Phố Wall giảm 7 phiên liên tiếp
Khối lượng giao dịch trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq chỉ đạt khoảng 3 tỷ cổ phiếu
Tính tới hết đêm qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm điểm cả thảy 7 phiên liên tiếp, đưa mức chốt cuối tuần xuống thấp nhất trong 15 ngày qua. Việc thiếu một giải pháp triệt để cho tình hình nợ công châu Âu đã khiến nhà đầu tư lánh xa các tài sản rủi ro như chứng khoán.
Thị trường mở phiên tăng điểm khá mạnh nhờ sức tiêu thụ hàng hóa trong ngày "Thứ sáu đen", ngày bắt đầu mùa mua sắm của người Mỹ. Tuy nhiên, đà tăng nhanh chóng bị cắt đoạn và biến thành chiều đi xuống khi tâm lý nhà đầu tư trở lại trạng thái lo lắng về tình hình châu Âu.
Chỉ trong vòng chưa đầy 20 phút cuối cùng của phiên giao dịch, tin xấu về lợi suất trái phiếu chính phủ Italy tăng vọt lên mức cao kỷ lục 6 tháng là 6,5% đã dẫn tới đà bán tháo trên các sàn cổ phiếu và đẩy cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tuột dốc và chốt ngày giảm điểm.
Trước đó, việc chào bán trái phiếu chính phủ của Đức bất ngờ ế ẩm đã khiến giới đầu tư hoài nghi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã vào sâu tận lõi. Cùng với chi phí vay mượn tăng cao đột ngột của Italy, giới đầu tư càng đoan chắc việc đầu tư vào châu Âu thực rủi ro.
Một yếu tố ảnh hưởng khác tới thị trường là trong ngày, tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's đã hạ bậc xếp hạng tín dụng của Bỉ từ AA+ xuống còn AA, với triển vọng tiêu cực. Standard & Poor's tin rằng Bỉ khó có thể cắt giảm mức nợ công cao thứ 5 ở khu vực đồng Euro.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 25,77 điểm, tương ứng 0,23%, xuống 11.231,78 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ nhẹ 3,12 điểm, tương ứng 0,27%, xuống còn 1.158,67 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 18,57 điểm, tương ứng 0,75%, xuống 2.441,51 điểm.
Tính chung cả tuần giao dịch, chỉ số S&P 500 giảm 4,7%, Dow Jones tuột 4,8% và Nasdaq bốc hơi tới 5,1%.
Khối lượng giao dịch cực thấp. Chỉ khoảng 3 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq. Một trong những lý do khiến lượng cổ phiếu chuyển nhượng ở mức thấp là nhà đầu tư nghỉ lễ Tạ ơn.
Đóng cửa trước đó, các thị trường châu Á cũng chịu chung số phận với chứng khoán Mỹ. Dẫn đầu về mức giảm điểm là thị trường Hồng Kông, với chỉ số Hang Seng hạ tới 1,37% xuống còn 17.689,50 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,24% xuống 2.643,93 điểm.
Thị trường mở phiên tăng điểm khá mạnh nhờ sức tiêu thụ hàng hóa trong ngày "Thứ sáu đen", ngày bắt đầu mùa mua sắm của người Mỹ. Tuy nhiên, đà tăng nhanh chóng bị cắt đoạn và biến thành chiều đi xuống khi tâm lý nhà đầu tư trở lại trạng thái lo lắng về tình hình châu Âu.
Chỉ trong vòng chưa đầy 20 phút cuối cùng của phiên giao dịch, tin xấu về lợi suất trái phiếu chính phủ Italy tăng vọt lên mức cao kỷ lục 6 tháng là 6,5% đã dẫn tới đà bán tháo trên các sàn cổ phiếu và đẩy cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tuột dốc và chốt ngày giảm điểm.
Trước đó, việc chào bán trái phiếu chính phủ của Đức bất ngờ ế ẩm đã khiến giới đầu tư hoài nghi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã vào sâu tận lõi. Cùng với chi phí vay mượn tăng cao đột ngột của Italy, giới đầu tư càng đoan chắc việc đầu tư vào châu Âu thực rủi ro.
Một yếu tố ảnh hưởng khác tới thị trường là trong ngày, tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's đã hạ bậc xếp hạng tín dụng của Bỉ từ AA+ xuống còn AA, với triển vọng tiêu cực. Standard & Poor's tin rằng Bỉ khó có thể cắt giảm mức nợ công cao thứ 5 ở khu vực đồng Euro.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 25,77 điểm, tương ứng 0,23%, xuống 11.231,78 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ nhẹ 3,12 điểm, tương ứng 0,27%, xuống còn 1.158,67 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 18,57 điểm, tương ứng 0,75%, xuống 2.441,51 điểm.
Tính chung cả tuần giao dịch, chỉ số S&P 500 giảm 4,7%, Dow Jones tuột 4,8% và Nasdaq bốc hơi tới 5,1%.
Khối lượng giao dịch cực thấp. Chỉ khoảng 3 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq. Một trong những lý do khiến lượng cổ phiếu chuyển nhượng ở mức thấp là nhà đầu tư nghỉ lễ Tạ ơn.
Đóng cửa trước đó, các thị trường châu Á cũng chịu chung số phận với chứng khoán Mỹ. Dẫn đầu về mức giảm điểm là thị trường Hồng Kông, với chỉ số Hang Seng hạ tới 1,37% xuống còn 17.689,50 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,24% xuống 2.643,93 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.257,50 | 11.231,80 | 25,77 | 0,23 |
S&P 500 | 1.161,79 | 1.158,67 | 3,12 | 0,27 | |
Nasdaq | 2.460,08 | 2.441,51 | 18,57 | 0,75 | |
Anh | FTSE 100 | 5.127,57 | 5.164,65 | 37,08 | 0,72 |
Pháp | CAC 40 | 2.822,25 | 2.856,97 | 34,72 | 1,23 |
Đức | DAX | 5.428,11 | 5.492,87 | 64,76 | 1,19 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.165,18 | 8.160,01 | 5,17 | 0,06 |
Hồng Kông | Hang Seng | 17.935,10 | 17.689,50 | 245,62 | 1,37 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.397,55 | 2.380,22 | 17,33 | 0,72 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.864,39 | 6.784,52 | 79,87 | 1,16 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.795,06 | 1.776,40 | 18,66 | 1,04 |
Singapore | Straits Times | 2.677,15 | 2.643,93 | 33,22 | 1,24 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |