Phố Wall đảo chiều lên điểm vào cuối phiên
Ngày 15/3, chứng khoán Mỹ đã đảo chiều tăng điểm sau khi cổ phiếu khối ngân hàng đột ngột khởi sắc về cuối phiên
Ngày 15/3, chứng khoán Mỹ đã đảo chiều tăng điểm sau khi cổ phiếu khối ngân hàng đột ngột khởi sắc về cuối phiên.
Mở cửa ngày giao dịch với mức giảm nhẹ, cả ba chỉ số chứng khoán tỏ ra đuối sức khi cả phiên buổi sáng chỉ có Dow Jones tăng điểm được hai đợt nhưng cũng nhanh chóng đi xuống.
Không có thông tin hỗ trợ được công bố trong khi thông tin Trung Quốc đang gia tăng các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ - một động thái có thể làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới - đã làm tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn. Điều này đã khiến các chỉ số liên tục mất điểm và có khoảng thời gian khá lâu duy trì mức giảm từ 0,25-0,75% giá trị.
Trước lo ngại về việc Trung Quốc sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ, cổ phiếu khối tài chính Mỹ đã liên tục giảm điểm trong ngày giao dịch. Tuy nhiên, khi Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Christopher Dodd công bố kế hoạch cải tổ hệ thống tài chính - vốn không còn gây bất ngờ cho nhà đầu tư - thì cổ phiếu khối ngân hàng lại đột ngột được gom mạnh, khiến chỉ số KBW ngân hàng đảo chiều tăng 0,2%, từ mức giảm 1,2% đầu phiên giao dịch.
Đà phục hồi của khối ngân hàng đã tạo động lực dẫn dắt Dow Jones và S&P 500 đảo chiều đi lên vào cuối ngày giao dịch. Như vậy, liên tục trong nhiều phiên gần đây, cổ phiếu khối tài chính - ngân hàng đã trở thành nhân tố đầu tàu giúp thị trường lên điểm.
Với mức giảm 1,7% giá trị, chỉ số S&P khối năng lượng được xem là nguyên nhân chính kìm hãm đà tăng của thị trường. Các cổ phiếu có ảnh hưởng lớn đến chỉ số này là Chevron và Exxon Mobil đã giảm lần lượt 0,2 và 0,75% giá trị; cổ phiếu Consol Energy mất 10,2%.
Chỉ số Nasdaq phiên này đã mất điểm trước áp lực giảm giá của cổ phiếu nhiều hãng công nghiệp bán dẫn, trong đó cổ phiếu Lam Research hạ 4,6%, cổ phiếu KLA-Tencor mất 4,6%, cổ phiếu Atheros trượt 4,1%, Intel mất 0,5%.
Trong khi đó, với mức tăng từ 1-2,8%, cổ phiếu Merck, Pfizer, GE và Wal-mart chính là đầu tàu nâng đỡ Dow Jones khởi sắc trong phiên này.
Thanh khoản trên thị trường ở mức thấp khi trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq, khối lượng giao dịch chỉ đạt 7,24 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức hơn 9 tỷ cổ phiếu của nhiều phiên trước đó. Tỷ lệ cổ phiếu tăng điểm và giảm điểm trên sàn New York là 4:3.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 15/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 15/3: chỉ số Dow Jones tăng 17,46 điểm, tương đương 0,16%, chốt ở mức 10.642,15.
Chỉ số Nasdaq giảm 5,45 điểm, tương ứng -0,23%, chốt ở mức 2.362,21.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 0,52 điểm, tương ứng 0,05%, đóng cửa ở mức 1.150,51.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Công bố giá xuất nhập khẩu; công bố số nhà mới khởi công.
Thứ Tư: Công bố chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI).
Thứ Năm: Công bố chỉ số tiêu dùng (CPI); công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Thứ Sáu: Sự kiện “Quadruple Witching” - ngày các nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ quyết toán các hợp đồng chỉ số tương lai, quyền chọn mua/bán các chỉ số, quyền chọn mua/bán cổ phiếu và thanh toán các hợp đồng tương lai mua bán cổ phiếu.
Mở cửa ngày giao dịch với mức giảm nhẹ, cả ba chỉ số chứng khoán tỏ ra đuối sức khi cả phiên buổi sáng chỉ có Dow Jones tăng điểm được hai đợt nhưng cũng nhanh chóng đi xuống.
Không có thông tin hỗ trợ được công bố trong khi thông tin Trung Quốc đang gia tăng các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ - một động thái có thể làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới - đã làm tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn. Điều này đã khiến các chỉ số liên tục mất điểm và có khoảng thời gian khá lâu duy trì mức giảm từ 0,25-0,75% giá trị.
Trước lo ngại về việc Trung Quốc sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ, cổ phiếu khối tài chính Mỹ đã liên tục giảm điểm trong ngày giao dịch. Tuy nhiên, khi Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Christopher Dodd công bố kế hoạch cải tổ hệ thống tài chính - vốn không còn gây bất ngờ cho nhà đầu tư - thì cổ phiếu khối ngân hàng lại đột ngột được gom mạnh, khiến chỉ số KBW ngân hàng đảo chiều tăng 0,2%, từ mức giảm 1,2% đầu phiên giao dịch.
Đà phục hồi của khối ngân hàng đã tạo động lực dẫn dắt Dow Jones và S&P 500 đảo chiều đi lên vào cuối ngày giao dịch. Như vậy, liên tục trong nhiều phiên gần đây, cổ phiếu khối tài chính - ngân hàng đã trở thành nhân tố đầu tàu giúp thị trường lên điểm.
Với mức giảm 1,7% giá trị, chỉ số S&P khối năng lượng được xem là nguyên nhân chính kìm hãm đà tăng của thị trường. Các cổ phiếu có ảnh hưởng lớn đến chỉ số này là Chevron và Exxon Mobil đã giảm lần lượt 0,2 và 0,75% giá trị; cổ phiếu Consol Energy mất 10,2%.
Chỉ số Nasdaq phiên này đã mất điểm trước áp lực giảm giá của cổ phiếu nhiều hãng công nghiệp bán dẫn, trong đó cổ phiếu Lam Research hạ 4,6%, cổ phiếu KLA-Tencor mất 4,6%, cổ phiếu Atheros trượt 4,1%, Intel mất 0,5%.
Trong khi đó, với mức tăng từ 1-2,8%, cổ phiếu Merck, Pfizer, GE và Wal-mart chính là đầu tàu nâng đỡ Dow Jones khởi sắc trong phiên này.
Thanh khoản trên thị trường ở mức thấp khi trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq, khối lượng giao dịch chỉ đạt 7,24 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức hơn 9 tỷ cổ phiếu của nhiều phiên trước đó. Tỷ lệ cổ phiếu tăng điểm và giảm điểm trên sàn New York là 4:3.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 15/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 15/3: chỉ số Dow Jones tăng 17,46 điểm, tương đương 0,16%, chốt ở mức 10.642,15.
Chỉ số Nasdaq giảm 5,45 điểm, tương ứng -0,23%, chốt ở mức 2.362,21.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 0,52 điểm, tương ứng 0,05%, đóng cửa ở mức 1.150,51.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Công bố giá xuất nhập khẩu; công bố số nhà mới khởi công.
Thứ Tư: Công bố chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI).
Thứ Năm: Công bố chỉ số tiêu dùng (CPI); công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Thứ Sáu: Sự kiện “Quadruple Witching” - ngày các nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ quyết toán các hợp đồng chỉ số tương lai, quyền chọn mua/bán các chỉ số, quyền chọn mua/bán cổ phiếu và thanh toán các hợp đồng tương lai mua bán cổ phiếu.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.624,69 | 10.642,15 | 17,46 | 0,16 |
Nasdaq | 2.367,66 | 2.362,21 | 5,45 | 0,23 | |
S&P 500 | 1.149,99 | 1.150,51 | 0,52 | 0,05 | |
Anh | FTSE 100 | 5.625,65 | 5.593,85 | 31,80 | 0,57 |
Đức | DAX | 5.945,11 | 5.903,56 | 41,55 | 0,70 |
Pháp | CAC 40 | 3.927,40 | 3.890,91 | 36,49 | 0,93 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.748,33 | 7.634,92 | 113,41 | 1,46 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.751,26 | 10.751,98 | 0,72 | 0,01 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.209,74 | 21.079,10 | 130,64 | 0,62 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.662,74 | 1.649,50 | 13,24 | 0,80 |
Singapore | Straits Times | 2.881,36 | 2.874,33 | 7,03 | 0,24 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.013,41 | 2.976,94 | 36,47 | 1,21 |
Ấn Độ | BSE | 17.166,62 | 17.164,99 | 1,63 | 0,01 |
Australia | ASX | 4.831,50 | 4.799,40 | 32,10 | 0,66 |
Việt Nam | VN-Index | 531,51 | 531,86 | 0,35 | 0,07 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |