Phố Wall đuối sức về cuối phiên
Chứng khoán Mỹ đã đánh mất thành quả tăng điểm vào cuối ngày giao dịch trước sự thoái lui của cổ phiếu khối dược phẩm, tài chính
Ngày 3/3, chứng khoán Mỹ đã đánh mất thành quả tăng điểm vào cuối ngày giao dịch trước sự thoái lui của cổ phiếu khối dược phẩm, tài chính và công nghệ.
Hôm thứ Tư, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ISM ngành dịch vụ trong tháng 2/2010 đã tăng lên 53 điểm - mức cao nhất kể từ tháng 12/2007 và cao hơn so với mức dự báo 51 điểm của giới phân tích, từ mức 50,5 điểm trong tháng 1/2010.
Chỉ số này nếu ở trên ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng. Ngành dịch vụ vốn chiếm 2/3 hoạt động kinh tế ở Mỹ, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh như ngân hàng, hàng không, khách sạn và nhà hàng.
Cùng ngày, ADP Employer Services cho biết, giới chủ tư nhân ở Mỹ đã cắt giảm 20.000 việc làm trong tháng 2/2010, từ mức 60.000 trong tháng 1/2010. Ngày 5/3 tới, Bộ Lao động Mỹ sẽ chính thức công bố số liệu về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 2/2010.
Hạ nhiệt về cuối phiên
Mở cửa ngày giao dịch với mức tăng xấp xỉ 0,2%, chứng khoán Mỹ tiếp tục được hỗ trợ bởi thông tin chỉ số ISM ngành dịch vụ có mức tăng trưởng mạnh trong vòng nhiều năm qua. Vào lúc hơn 11h (giờ địa phương), cả ba chỉ số đạt giá trị cao nhất trong ngày giao dịch với mức tăng từ 0,54-0,64%.
Tuy vậy, với 3 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó, áp lực bán ra bắt đầu gia tăng, nhất là vào thời điểm Bộ Lao động Mỹ sắp công bố tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 2. Vào lúc gần 15h chiều, các chỉ số bắt đầu đảo chiều giảm điểm với mức giảm mạnh nhất của Dow Jones và S&P 500 là 0,2%, sau khi Cục Dự trữ Liên bang công bố báo cáo cho biết nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi nhưng với tốc độ không đủ nhanh để khỏa lấp kỳ vọng của giới đầu tư.
Các chỉ số gần như không có thay đổi về giá trị so với phiên liền trước khi kết thúc ngày giao dịch nhưng đối với nhà đầu tư lạc quan thì đây cũng có thể coi như một phiên điều chỉnh cần thiết sau khi thị trường đã có 3 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó.
Xét về mức độ ảnh hưởng của thị trường thì cổ phiếu khối dược phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự thoái lui của các chỉ số phiên này. Cổ phiếu Pfizer đã dẫn đầu biên độ giảm điểm ở Dow Jones khi mất 1,6%, cổ phiếu Merck & Co hạ 0,5%.
Ngoài ra, cổ phiếu khối ngân hàng cũng là lực cản không nhỏ của thị trường, chỉ số KBW khối này đã hạ 0,4%, trong đó cổ phiếu Goldman Sachs giảm 0,6%, cổ phiếu Bank of America hạ 0,55%, cổ phiếu JPMorgan mất 0,19%...
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 7,79 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, thị trường cứ có 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 3/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 3/3: chỉ số Dow Jones giảm 9,22 điểm, tương đương -0,09%, chốt ở mức 10.396,76. Chỉ số Nasdaq hạ 0,11 điểm, chốt ở mức 2.280,79.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 0,48 điểm, tương ứng 0,04%, đóng cửa ở mức 1.118,79.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; số đơn đặt hàng từ các nhà máy; công bố doanh số nhà chờ bán; Ngân hàng Trung ương Anh và châu Âu công bố quyết định về lãi suất cơ bản.
Thứ Sáu: Bộ Lao động Mỹ công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 2; công bố tín dụng lĩnh vực tiêu dùng.
Chứng khoán châu Á tiếp tục đi lên
Chứng khoán châu Á tiếp tục đi lên, đưa chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,2% so với cuối năm 2009.
Trước thông tin Thủ tướng Hy Lạp công bố kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách thêm 4,8 tỷ Euro (6,5 tỷ USD), hầu hết các thị trường chứng khoán lớn của khu vực đã lên điểm khi kết thúc ngày giao dịch. Tuy khởi sắc, nhưng biên độ tăng điểm của các thị trường đều ở mức dưới 1%.
Cùng với phiên tăng điểm mạnh một ngày trước đó, biên độ tăng 0,5% giá trị của MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã đưa chỉ số này có mức tăng 0,2% so với cuối năm 2009.
Tại thị trường Australia, chỉ số ASX đã tăng 0,72% và là một trong ba chỉ số tăng điểm mạnh nhất của chứng khoán khu vực. Thị trường đi lên sau khi Chính phủ Australia cho biết kinh tế quý 4/2009 đã có sự tăng trưởng mạnh nhất trong vòng gần 2 năm qua.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 tiếp tục tăng điểm trước thông tin tích cực hơn từ Hy Lạp. Tuy nhiên, việc đồng Yên lên giá so với USD đã khiến nhiều cổ phiếu của nhà xuất khẩu lớn giảm điểm, qua đó kìm hãm đà tăng mạnh của thị trường.
Điểm đáng chú ý là cổ phiếu Toyota tăng 3,2% lên 3.420 Yên/cổ phiếu. Ngược lại, cổ phiếu một số hãng xuất khẩu lớn đã mất điểm, trong đó cổ phiếu Panasonic hạ 1,5%, cổ phiếu Toshiba mất 1,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,31% lên 10.253,14 điểm. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 1,7 tỷ cổ phiếu, thị trường có 753 cổ phiếu lên điểm và có 739 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,42%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,37%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tiến thêm 1,26%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,78%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nhích 0,45%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tiến thêm 0,93%.
HTML clipboard
Hôm thứ Tư, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ISM ngành dịch vụ trong tháng 2/2010 đã tăng lên 53 điểm - mức cao nhất kể từ tháng 12/2007 và cao hơn so với mức dự báo 51 điểm của giới phân tích, từ mức 50,5 điểm trong tháng 1/2010.
Chỉ số này nếu ở trên ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng. Ngành dịch vụ vốn chiếm 2/3 hoạt động kinh tế ở Mỹ, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh như ngân hàng, hàng không, khách sạn và nhà hàng.
Cùng ngày, ADP Employer Services cho biết, giới chủ tư nhân ở Mỹ đã cắt giảm 20.000 việc làm trong tháng 2/2010, từ mức 60.000 trong tháng 1/2010. Ngày 5/3 tới, Bộ Lao động Mỹ sẽ chính thức công bố số liệu về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 2/2010.
Hạ nhiệt về cuối phiên
Mở cửa ngày giao dịch với mức tăng xấp xỉ 0,2%, chứng khoán Mỹ tiếp tục được hỗ trợ bởi thông tin chỉ số ISM ngành dịch vụ có mức tăng trưởng mạnh trong vòng nhiều năm qua. Vào lúc hơn 11h (giờ địa phương), cả ba chỉ số đạt giá trị cao nhất trong ngày giao dịch với mức tăng từ 0,54-0,64%.
Tuy vậy, với 3 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó, áp lực bán ra bắt đầu gia tăng, nhất là vào thời điểm Bộ Lao động Mỹ sắp công bố tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 2. Vào lúc gần 15h chiều, các chỉ số bắt đầu đảo chiều giảm điểm với mức giảm mạnh nhất của Dow Jones và S&P 500 là 0,2%, sau khi Cục Dự trữ Liên bang công bố báo cáo cho biết nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi nhưng với tốc độ không đủ nhanh để khỏa lấp kỳ vọng của giới đầu tư.
Các chỉ số gần như không có thay đổi về giá trị so với phiên liền trước khi kết thúc ngày giao dịch nhưng đối với nhà đầu tư lạc quan thì đây cũng có thể coi như một phiên điều chỉnh cần thiết sau khi thị trường đã có 3 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó.
Xét về mức độ ảnh hưởng của thị trường thì cổ phiếu khối dược phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự thoái lui của các chỉ số phiên này. Cổ phiếu Pfizer đã dẫn đầu biên độ giảm điểm ở Dow Jones khi mất 1,6%, cổ phiếu Merck & Co hạ 0,5%.
Ngoài ra, cổ phiếu khối ngân hàng cũng là lực cản không nhỏ của thị trường, chỉ số KBW khối này đã hạ 0,4%, trong đó cổ phiếu Goldman Sachs giảm 0,6%, cổ phiếu Bank of America hạ 0,55%, cổ phiếu JPMorgan mất 0,19%...
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 7,79 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, thị trường cứ có 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 3/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 3/3: chỉ số Dow Jones giảm 9,22 điểm, tương đương -0,09%, chốt ở mức 10.396,76. Chỉ số Nasdaq hạ 0,11 điểm, chốt ở mức 2.280,79.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 0,48 điểm, tương ứng 0,04%, đóng cửa ở mức 1.118,79.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; số đơn đặt hàng từ các nhà máy; công bố doanh số nhà chờ bán; Ngân hàng Trung ương Anh và châu Âu công bố quyết định về lãi suất cơ bản.
Thứ Sáu: Bộ Lao động Mỹ công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 2; công bố tín dụng lĩnh vực tiêu dùng.
Chứng khoán châu Á tiếp tục đi lên
Chứng khoán châu Á tiếp tục đi lên, đưa chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,2% so với cuối năm 2009.
Trước thông tin Thủ tướng Hy Lạp công bố kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách thêm 4,8 tỷ Euro (6,5 tỷ USD), hầu hết các thị trường chứng khoán lớn của khu vực đã lên điểm khi kết thúc ngày giao dịch. Tuy khởi sắc, nhưng biên độ tăng điểm của các thị trường đều ở mức dưới 1%.
Cùng với phiên tăng điểm mạnh một ngày trước đó, biên độ tăng 0,5% giá trị của MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã đưa chỉ số này có mức tăng 0,2% so với cuối năm 2009.
Tại thị trường Australia, chỉ số ASX đã tăng 0,72% và là một trong ba chỉ số tăng điểm mạnh nhất của chứng khoán khu vực. Thị trường đi lên sau khi Chính phủ Australia cho biết kinh tế quý 4/2009 đã có sự tăng trưởng mạnh nhất trong vòng gần 2 năm qua.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 tiếp tục tăng điểm trước thông tin tích cực hơn từ Hy Lạp. Tuy nhiên, việc đồng Yên lên giá so với USD đã khiến nhiều cổ phiếu của nhà xuất khẩu lớn giảm điểm, qua đó kìm hãm đà tăng mạnh của thị trường.
Điểm đáng chú ý là cổ phiếu Toyota tăng 3,2% lên 3.420 Yên/cổ phiếu. Ngược lại, cổ phiếu một số hãng xuất khẩu lớn đã mất điểm, trong đó cổ phiếu Panasonic hạ 1,5%, cổ phiếu Toshiba mất 1,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,31% lên 10.253,14 điểm. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 1,7 tỷ cổ phiếu, thị trường có 753 cổ phiếu lên điểm và có 739 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,42%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,37%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tiến thêm 1,26%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,78%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nhích 0,45%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tiến thêm 0,93%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.405,98 | 10.396,76 | 9,22 | 0,09 |
Nasdaq | 2.280,79 | 2.280,68 | 0,11 | 0,00 | |
S&P 500 | 1.118,31 | 1.118,79 | 0,48 | 0.04 | |
Anh | FTSE 100 | 5.484,06 | 5.533,21 | 49,15 | 0,90 |
Đức | DAX | 5.776,56 | 5.817,88 | 41,32 | 0,72 |
Pháp | CAC 40 | 3.811,92 | 3.842,52 | 30,60 | 0,80 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.597,62 | 7.629,52 | 31,90 | 0,42 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.221,84 | 10.253,14 | 31,30 | 0,31 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.901,19 | 20.876,79 | 29,32 | 0,14 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.615,12 | 1.622,44 | 7,32 | 0,45 |
Singapore | Straits Times | 2.772,20 | 2.782,56 | 10,36 | 0,37 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.073,11 | 3.097,00 | 23,90 | 0,78 |
Ấn Độ | BSE | 16.751.82 | 16.927,73 | 155,17 | 0,93 |
Australia | ASX | 4.709,90 | 4.743,80 | 33,90 | 0,72 |
Việt Nam | VN-Index | 501,00 | 507,32 | 6,32 | 1,26 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |