Phố Wall khởi sắc nhờ khối tài chính và công nghệ
Ngày 14/5, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm do giới đầu tư quay trở lại gom mua cổ phiếu khối tài chính, công nghệ
Ngày 14/5, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm do giới đầu tư quay trở lại gom mua cổ phiếu khối tài chính, công nghệ.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 9/5/2009 đã tăng 32.000 lên 637.000 người, từ mức 605.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 2/5/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,56 triệu.
Bộ này cũng cho biết, trong tháng 4/2009, chỉ số giá của nhà sản xuất (PPI) đã tăng 0,3%, sau khi giảm 1,2% trong tháng trước đó. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, PPI đã giảm 3,7% - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/1950.
Nếu loại trừ giá thực phẩm, năng lượng thì PPI cơ bản đã tăng 0,1%. Trong tháng 4, giá năng lượng giảm 0,1%, giá xăng tăng 2,6% và giá gas lên 6,2%; giá thực phẩm nhích 1,5%.
Các chỉ số tăng từ 0,56-1,5%
Ngày 14/5, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới - Wal-Mart đã công bố lãi 3,02 tỷ USD, tương đương 77 cent/cổ phiếu trong quý 1/2009, kết thúc vào ngày 30/4. Trong quý 1/2008, Wal-Mart cũng đạt được 3,02 tỷ USD, nhưng lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu chỉ đạt 76 cent/cổ phiếu.
Doanh thu quý 1 của Wal-Mart đã giảm 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 93,47 tỷ USD. Trong đó, doanh thu từ thị trường Mỹ tăng 3,8% lên 61,24 tỷ USD.
Wal-Mart cũng đưa ra dự báo, thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong quý 2/2009 của hãng sẽ đạt 83-88 cent/cổ phiếu. Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu của Wal-Mart giảm 1,86%, chốt ở mức 49,1 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ hôm thứ Năm đã tăng điểm do giới đầu tư quay trở lại gom mua cổ phiếu tài chính, công nghệ, sau khi cổ phiếu hai khối này đã giảm mạnh những phiên trước đó.
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch phiên này lại đạt thấp hơn mức trung bình những phiên trước đó. Điều này khiến giới phân tích nghi ngờ về khả tăng tăng điểm bền vững của thị trường.
Với phiên khởi sắc này, chỉ số S&P 500 đạt mức tăng 32% so với thời điểm thị trường xuống “đáy” được thiết lập ngày 9/3/2009, nhưng chỉ số này vẫn mất 4% giá trị trong tuần.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng điểm cao hơn phiên trước đó khi mở cửa ngày giao dịch và tiếp tục xu hướng tăng điểm cho đến hết phiên. Thị trường về cơ bản chạy trong biên độ dao động tăng từ 0 - hơn 2% so với phiên giao dịch trước đó.
Cổ phiếu khối tài chính phiên này đã tăng điểm trở lại nhờ sự dẫn dắt của cổ phiếu ngành ngân hàng, trong đó cổ phiếu JPMorgan lên 4,4%, cổ phiếu Bank of America tiến thêm 2,7%, cổ phiếu Citigroup tăng 4,11%, cổ phiếu Goldman Sachs nhích 3,36%,...
Nhiều cổ phiếu phòng thủ khối hàng tiêu dùng, dược phẩm tiếp tục tăng điểm và góp phần quan trọng giúp chỉ số Dow Jones khởi sắc, trong đó cổ phiếu Coca-Cola tăng 2,9%, cổ phiếu Merck lên 1,5%, cổ phiếu Pfizer nhích 0,46%.
Cổ phiếu khối công nghệ đã tăng điểm mạnh nhất với sự lên điểm của nhiều mã chứng khoán, trong đó cổ phiếu Microsoft lên 1,57%, cổ phiếu Intel tăng 2,71%, cổ phiếu Novellus Systems tiến thêm 7,1%,...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 15/5: chỉ số Dow Jones tăng 46,43 điểm, tương đương 0,56%, chốt ở mức 8.331,32.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 25,02 điểm, tương đương 1,5%, chốt ở mức 1.689,21.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 9,15 điểm, tương đương 1,04%, đóng cửa ở mức 893,07.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,52 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.172 cổ phiếu tăng điểm và có 847 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,22 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.825 cổ phiếu lên điểm và có 838 cổ phiếu mất điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Công bố số liệu về CPI; sản xuất công nghiệp, chỉ số niềm tin người tiêu dùng.
Chứng khoán châu Âu chấm dứt chuỗi ba ngày giảm điểm
Hầu hết các cổ phiếu khối ngân hàng châu Âu đều tăng điểm nên đã góp phần quan trong giúp chứng khoán khu vực lên điểm, sau ba ngày chìm trong sắc đỏ.
Cổ phiếu của Barclays, Credit Suisse, HSBC và Royal Bank of Scotland, UBS đã tăng từ 1,7% đến 4,2%.
Biên độ tăng của ba chỉ số chỉ đạt dưới 1% do sự giảm điểm của cổ phiếu khối năng lượng, vì giá dầu giảm hơn 1% ở thị trường châu Âu. Cổ phiếu BP, ENI, Royal Dutch Shell, StatoilHydro và Total giảm từ 1,2-3,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh lên 31,21 điểm, tương đương 0,72%, chốt ở mức 4.362,58. Khối lượng giao dịch đạt 2,38 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 0,23%, khối lượng giao dịch đạt 33,1 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,11%, khối lượng giao dịch đạt 181 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á đổ dốc
Thông tin doanh thu bán lẻ ở Mỹ giảm tháng thứ hai liên tiếp không chỉ đẩy thị trường chứng khoán Phố Wall mất hơn 2%, mà còn tạo nên làn sóng bán tháo cổ phiếu ở thị trường châu Á.
Giới đầu tư lo ngại cầu hàng hóa ở Mỹ giảm sẽ có ảnh hưởng xấu tới hoạt động xuất khẩu của nhiều nước châu Á - vốn có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường Mỹ.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên giao dịch hôm thứ Năm đã giảm 3% - mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 30/3, xuống 95,22 điểm.
Các thị trường chứng khoán lớn trong khu vực như Nhật, Hồng Kông, Australia, Hàn Quốc đã có phiên giảm điểm mạnh nhất trong tuần, với biên độ trên 2%.
Cổ phiếu của Sony, Leighton Holdings, Rio Tinto Group và nhiều tập đoàn khác đã giảm điểm với biên độ lớn trước triển vọng kinh doanh không sáng sủa hoặc cần phải tăng thêm vốn cho hoạt động kinh doanh. Đà giảm của nhiều blue-chip đã góp phần đẩy các thị trường chứng khoán mất điểm.
Chứng khoán Nhật đã có phiên giảm điểm mạnh nhất trong tuần, do sự sụt giảm của nhiều cổ phiếu blue-chip trước khả năng thua lỗ trong kinh doanh và đồng Yên lên giá.
Cổ phiếu Nikon đã giảm 8,4% sau khi có dự báo về khả năng hãng sẽ thua lỗ trong năm tài khóa 2008. Cổ phiếu Panasonic mất 4,4%, cổ phiếu Toyota hạ 4,1%, cổ phiếu Canon xuống 4,8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 246,76 điểm, tương đương 2,64%, chốt ở mức to 9,093.73 - mức thấp nhất kể từ ngày 1/5.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 1,87%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 2,89%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ xuống 1,62%. Chỉ số ASX của Australia giảm 3,43%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 3,04%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 2,37%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc trượt 0,9%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 9/5/2009 đã tăng 32.000 lên 637.000 người, từ mức 605.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 2/5/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,56 triệu.
Bộ này cũng cho biết, trong tháng 4/2009, chỉ số giá của nhà sản xuất (PPI) đã tăng 0,3%, sau khi giảm 1,2% trong tháng trước đó. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, PPI đã giảm 3,7% - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/1950.
Nếu loại trừ giá thực phẩm, năng lượng thì PPI cơ bản đã tăng 0,1%. Trong tháng 4, giá năng lượng giảm 0,1%, giá xăng tăng 2,6% và giá gas lên 6,2%; giá thực phẩm nhích 1,5%.
Các chỉ số tăng từ 0,56-1,5%
Ngày 14/5, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới - Wal-Mart đã công bố lãi 3,02 tỷ USD, tương đương 77 cent/cổ phiếu trong quý 1/2009, kết thúc vào ngày 30/4. Trong quý 1/2008, Wal-Mart cũng đạt được 3,02 tỷ USD, nhưng lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu chỉ đạt 76 cent/cổ phiếu.
Doanh thu quý 1 của Wal-Mart đã giảm 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 93,47 tỷ USD. Trong đó, doanh thu từ thị trường Mỹ tăng 3,8% lên 61,24 tỷ USD.
Wal-Mart cũng đưa ra dự báo, thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong quý 2/2009 của hãng sẽ đạt 83-88 cent/cổ phiếu. Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu của Wal-Mart giảm 1,86%, chốt ở mức 49,1 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ hôm thứ Năm đã tăng điểm do giới đầu tư quay trở lại gom mua cổ phiếu tài chính, công nghệ, sau khi cổ phiếu hai khối này đã giảm mạnh những phiên trước đó.
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch phiên này lại đạt thấp hơn mức trung bình những phiên trước đó. Điều này khiến giới phân tích nghi ngờ về khả tăng tăng điểm bền vững của thị trường.
Với phiên khởi sắc này, chỉ số S&P 500 đạt mức tăng 32% so với thời điểm thị trường xuống “đáy” được thiết lập ngày 9/3/2009, nhưng chỉ số này vẫn mất 4% giá trị trong tuần.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng điểm cao hơn phiên trước đó khi mở cửa ngày giao dịch và tiếp tục xu hướng tăng điểm cho đến hết phiên. Thị trường về cơ bản chạy trong biên độ dao động tăng từ 0 - hơn 2% so với phiên giao dịch trước đó.
Cổ phiếu khối tài chính phiên này đã tăng điểm trở lại nhờ sự dẫn dắt của cổ phiếu ngành ngân hàng, trong đó cổ phiếu JPMorgan lên 4,4%, cổ phiếu Bank of America tiến thêm 2,7%, cổ phiếu Citigroup tăng 4,11%, cổ phiếu Goldman Sachs nhích 3,36%,...
Nhiều cổ phiếu phòng thủ khối hàng tiêu dùng, dược phẩm tiếp tục tăng điểm và góp phần quan trọng giúp chỉ số Dow Jones khởi sắc, trong đó cổ phiếu Coca-Cola tăng 2,9%, cổ phiếu Merck lên 1,5%, cổ phiếu Pfizer nhích 0,46%.
Cổ phiếu khối công nghệ đã tăng điểm mạnh nhất với sự lên điểm của nhiều mã chứng khoán, trong đó cổ phiếu Microsoft lên 1,57%, cổ phiếu Intel tăng 2,71%, cổ phiếu Novellus Systems tiến thêm 7,1%,...
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ ngày 14/5 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 15/5: chỉ số Dow Jones tăng 46,43 điểm, tương đương 0,56%, chốt ở mức 8.331,32.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 25,02 điểm, tương đương 1,5%, chốt ở mức 1.689,21.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 9,15 điểm, tương đương 1,04%, đóng cửa ở mức 893,07.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,52 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.172 cổ phiếu tăng điểm và có 847 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,22 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.825 cổ phiếu lên điểm và có 838 cổ phiếu mất điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Công bố số liệu về CPI; sản xuất công nghiệp, chỉ số niềm tin người tiêu dùng.
Chứng khoán châu Âu chấm dứt chuỗi ba ngày giảm điểm
Hầu hết các cổ phiếu khối ngân hàng châu Âu đều tăng điểm nên đã góp phần quan trong giúp chứng khoán khu vực lên điểm, sau ba ngày chìm trong sắc đỏ.
Cổ phiếu của Barclays, Credit Suisse, HSBC và Royal Bank of Scotland, UBS đã tăng từ 1,7% đến 4,2%.
Biên độ tăng của ba chỉ số chỉ đạt dưới 1% do sự giảm điểm của cổ phiếu khối năng lượng, vì giá dầu giảm hơn 1% ở thị trường châu Âu. Cổ phiếu BP, ENI, Royal Dutch Shell, StatoilHydro và Total giảm từ 1,2-3,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh lên 31,21 điểm, tương đương 0,72%, chốt ở mức 4.362,58. Khối lượng giao dịch đạt 2,38 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 0,23%, khối lượng giao dịch đạt 33,1 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,11%, khối lượng giao dịch đạt 181 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á đổ dốc
Thông tin doanh thu bán lẻ ở Mỹ giảm tháng thứ hai liên tiếp không chỉ đẩy thị trường chứng khoán Phố Wall mất hơn 2%, mà còn tạo nên làn sóng bán tháo cổ phiếu ở thị trường châu Á.
Giới đầu tư lo ngại cầu hàng hóa ở Mỹ giảm sẽ có ảnh hưởng xấu tới hoạt động xuất khẩu của nhiều nước châu Á - vốn có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường Mỹ.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên giao dịch hôm thứ Năm đã giảm 3% - mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 30/3, xuống 95,22 điểm.
Các thị trường chứng khoán lớn trong khu vực như Nhật, Hồng Kông, Australia, Hàn Quốc đã có phiên giảm điểm mạnh nhất trong tuần, với biên độ trên 2%.
Cổ phiếu của Sony, Leighton Holdings, Rio Tinto Group và nhiều tập đoàn khác đã giảm điểm với biên độ lớn trước triển vọng kinh doanh không sáng sủa hoặc cần phải tăng thêm vốn cho hoạt động kinh doanh. Đà giảm của nhiều blue-chip đã góp phần đẩy các thị trường chứng khoán mất điểm.
Chứng khoán Nhật đã có phiên giảm điểm mạnh nhất trong tuần, do sự sụt giảm của nhiều cổ phiếu blue-chip trước khả năng thua lỗ trong kinh doanh và đồng Yên lên giá.
Cổ phiếu Nikon đã giảm 8,4% sau khi có dự báo về khả năng hãng sẽ thua lỗ trong năm tài khóa 2008. Cổ phiếu Panasonic mất 4,4%, cổ phiếu Toyota hạ 4,1%, cổ phiếu Canon xuống 4,8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 246,76 điểm, tương đương 2,64%, chốt ở mức to 9,093.73 - mức thấp nhất kể từ ngày 1/5.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 1,87%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 2,89%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ xuống 1,62%. Chỉ số ASX của Australia giảm 3,43%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 3,04%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 2,37%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc trượt 0,9%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.284,89 | 8.331,32 | 46,43 | 0,56 |
Nasdaq | 1.664,19 | 1.689,21 | 25,02 | 1,50 | |
S&P 500 | 883,92 | 893,07 | 9,15 | 1,04 | |
Anh | FTSE 100 | 4.331,37 | 4.362,58 | 31,21 | 0,72 |
Đức | DAX | 4.727,61 | 4.738,47 | 10,86 | 0,23 |
Pháp | CAC 40 | 3.152,90 | 3.156,29 | 3,39 | 0,11 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.485,14 | 6.364,17 | 120,97 | 1,87 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.340,49 | 9.093,73 | 246,76 | 2,64 |
Hồng Kông | Hang Seng | 17.059,62 | 16.541,69 | 517,93 | 3,04 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.414,52 | 1.380,95 | 33,57 | 2,37 |
Singapore | Straits Times | 2.188,69 | 2.122,11 | 63,18 | 2,89 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.663,77 | 2.639,89 | 23,88 | 0,90 |
Ấn Độ | BSE 30 | 12.231,87 | 11.824,42 | 195,23 | 1,62 |
Australia | ASX | 3.842,50 | 3.710,80 | 131,70 | 3,43 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |