt ở mức 1.763,56.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 29,72 điểm, tương đương 3,39%, đóng cửa ở mức 907,24.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,71 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,56 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu lên điểm thì có 2 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Công bố chỉ số ngành dịch vụ ISM; kết quả kinh doanh của Kraft Foods và Disney.
Thứ Tư: Báo cáo về tình hình việc làm của ADP; kết quả kinh doanh của Cisco, News Corp và Prudential.
Thứ Năm: Công bố báo cáo đánh giá về sức khỏe của 19 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ; báo cáo về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; Ngân hàng Trung ương Anh và châu Âu sẽ công bố quyết định về lãi suất; kết quả kinh doanh của Unilever, CBS.
Thứ Sáu: Báo cáo về tình hình việc làm của Bộ Lao động Mỹ; kết quả kinh doanh của Toyota và Berkshire Hathaway.
Chứng khoán châu Âu tăng hơn 2%
Chứng khoán châu Âu đã tăng điểm phiên đầu tuần nhờ sức tăng của cổ phiếu khối năng lượng, công nghiệp và ngân hàng.
Cổ phiếu của Fiat đã tăng 8,1% sau khi nhà sản xuất ôtô Italia đưa ra kế hoạch mua lại đơn vị kinh doanh của General Motors tại châu Âu.
Cổ phiếu khối năng lượng đồng loạt lên điểm sau khi giá dầu tăng lên gần 54 USD/thùng tại châu Âu, trong đó cổ phiếu Galp Energia tiến thêm 9,1%, cổ phiếu Lundin Petroleum lên 6,1%, cổ phiếu StatoilHydro nhích 5,4%...
Nhờ sức tăng của cổ phiếu khối ngân hàng Mỹ nên cổ phiếu cùng ngành tại châu Âu cũng đã có phiên giao dịch thành công, trong đó cổ phiếu BNP Paribas lên 3,9%, cổ phiếu Danske Bank tiến thêm 3,1%, cổ phiếu Bank of Ireland tăng 18%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số DAX của Đức lên 2,79%, khối lượng giao dịch đạt 29,24 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 2,47%, khối lượng giao dịch đạt 142,3 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á “dậy sóng”
Hôm thứ Hai, Reuters loan tin về việc các nước ASEAN, Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ thiết lập một quỹ dự trữ ngoại hối trị giá 120 tỷ USD - muộn nhất là vào cuối năm nay - để đối phó với những diễn biến xấu có thể xảy ra và nhằm giúp các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào các nền kinh tế.
Nhật sẽ đóng góp 38,4 tỷ USD và dành một nguồn quỹ 60 tỷ USD để thực hiện hoán đổi tiền tệ trong trường hợp cấp bách, nhằm giúp các nước trong khu vực.
Cùng ngày, CLSA công bố chỉ số về sản xuất công nghiệp (China Purchasing Managers’ Index) ở Trung Quốc đã lần đầu tiên tăng điểm sau 9 tháng suy giảm, nhờ các đơn đặt hàng xuất khẩu và hoạt động đầu tư tăng mạnh.
Thông tin này đã góp phần quan trọng tạo nên sức tăng của thị trường chứng khoán trong khu vực nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật ) đã tăng 4,8% lên 294,7 điểm, đưa chỉ số này tăng 19% so với đầu năm 2009.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite đã tăng 82,34 điểm, tương đương 3,32%, chốt ở ngưỡng 2.559,91 - mức cao nhất trong vòng 2 tuần qua. Cổ phiếu của hãng lọc dầu lớn nhất châu Á - Petroleum & Chemical lên 3%, cổ phiếu của nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc - Baoshan Iron & Steel tăng 4,3%.
Điểm đáng chú ý trong phiên này là đà lên điểm của thị trường chứng khoán Đài Loan, đưa chỉ số Taiwan Weighted có hai ngày tăng điểm liên tiếp mạnh nhất (13%) trong vòng hơn 18 năm qua.
Thị trường tăng mạnh sau khi Goldman Sachs nâng mức xếp hạng chứng khoán lên “triển vọng” và chỉ số Taiwan Weighted sẽ lên khoảng 7.500-9.000 điểm vào cuối năm nay. Kết thúc phiên, chỉ số Taiwan Weighted tăng 337,83 điểm, tương đương 5,64%, chốt ở mức 6.330,4 điểm - tăng 38% so với đầu năm 2009.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 5,65%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tăng 6,27%. Chỉ số ASX của Australia tăng 2,89%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 5,54%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nhích 2,09%.
* Thị trường chứng khoán Nhật, Anh đóng cửa ngày giao dịch nhân ngày lễ.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.212,41 | 8.426,74 | 214,33 | 2,61 |
Nasdaq | 1.719,20 | 1.763,56 | 44,36 | 2,58 | |
S&P 500 | 877,52 | 907,24 | 29,72 | 3,39 | |
Anh | FTSE 100 | 4.243,22 | N/A | N/A | N/A |
Đức | DAX | 4.769,45 | 4.902,45 | 133,00 | 2,79 |
Pháp | CAC 40 | 3.159,85 | 3.237,97 | 78,12 | 2,47 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.992,57 | 6.330,40 | 337,83 | 5,64 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.977,37 | N/A | N/A | N/A |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.520,99 | 16.322,76 | 801,77 | 5,17 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.369,36 | 1.397,92 | 28,56 | 2,09 |
Singapore | Straits Times | 1.920,28 | 2,030,13 | 109,85 | 5,72 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.477,57 | 2.559,91 | 82,34 | 3,32 |
Ấn Độ | BSE 30 | 11.403,25 | 12,056,47 | 653,22 | 5,73 |
Australia | ASX | 3.737,90 | 3.846,00 | 108,10 | 2,89 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |