Phố Wall chấm dứt chuỗi 4 tuần tăng điểm liên tiếp
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm phiên cuối tuần, đưa thị trường có tuần giảm điểm đầu tiên sau 4 tuần khởi sắc
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm phiên cuối tuần, đưa thị trường có tuần giảm điểm đầu tiên sau 4 tuần khởi sắc.
Hôm thứ Sáu, trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters đã công bố kết quả thăm dò về niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 8/2009. Theo đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước này đã sụt giảm xuống 63,2 điểm - thấp hơn so với mức 68,5 điểm của giới phân tích đưa ra trước đó, từ mức 66 điểm trong tháng 7/2009.
Như vậy, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã liên tục giảm trong hai tháng gần đây. Tiêu dùng vốn chiếm 2/3 tỷ trọng trong GDP của Mỹ, nên khi niềm tin giảm sẽ có tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán Mỹ.
Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho hay, sản xuất công nghiệp ở nước này trong tháng 7/2009 đã tăng 0,5%, sau khi giảm 0,4% trong tháng 6. Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 10/2008, sản xuất công nghiệp mới có tháng tăng trưởng trở lại.
Trong khi đó, Bộ Lao động Mỹ cho hay, chỉ số giá tiêu dùng của nước này trong tháng 7/2009 đã không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này khiến giới phân tích lo ngại về nguy cơ thiểu phát có thể sẽ là rào cản đối với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm phiên cuối tuần và chấm dứt chuỗi 4 tuần tăng điểm liên tiếp trước đó. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng trong tháng 8 suy giảm đã tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán.
Trong ngày giao dịch, cả ba chỉ số có lúc đã giảm trên 1,5% trước khi có sự thu hẹp biên độ giảm điểm khi kết thúc ngày giao dịch. Cổ phiếu Boeing đã mất 3,8% xuống 44,87 USD/cổ phiếu và trở thành cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất trong chỉ số Dow Jones.
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York đạt 1,09 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.159 cổ phiếu giảm điểm và có 859 cổ phiếu tăng điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch thành công đạt 1,93 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.084 mã giảm điểm và có 585 mã tăng điểm.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 0,52%, chỉ số S&P 500 hạ 0,63% và chỉ số Nasdaq mất 0,74% - đây là tuần giảm điểm đầu tiên sau 4 tuần tăng điểm liên tiếp trước đó.
So với thời điểm thị trường chứng khoán xuống thấp nhất trong 5 năm được thiết lập ngày 9/3/2009, chỉ số Dow Jones tăng 42,38%, chỉ số S&P 500 tăng 48,42% và chỉ số Nasdaq lên 56,51%.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones tăng 6,21%, chỉ số S&P 500 tăng 11,16% và chỉ số Nasdaq lên 25,9%.
Đối với nhóm cổ phiếu ngành, 6/10 nhóm cổ phiếu ngành trong chỉ số S&P 500 đã giảm điểm trong tuần - trong đó cổ phiếu ngành dịch vụ viễn thông mất 0,5%, cổ phiếu ngành tài chính hạ 0,81%, cổ phiếu ngành năng lượng giảm 0,83%, cổ phiếu ngành công nghiệp trượt 2,01%, cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng không thuộc nhóm thiết yếu mất 2,59%,...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 14/8: chỉ số Dow Jones giảm 76,79 điểm, tương đương -0,82%, chốt ở mức 9.321,4.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 23,83 điểm, tương đương -1,19%, chốt ở mức 1.985,52.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 8,64 điểm, tương đương -0,85%, đóng cửa ở mức 1.004,09.
Hôm thứ Sáu, trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters đã công bố kết quả thăm dò về niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 8/2009. Theo đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước này đã sụt giảm xuống 63,2 điểm - thấp hơn so với mức 68,5 điểm của giới phân tích đưa ra trước đó, từ mức 66 điểm trong tháng 7/2009.
Như vậy, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã liên tục giảm trong hai tháng gần đây. Tiêu dùng vốn chiếm 2/3 tỷ trọng trong GDP của Mỹ, nên khi niềm tin giảm sẽ có tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán Mỹ.
Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho hay, sản xuất công nghiệp ở nước này trong tháng 7/2009 đã tăng 0,5%, sau khi giảm 0,4% trong tháng 6. Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 10/2008, sản xuất công nghiệp mới có tháng tăng trưởng trở lại.
Trong khi đó, Bộ Lao động Mỹ cho hay, chỉ số giá tiêu dùng của nước này trong tháng 7/2009 đã không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này khiến giới phân tích lo ngại về nguy cơ thiểu phát có thể sẽ là rào cản đối với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm phiên cuối tuần và chấm dứt chuỗi 4 tuần tăng điểm liên tiếp trước đó. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng trong tháng 8 suy giảm đã tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán.
Trong ngày giao dịch, cả ba chỉ số có lúc đã giảm trên 1,5% trước khi có sự thu hẹp biên độ giảm điểm khi kết thúc ngày giao dịch. Cổ phiếu Boeing đã mất 3,8% xuống 44,87 USD/cổ phiếu và trở thành cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất trong chỉ số Dow Jones.
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York đạt 1,09 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.159 cổ phiếu giảm điểm và có 859 cổ phiếu tăng điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch thành công đạt 1,93 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.084 mã giảm điểm và có 585 mã tăng điểm.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 0,52%, chỉ số S&P 500 hạ 0,63% và chỉ số Nasdaq mất 0,74% - đây là tuần giảm điểm đầu tiên sau 4 tuần tăng điểm liên tiếp trước đó.
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ trong tuần - Nguồn: G.Finance.
So với thời điểm thị trường chứng khoán xuống thấp nhất trong 5 năm được thiết lập ngày 9/3/2009, chỉ số Dow Jones tăng 42,38%, chỉ số S&P 500 tăng 48,42% và chỉ số Nasdaq lên 56,51%.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones tăng 6,21%, chỉ số S&P 500 tăng 11,16% và chỉ số Nasdaq lên 25,9%.
Đối với nhóm cổ phiếu ngành, 6/10 nhóm cổ phiếu ngành trong chỉ số S&P 500 đã giảm điểm trong tuần - trong đó cổ phiếu ngành dịch vụ viễn thông mất 0,5%, cổ phiếu ngành tài chính hạ 0,81%, cổ phiếu ngành năng lượng giảm 0,83%, cổ phiếu ngành công nghiệp trượt 2,01%, cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng không thuộc nhóm thiết yếu mất 2,59%,...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 14/8: chỉ số Dow Jones giảm 76,79 điểm, tương đương -0,82%, chốt ở mức 9.321,4.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 23,83 điểm, tương đương -1,19%, chốt ở mức 1.985,52.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 8,64 điểm, tương đương -0,85%, đóng cửa ở mức 1.004,09.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.398,19 | 9.321,40 | 76,79 | 0,82 |
Nasdaq | 2.009,35 | 1.985,52 | 23,83 | 1,19 | |
S&P 500 | 1.012,73 | 1.004,09 | 8,64 | 0,85 | |
Anh | FTSE 100 | 4.755,46 | 4.713,97 | 41,49 | 0,80 |
Đức | DAX | 5.401,11 | 5.309,11 | 92,00 | 1,70 |
Pháp | CAC 40 | 3.524,39 | 3.495,27 | 29,12 | 0,83 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7,034.96 | 7.069,51 | 34,55 | 0,49 |
Nhật | Nikkei 225 | 10,517.19 | 10.597,30 | 80,14 | 0,76 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20,861.30 | 20.893,33 | 32,03 | 0,15 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1,564.64 | 1.591,41 | 26,77 | 1,71 |
Singapore | Straits Times | 2,618.31 | 2.631,51 | 17,33 | 0,66 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3,140.56 | 3.046,97 | 93,59 | 2,98 |
Ấn Độ | BSE | 15,446.34 | 15.411,60 | 106,86 | 0,69 |
Australia | ASX | 4,436.70 | 4.465,10 | 28,40 | 0,64 |
Việt Nam | VN-Index | 503.58 | 506,99 | 3,41 | 0,68 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |