Phố Wall đảo chiều đi xuống vì Chủ tịch ECB
Dù có thời điểm thị trường tăng hơn 1% nhưng đến cuối phiên chứng khoán Mỹ đã hụt hơi sau tuyên bố của Chủ tịch ECB
Dù có thời điểm thị trường tăng hơn 1% nhưng đến cuối phiên cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều hụt hơi sau tuyên bố của Chủ tịch ECB và lực cầu trái phiếu kho bạc Mỹ ở mức thấp.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 20/3/2010 đã giảm 14.000, xuống 442.000 người, từ mức 456.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 13/3/2010, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 4,55 triệu.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, trong phiên điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cho biết, nền kinh tế Mỹ hiện vẫn cần hỗ trợ từ chính sách lãi suất thấp của FED, nhưng Ngân hàng Trung ương cũng sẵn sàng ngừng biện pháp hỗ trợ một khi nền kinh tế thực sự vững chắc.
Chuyển qua diễn biến thị trường chứng khoán, ngay từ khi mở cửa, cả ba chỉ số chứng khoán chính đã có được đà tăng điểm ấn tượng với biên độ tăng vượt 0,6%, riêng Nasdaq tăng tới 0,75%. Đà tăng điểm của thị trường sau đó tiếp tục được hỗ trợ khi ông Ben Bernanke phát biểu sẽ vẫn duy trì chính sách lãi suất thấp để thúc đẩy nền kinh tế.
Trong khoảng thời gian từ 11h40 đến 13h20 (giờ địa phương), cả ba chỉ số đạt mức tăng từ 0,8-1,37% và lại lên mức cao nhất trong 18 tháng. Những tưởng thị trường sẽ phục hồi trở lại sau khi mất điểm phiên trước đó vì lo ngại tình trạng bất ổn nợ công ở châu Âu, nhưng phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet đã phá hủy thành quả tăng điểm trước đó.
Xuất hiện trên truyền hình Pháp nói về việc giải cứu Hy Lạp, ông Jean-Claude Trichet nhấn mạnh các thành viên trong khu vực sử dụng chung đồng Euro (Eurozone) cần phải chịu trách nhiệm trước các vấn đề của khối và cần phải hợp tác để đạt mục tiêu tăng trưởng chung.
“Nếu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay một vài thành viên chịu thay trách nhiệm của các chính phủ trong khối Eurozone thì rõ ràng đó là điều rất rất tồi tệ”, ông Jean-Claude Trichet nói.
Một nguyên nữa khiến thị trường chứng khoán Mỹ trượt giảm về cuối phiên chính là sức cầu trong phiên đấu thầu trái phiếu kho bạc Mỹ ở mức thấp và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 7 năm này lên tới 3,374%.
USD phiên này tiếp tục lên giá so với Euro và lại đẩy giá hàng hóa cơ bản suy giảm. Điều này khiến cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ tiếp tục trượt dốc. Cổ phiếu Alcoa phiên này giảm 1,47%, cổ phiếu Chevron, Exxon Mobil cũng đều mất điểm.
Tuy nhiên, cũng giống như phiên trước, điểm sáng của phiên này chính là đà tăng điểm ấn tượng của cổ phiếu khối ngân hàng, trong đó cổ phiếu Bank of America tăng 1%, cổ phiếu Citigroup tiến thêm 2,9%.
Thanh khoản phiên này ở mức rất tốt, trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 10 tỷ cổ phiếu.
Tuần tới sẽ bước mùa báo cáo kết quả kinh doanh của 500 tập đoàn trong chỉ số S&P 500. Theo dự báo của giới phân tích, lợi nhuận quý 1/2010 sẽ tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm trước. Đây có thể là tín hiệu tích cực để tạo đà cho thị trường chứng khoán Mỹ bứt phá trong thời gian tới.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 25/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 25/3: chỉ số Dow Jones tăng 5,06 điểm, tương đương 0,05%, chốt ở mức 10.841,21.
Chỉ số Nasdaq hạ 1,35 điểm, tương ứng -0,06%, chốt ở mức 2.397,41.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 1,99 điểm, tương ứng -0,17%, đóng cửa ở mức 1.165,73.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 20/3/2010 đã giảm 14.000, xuống 442.000 người, từ mức 456.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 13/3/2010, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 4,55 triệu.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, trong phiên điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cho biết, nền kinh tế Mỹ hiện vẫn cần hỗ trợ từ chính sách lãi suất thấp của FED, nhưng Ngân hàng Trung ương cũng sẵn sàng ngừng biện pháp hỗ trợ một khi nền kinh tế thực sự vững chắc.
Chuyển qua diễn biến thị trường chứng khoán, ngay từ khi mở cửa, cả ba chỉ số chứng khoán chính đã có được đà tăng điểm ấn tượng với biên độ tăng vượt 0,6%, riêng Nasdaq tăng tới 0,75%. Đà tăng điểm của thị trường sau đó tiếp tục được hỗ trợ khi ông Ben Bernanke phát biểu sẽ vẫn duy trì chính sách lãi suất thấp để thúc đẩy nền kinh tế.
Trong khoảng thời gian từ 11h40 đến 13h20 (giờ địa phương), cả ba chỉ số đạt mức tăng từ 0,8-1,37% và lại lên mức cao nhất trong 18 tháng. Những tưởng thị trường sẽ phục hồi trở lại sau khi mất điểm phiên trước đó vì lo ngại tình trạng bất ổn nợ công ở châu Âu, nhưng phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet đã phá hủy thành quả tăng điểm trước đó.
Xuất hiện trên truyền hình Pháp nói về việc giải cứu Hy Lạp, ông Jean-Claude Trichet nhấn mạnh các thành viên trong khu vực sử dụng chung đồng Euro (Eurozone) cần phải chịu trách nhiệm trước các vấn đề của khối và cần phải hợp tác để đạt mục tiêu tăng trưởng chung.
“Nếu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay một vài thành viên chịu thay trách nhiệm của các chính phủ trong khối Eurozone thì rõ ràng đó là điều rất rất tồi tệ”, ông Jean-Claude Trichet nói.
Một nguyên nữa khiến thị trường chứng khoán Mỹ trượt giảm về cuối phiên chính là sức cầu trong phiên đấu thầu trái phiếu kho bạc Mỹ ở mức thấp và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 7 năm này lên tới 3,374%.
USD phiên này tiếp tục lên giá so với Euro và lại đẩy giá hàng hóa cơ bản suy giảm. Điều này khiến cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ tiếp tục trượt dốc. Cổ phiếu Alcoa phiên này giảm 1,47%, cổ phiếu Chevron, Exxon Mobil cũng đều mất điểm.
Tuy nhiên, cũng giống như phiên trước, điểm sáng của phiên này chính là đà tăng điểm ấn tượng của cổ phiếu khối ngân hàng, trong đó cổ phiếu Bank of America tăng 1%, cổ phiếu Citigroup tiến thêm 2,9%.
Thanh khoản phiên này ở mức rất tốt, trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 10 tỷ cổ phiếu.
Tuần tới sẽ bước mùa báo cáo kết quả kinh doanh của 500 tập đoàn trong chỉ số S&P 500. Theo dự báo của giới phân tích, lợi nhuận quý 1/2010 sẽ tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm trước. Đây có thể là tín hiệu tích cực để tạo đà cho thị trường chứng khoán Mỹ bứt phá trong thời gian tới.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 25/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 25/3: chỉ số Dow Jones tăng 5,06 điểm, tương đương 0,05%, chốt ở mức 10.841,21.
Chỉ số Nasdaq hạ 1,35 điểm, tương ứng -0,06%, chốt ở mức 2.397,41.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 1,99 điểm, tương ứng -0,17%, đóng cửa ở mức 1.165,73.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.836,15 | 10,841.21 | 5,06 | 0,05 |
Nasdaq | 2.398,76 | 2,397.41 | 1,35 | 0,06 | |
S&P 500 | 1.167,72 | 1,165.73 | 1,99 | 0,17 | |
Anh | FTSE 100 | 5.677,88 | 5,727.65 | 49,77 | 0,88 |
Đức | DAX | 6.039,00 | 6,132.95 | 93,95 | 1,56 |
Pháp | CAC 40 | 3.949,81 | 4,000.48 | 50,67 | 1,28 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.822,71 | 7.838,10 | 15,39 | 0,20 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.815,03 | 10.828,85 | 13,82 | 0,13 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.008,62 | 20.778,55 | 230,07 | 1,10 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.681,01 | 1.688,39 | 7,38 | 0,44 |
Singapore | Straits Times | 2.898,33 | 2.888,37 | 2,01 | 0,07 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.056,81 | 3.019,18 | 37,63 | 1,23 |
Ấn Độ | BSE | 17.451,02 | 17.558,85 | 107,83 | 0,62 |
Australia | ASX | 4.903,20 | 4.896,30 | 6,90 | 0,14 |
Việt Nam | VN-Index | 512,12 | 503,39 | 8,73 | 1,70 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |