Phố Wall chao đảo, các ngân hàng trung ương vào cuộc
Tình hình xấu đi quá nhanh ở Phố Wall đã buộc các ngân hàng trung ương từ Âu tới Á phải hành động để trấn an thị trường
Tình hình xấu đi quá nhanh chóng ở Phố Wall đã buộc các ngân hàng trung ương từ châu Âu tới châu Á phải hợp sức hành động để trấn an thị trường.
Một lượng tiền lớn đã được bơm vào hệ thống tài chính của châu lục trong ngày hôm qua và hôm nay (16/9). Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng hành động bằng cách cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong 6 năm qua.
Ngày hôm qua, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) đã bơm tổng số tiền 70 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng của Mỹ để tăng cường thanh khoản. Đây là lần bơm tiền lớn nhất vào hệ thống tài chính trong một ngày của FED kể từ vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 trở lại đây.
Cùng với đó, FED cũng mở rộng các loại tài sản mà các ngân hàng xin vay vốn dùng làm tài sản thế chấp. Mặt khác, giới phân tích dự báo, nhiều khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất đồng USD trong cuộc họp diễn ra ngày hôm nay (16/9).
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã ngay lập tức hành động theo FED để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng niềm tin lan rộng khắp thị trường tài chính toàn cầu.
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã bơm 30 tỷ Euro, tương đương 43 tỷ USD, trong tổng số 90,3 tỷ Euro được đề nghị vay của các ngân hàng thương mại với lãi suất 4,25%/năm, thời hạn vay là 1 ngày.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã cho các ngân hàng thương mại nước này vay 5 tỷ Bảng Anh, tương đương 9 tỷ USD, trong thời hạn 3 ngày. Số tiền này chỉ bằng 1/5 nhu cầu vay “nóng” của hệ thống ngân hàng thương mại Anh.
Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ cũng cung cấp thanh khoản cho thị trường bằng các khoản vay qua đêm.
Tới thời điểm này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã bơm 1.500 tỷ Yên, tương đương 14,4 tỷ USD vào hệ thống tài chính của nước này.
Thống đốc Masaaki Shirakawa của BoJ phát biểu: “BoJ sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến tại các tập đoàn tài chính Mỹ và sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo thanh khoản và sự ổn định cho thị trường tài chính bằng các biện pháp phù hợp”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Kim Dong Soo cho biết, các cơ quan chức năng của nước này sẽ cung cấp thanh khoản thông qua các biện pháp thị trường mở. Ngày hôm nay, Bộ Tài chính nước này sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn với Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc và các quan chức tài chính để bàn thảo các biện pháp cụ thể.
Hành động theo một hướng khác, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tức ngân hàng trung ương của nước này, hôm qua đã giảm lãi suất cho vay thời hạn một năm từ mức 7,47% xuống còn 7,2%, có hiệu lực từ ngày hôm nay. Đồng thời, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng nhỏ cũng được giảm từ mức 17,5% còn 16,5%.
Đây là lần đầu tiên, Trung Quốc hạ lãi suất trong vòng 6 năm qua.
Ngân hàng Trung ương Australia hôm qua cũng bơm 2,1 tỷ Đôla Australia, tương đương 1,7 tỷ USD, vào hệ thống tài chính.
Tới thời điểm này, các tập đoàn tài chính toàn cầu đã báo lỗ và thâm hụt tài sản tổng số tiền 510 tỷ USD do khủng hoảng tính dụng. Cuộc khủng hoảng này cũng đã cuốn phăng khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu số tiền 11.000 tỷ USD.
Theo giới quan sát, các động thái trên của các ngân hàng trung ương xuất phát từ sự lo ngại sự đổ vỡ dây chuyền của hệ thống tài chính toàn cầu và tình trạng thắt chặt thanh khoản tăng cao gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế.
Một lượng tiền lớn đã được bơm vào hệ thống tài chính của châu lục trong ngày hôm qua và hôm nay (16/9). Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng hành động bằng cách cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong 6 năm qua.
Ngày hôm qua, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) đã bơm tổng số tiền 70 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng của Mỹ để tăng cường thanh khoản. Đây là lần bơm tiền lớn nhất vào hệ thống tài chính trong một ngày của FED kể từ vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 trở lại đây.
Cùng với đó, FED cũng mở rộng các loại tài sản mà các ngân hàng xin vay vốn dùng làm tài sản thế chấp. Mặt khác, giới phân tích dự báo, nhiều khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất đồng USD trong cuộc họp diễn ra ngày hôm nay (16/9).
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã ngay lập tức hành động theo FED để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng niềm tin lan rộng khắp thị trường tài chính toàn cầu.
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã bơm 30 tỷ Euro, tương đương 43 tỷ USD, trong tổng số 90,3 tỷ Euro được đề nghị vay của các ngân hàng thương mại với lãi suất 4,25%/năm, thời hạn vay là 1 ngày.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã cho các ngân hàng thương mại nước này vay 5 tỷ Bảng Anh, tương đương 9 tỷ USD, trong thời hạn 3 ngày. Số tiền này chỉ bằng 1/5 nhu cầu vay “nóng” của hệ thống ngân hàng thương mại Anh.
Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ cũng cung cấp thanh khoản cho thị trường bằng các khoản vay qua đêm.
Tới thời điểm này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã bơm 1.500 tỷ Yên, tương đương 14,4 tỷ USD vào hệ thống tài chính của nước này.
Thống đốc Masaaki Shirakawa của BoJ phát biểu: “BoJ sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến tại các tập đoàn tài chính Mỹ và sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo thanh khoản và sự ổn định cho thị trường tài chính bằng các biện pháp phù hợp”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Kim Dong Soo cho biết, các cơ quan chức năng của nước này sẽ cung cấp thanh khoản thông qua các biện pháp thị trường mở. Ngày hôm nay, Bộ Tài chính nước này sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn với Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc và các quan chức tài chính để bàn thảo các biện pháp cụ thể.
Hành động theo một hướng khác, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tức ngân hàng trung ương của nước này, hôm qua đã giảm lãi suất cho vay thời hạn một năm từ mức 7,47% xuống còn 7,2%, có hiệu lực từ ngày hôm nay. Đồng thời, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng nhỏ cũng được giảm từ mức 17,5% còn 16,5%.
Đây là lần đầu tiên, Trung Quốc hạ lãi suất trong vòng 6 năm qua.
Ngân hàng Trung ương Australia hôm qua cũng bơm 2,1 tỷ Đôla Australia, tương đương 1,7 tỷ USD, vào hệ thống tài chính.
Tới thời điểm này, các tập đoàn tài chính toàn cầu đã báo lỗ và thâm hụt tài sản tổng số tiền 510 tỷ USD do khủng hoảng tính dụng. Cuộc khủng hoảng này cũng đã cuốn phăng khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu số tiền 11.000 tỷ USD.
Theo giới quan sát, các động thái trên của các ngân hàng trung ương xuất phát từ sự lo ngại sự đổ vỡ dây chuyền của hệ thống tài chính toàn cầu và tình trạng thắt chặt thanh khoản tăng cao gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế.