Phố Wall đỏ rực trong nỗi lo nợ công châu Âu
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm phiên 6/9, do nhà đầu tư lo sợ châu Âu tiếp tục thất bại trong giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 6/9, do nhà đầu tư lo sợ châu Âu tiếp tục thất bại trong giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, từ đó gây ra những đồn đoán về khả năng thị trường sẽ rơi xuống điểm thấp mới trong năm nay.
Chốt phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 100,96 điểm, tương ứng 0,90%, xuống còn 11.139,30 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 8,73 điểm, tương ứng 0,74%, xuống còn 1.165,24 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 6,50 điểm, tương ứng 0,26%, xuống chốt ở 2.473,83 điểm.
Trong đó, đáng chú ý là chỉ số S&P 500 đã giảm 14,5% kể từ mức cao nhất xác lập hồi cuối tháng 4/2011 tới nay. Mặc dù giới đầu tư đã từng lạc quan khi châu Âu đưa ra kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, nhưng niềm tin thị trường vẫn dễ dàng lung lay mỗi khi có tin nói rằng các vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Hôm qua, giới đầu tư chuyển tiền mặt sang những loại tài sản ít rủi ro hơn do lo ngại Italy và Hy Lạp khó có khả năng giải quyết việc cắt giảm thâm hụt ngân sách như các mục tiêu đã đề ra, trong khi Chính phủ Đức đứng trước nguy cơ bị Tòa án Hiến pháp nước này giảm bớt quyền tự quyết trong các vấn đề cấp tài chính cứu trợ.
Những mối quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã khiến giới đầu cơ hàng hóa quốc tế liên tưởng tới khả năng nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào một cuộc suy thoái mới. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của Phố Wall tăng mạnh nhất trong gần 2 tuần qua, khi tiến 9,4% lên 37,08 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu tác động mạnh nhất trong phiên giao dịch hôm qua, với chỉ số KBW ngân hàng giảm gần 2%. Thêm vào đó, cuối tuần trước, Mỹ cho biết sẽ kiện 17 ngân hàng lớn, cũng gây thêm những lo lắng về tình hình "sức khỏe" của khối tổ chức tài chính thuộc nền kinh tế đầu tàu.
Đáng chú ý nhất trong ngày là cổ phiếu của Bank of America giảm 3,6% xuống 6,99 USD và cổ phiếu của JPMorgan & Chase hạ 3,4% xuống 33,44 USD. Cổ phiếu của Credit Suisse niêm yết tại Mỹ trượt mạnh 12,9% xuống còn 23,84 USD. Chỉ số PHLX khu vực châu Âu trượt giảm 3,5%.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,9 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu của năm ngoái. Trên sàn New York, số mã giảm điểm vượt trội hơn số tăng với tỷ lệ 3/1, còn ở sàn Nasdaq là 2/1.
Ngược chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu cho kết quả đan xen. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 54,26 điểm, tương ứng 1,06%, lên 5.156,84 điểm. Trong khi, chỉ số DAX của Đức giảm thêm 52,21 điểm, tương ứng 1%, xuống 5.193,97 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 33,9 điểm, tương ứng 1,13% xuống còn 2.965,64 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương cũng cho kết quả trái chiều. Ở chiều đi xuống, chỉ số Taiex của chứng khoán Đài Loan giảm 184,38 điểm, tương ứng 2,44%, xuống còn 7.367,19 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật Bản giảm 193,89 điểm, tương ứng 2,21%, xuống 8.590,57 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 19,12 điểm, tương ứng 1,07%, xuống 1.766,71 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm nhẹ 8,21 điểm, tương ứng 0,33%, xuống 2.470,52 điểm. Ngược lại, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,48% lên 19.710,50 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore cũng nhích nhẹ 0,04%.
Chốt phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 100,96 điểm, tương ứng 0,90%, xuống còn 11.139,30 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 8,73 điểm, tương ứng 0,74%, xuống còn 1.165,24 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 6,50 điểm, tương ứng 0,26%, xuống chốt ở 2.473,83 điểm.
Trong đó, đáng chú ý là chỉ số S&P 500 đã giảm 14,5% kể từ mức cao nhất xác lập hồi cuối tháng 4/2011 tới nay. Mặc dù giới đầu tư đã từng lạc quan khi châu Âu đưa ra kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, nhưng niềm tin thị trường vẫn dễ dàng lung lay mỗi khi có tin nói rằng các vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Hôm qua, giới đầu tư chuyển tiền mặt sang những loại tài sản ít rủi ro hơn do lo ngại Italy và Hy Lạp khó có khả năng giải quyết việc cắt giảm thâm hụt ngân sách như các mục tiêu đã đề ra, trong khi Chính phủ Đức đứng trước nguy cơ bị Tòa án Hiến pháp nước này giảm bớt quyền tự quyết trong các vấn đề cấp tài chính cứu trợ.
Những mối quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã khiến giới đầu cơ hàng hóa quốc tế liên tưởng tới khả năng nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào một cuộc suy thoái mới. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của Phố Wall tăng mạnh nhất trong gần 2 tuần qua, khi tiến 9,4% lên 37,08 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu tác động mạnh nhất trong phiên giao dịch hôm qua, với chỉ số KBW ngân hàng giảm gần 2%. Thêm vào đó, cuối tuần trước, Mỹ cho biết sẽ kiện 17 ngân hàng lớn, cũng gây thêm những lo lắng về tình hình "sức khỏe" của khối tổ chức tài chính thuộc nền kinh tế đầu tàu.
Đáng chú ý nhất trong ngày là cổ phiếu của Bank of America giảm 3,6% xuống 6,99 USD và cổ phiếu của JPMorgan & Chase hạ 3,4% xuống 33,44 USD. Cổ phiếu của Credit Suisse niêm yết tại Mỹ trượt mạnh 12,9% xuống còn 23,84 USD. Chỉ số PHLX khu vực châu Âu trượt giảm 3,5%.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,9 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu của năm ngoái. Trên sàn New York, số mã giảm điểm vượt trội hơn số tăng với tỷ lệ 3/1, còn ở sàn Nasdaq là 2/1.
Ngược chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu cho kết quả đan xen. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 54,26 điểm, tương ứng 1,06%, lên 5.156,84 điểm. Trong khi, chỉ số DAX của Đức giảm thêm 52,21 điểm, tương ứng 1%, xuống 5.193,97 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 33,9 điểm, tương ứng 1,13% xuống còn 2.965,64 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương cũng cho kết quả trái chiều. Ở chiều đi xuống, chỉ số Taiex của chứng khoán Đài Loan giảm 184,38 điểm, tương ứng 2,44%, xuống còn 7.367,19 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật Bản giảm 193,89 điểm, tương ứng 2,21%, xuống 8.590,57 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 19,12 điểm, tương ứng 1,07%, xuống 1.766,71 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm nhẹ 8,21 điểm, tương ứng 0,33%, xuống 2.470,52 điểm. Ngược lại, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,48% lên 19.710,50 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore cũng nhích nhẹ 0,04%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.240,30 | 11.139,30 | 100,96 | 0,90 |
S&P 500 | 1.173,97 | 1.165,24 | 8,73 | 0,74 | |
Nasdaq | 2.480,33 | 2.473,83 | 6,50 | 0,26 | |
Anh | FTSE 100 | 5.102,58 | 5.156,84 | 54,26 | 1,06 |
Pháp | CAC 40 | 2.999,54 | 2.965,64 | 33,90 | 1,13 |
Đức | DAX | 5.246,18 | 5.193,97 | 52,21 | 1,00 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.784,46 | 8.590,57 | 193,89 | 2,21 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.616,40 | 19.710,50 | 94,10 | 0,48 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.478,74 | 2.470,52 | 8,21 | 0,33 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.551,57 | 7.367,19 | 184,38 | 2,44 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.785,83 | 1.766,71 | 19,12 | 1,07 |
Singapore | Straits Times | 2.766,21 | 2.774,33 | 1,16 | 0,04 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |