Phố Wall chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm
Mặc dù các chỉ số chứng khoán chính tăng giảm đan xen, nhưng biên độ chênh lệch không đáng kể
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa khép lại một phiên giao dịch ảm đạm. Mặc dù các chỉ số có sự tăng giảm đan xen, nhưng biên độ chênh lệch không lớn, phản ánh nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về khủng hoảng nợ châu Âu và số liệu kinh tế yếu kém của Mỹ.
Những dấu hiệu về sự suy yếu kinh tế trên khắp thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công đang ngày càng trở nên gay gắt tại châu Âu, đã làm nản lòng giới đầu tư cổ phiếu thời gian gần đây. Tình trạng tháo chạy diễn ra ở hầu khắp các thị trường hàng hóa rủi ro.
Cuối tuần trước, với mức giảm hơn 2%, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã mất sạch toàn bộ thành quả có được từ đầu năm, trong khi chỉ số S&P 500 hiện chỉ tăng có 1,6% kể từ đầu năm tới nay. Theo giới phân tích, S&P vẫn đang tự điều chỉnh và có thể giảm sâu hơn nữa.
Hôm qua (4/6), thị trường đón nhận thông tin cho thấy số đơn đặt hàng sản xuất của Mỹ trong tháng 4 đã giảm 0,6%. Đây là tháng giảm thứ ba trong 4 tháng gần đây thuộc lĩnh vực này. Trong khi, giới phân tích trước đó dự báo số đơn đặt hàng các nhà máy của Mỹ tăng 0,2%.
Tại châu Âu, để thúc đẩy niềm tin thị trường vào những biện pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ, Thủ tướng Đức đã đưa ra một số biện pháp đầy tham vọng, như việc xác lập một cơ quan quản lý tài chính khu vực đồng Euro, tăng thêm sức mạnh cho các cơ quan chung.
Trong khi đó, phát biểu hôm 3/6, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy thừa nhận, nước này đang trải qua thời kỳ rối loạn nhưng "không phải là bên bờ vực thẳm và sẽ không bị chìm", đồng thời cam kết chính phủ sẽ kiên trì bám lấy đường lối hiện nay chừng nào còn cần".
Ông Rajoy cũng cho biết, ông ủng hộ ý tưởng thành lập một chính quyền tài chính duy nhất ở châu Âu để vực dậy niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế vào đồng Euro và cũng thừa nhận rằng, điều này có thể khiến một số quốc gia phải từ bỏ quyền tự quyết tài chính của mình.
Chỉ số S&P khu vực tài chính chịu tác động mạnh nhất của của những diễn biến mới nhất liên quan tới vấn đề khủng hoảng nợ công của châu Âu. Kết thúc phiên đêm qua, chỉ số này suy giảm 1%. Chỉ số S&P lĩnh vực công nghiệp nhạy cảm kinh tế cũng bị giảm khoảng 1%.
Chốt ngày 4/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 17,11 điểm, tương ứng 0,14%, xuống còn 12.101,46 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích nhẹ 0,14 điểm, tương ứng 0,01%, lên 1.278,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 12,53 điểm, tương ứng 0,46%, lên mức 2.760,01 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức trung bình, với khoảng 7,15 tỷ cổ phiếu được sang tay trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn một chút so với trung bình hàng ngày 6,85 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Số cổ phiếu giảm điểm vượt trội hơn số tăng.
Những dấu hiệu về sự suy yếu kinh tế trên khắp thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công đang ngày càng trở nên gay gắt tại châu Âu, đã làm nản lòng giới đầu tư cổ phiếu thời gian gần đây. Tình trạng tháo chạy diễn ra ở hầu khắp các thị trường hàng hóa rủi ro.
Cuối tuần trước, với mức giảm hơn 2%, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã mất sạch toàn bộ thành quả có được từ đầu năm, trong khi chỉ số S&P 500 hiện chỉ tăng có 1,6% kể từ đầu năm tới nay. Theo giới phân tích, S&P vẫn đang tự điều chỉnh và có thể giảm sâu hơn nữa.
Hôm qua (4/6), thị trường đón nhận thông tin cho thấy số đơn đặt hàng sản xuất của Mỹ trong tháng 4 đã giảm 0,6%. Đây là tháng giảm thứ ba trong 4 tháng gần đây thuộc lĩnh vực này. Trong khi, giới phân tích trước đó dự báo số đơn đặt hàng các nhà máy của Mỹ tăng 0,2%.
Tại châu Âu, để thúc đẩy niềm tin thị trường vào những biện pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ, Thủ tướng Đức đã đưa ra một số biện pháp đầy tham vọng, như việc xác lập một cơ quan quản lý tài chính khu vực đồng Euro, tăng thêm sức mạnh cho các cơ quan chung.
Trong khi đó, phát biểu hôm 3/6, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy thừa nhận, nước này đang trải qua thời kỳ rối loạn nhưng "không phải là bên bờ vực thẳm và sẽ không bị chìm", đồng thời cam kết chính phủ sẽ kiên trì bám lấy đường lối hiện nay chừng nào còn cần".
Ông Rajoy cũng cho biết, ông ủng hộ ý tưởng thành lập một chính quyền tài chính duy nhất ở châu Âu để vực dậy niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế vào đồng Euro và cũng thừa nhận rằng, điều này có thể khiến một số quốc gia phải từ bỏ quyền tự quyết tài chính của mình.
Chỉ số S&P khu vực tài chính chịu tác động mạnh nhất của của những diễn biến mới nhất liên quan tới vấn đề khủng hoảng nợ công của châu Âu. Kết thúc phiên đêm qua, chỉ số này suy giảm 1%. Chỉ số S&P lĩnh vực công nghiệp nhạy cảm kinh tế cũng bị giảm khoảng 1%.
Chốt ngày 4/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 17,11 điểm, tương ứng 0,14%, xuống còn 12.101,46 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích nhẹ 0,14 điểm, tương ứng 0,01%, lên 1.278,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 12,53 điểm, tương ứng 0,46%, lên mức 2.760,01 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức trung bình, với khoảng 7,15 tỷ cổ phiếu được sang tay trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn một chút so với trung bình hàng ngày 6,85 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Số cổ phiếu giảm điểm vượt trội hơn số tăng.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.118,57 | 12.101,46 | 17,11 | 0,14 |
S&P 500 | 1.278,04 | 1.278,18 | 0,14 | 0,01 | |
Nasdaq | 2.747,48 | 2.760,01 | 12,53 | 0,46 | |
Anh | FTSE 100 | 5.260,19 | |||
Pháp | CAC 40 | 2.950,47 | 2.954,49 | 4,02 | 0,14 |
Đức | DAX | 6.050,29 | 5.978,23 | 72,06 | 1,19 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.440,25 | 8.295,63 | 144,62 | 1,71 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.558,34 | 18.185,59 | 372,75 | 2,01 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.373,44 | 2.308,55 | 64,89 | 2,73 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.106,09 | 6.894,66 | 211,43 | 2,98 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.834,51 | 1.783,13 | 51,38 | 2,80 |
Singapore | Straits Times | 2.745,41 | 2.698,90 | 46,81 | 1,70 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |