Phố Wall lập đỉnh cao mới trong 2 năm
Mặc dù đà tăng không lớn và khối lượng giao dịch thấp, nhưng cũng đủ để giúp Phố Wall xác lập đỉnh cao mới
Sự đi lên của nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính giúp Phố Wall duy trì đà tăng. Mặc dù biên độ tăng không lớn, nhưng cũng đủ để các chỉ số chính đạt mức đỉnh mới trong hai năm qua.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 26,33 điểm (+0,23%) lên 11.559,49 điểm. S&P 500 tăng 4,24 điểm (+0,34%) lên mức 1.258,84 điểm. Nasdaq tăng 3,87 điểm (+0,15%) lên 2.671,48 điểm.
Đáng chú ý, chỉ số S&P 500 đã chốt phiên ở mức điểm cao nhất kể từ khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ hồi tháng 9/2008, nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng, vốn là "tâm chấn" của cuộc khủng hoảng tín dụng hai năm trước. Chỉ số ngân hàng KBW tăng tới 1,9%.
Cổ phiếu của ngân hàng Bank of America tăng 3,1% lên 13,38 USD/cp, JPMorgan Chase & Co tăng 2,8% lên 42,16 USD/cp. Các ngân hàng khu vực cũng có mức tăng trưởng khá mạnh nhờ hoạt động mua bán sáp nhập tăng lên gần đây.
Các cổ phiếu năng lượng tăng giá khá mạnh nhờ giá dầu thô tăng 0,7% lên 90,48 USD/thùng. Cổ phiếu của hãng Chevron tăng 0,7% lên 89,89 USD/cp.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 6,14 tỷ cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình hàng ngày 9,65 tỷ cổ phiếu hồi năm ngoái. Trên sàn New York, số cổ phiếu tăng điểm áp đảo số giảm điểm với tỷ lệ 1.838/1.163, còn ở sàn Nasdaq, tỷ lệ này là 1.391/1.254.
Các báo cáo kinh tế vẫn là yếu tố được giới đầu tư quan tâm. Hôm qua, Bộ Thương mại Mỹ công bố, GDP quý 3 của nước này tăng có 2,6%, chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức dự báo ban đầu 2,5% và thấp hơn mức kỳ vọng 2,8% của giới phân tích.
Chỉ số đo lường sự bất ổn của Phố Wall hôm qua đã giảm 6,3% xuống 15,45 điểm, mức đóng cửa thấp nhất từ tháng 7/2007.
Khác với thị trường Mỹ, khu vực chứng khoán châu Âu trồi sụt. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,53% lên 5.983,49 điểm. Trong khi, chỉ số CAC 40 của Pháp quay đầu giảm 0,2% xuống 3.919,71 điểm, tương tự chỉ số DAX của Đức hạ 0,14% xuống còn 7.077,99 điểm.
Ngoài các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ suy yếu, hầu hết các sàn chứng khoán khác ở châu Á đều giữ được sắc xanh trong phiên giao dịch ngày 22/12.
Chỉ số Nikkei 225 giảm 0,23% xuống 10.346,48 điểm. Chỉ số Shanghai Composite giảm 0,9% xuống 2.877,90 điểm. Chỉ số BSE của Ấn Độ giảm 0,22% xuống còn 20.015,80 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi cộng 0,05% lên 2.038,11 điểm sau khi lên tới 2.045,39 điểm vào đầu phiên, mức cao nhất kể từ đầu tháng 11/2007. Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,22% lên 23.045,19 điểm, Taiex của Đài Loan tăng 0,37% lên 8.860,49 điểm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 26,33 điểm (+0,23%) lên 11.559,49 điểm. S&P 500 tăng 4,24 điểm (+0,34%) lên mức 1.258,84 điểm. Nasdaq tăng 3,87 điểm (+0,15%) lên 2.671,48 điểm.
Đáng chú ý, chỉ số S&P 500 đã chốt phiên ở mức điểm cao nhất kể từ khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ hồi tháng 9/2008, nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng, vốn là "tâm chấn" của cuộc khủng hoảng tín dụng hai năm trước. Chỉ số ngân hàng KBW tăng tới 1,9%.
Cổ phiếu của ngân hàng Bank of America tăng 3,1% lên 13,38 USD/cp, JPMorgan Chase & Co tăng 2,8% lên 42,16 USD/cp. Các ngân hàng khu vực cũng có mức tăng trưởng khá mạnh nhờ hoạt động mua bán sáp nhập tăng lên gần đây.
Các cổ phiếu năng lượng tăng giá khá mạnh nhờ giá dầu thô tăng 0,7% lên 90,48 USD/thùng. Cổ phiếu của hãng Chevron tăng 0,7% lên 89,89 USD/cp.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 6,14 tỷ cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình hàng ngày 9,65 tỷ cổ phiếu hồi năm ngoái. Trên sàn New York, số cổ phiếu tăng điểm áp đảo số giảm điểm với tỷ lệ 1.838/1.163, còn ở sàn Nasdaq, tỷ lệ này là 1.391/1.254.
Các báo cáo kinh tế vẫn là yếu tố được giới đầu tư quan tâm. Hôm qua, Bộ Thương mại Mỹ công bố, GDP quý 3 của nước này tăng có 2,6%, chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức dự báo ban đầu 2,5% và thấp hơn mức kỳ vọng 2,8% của giới phân tích.
Chỉ số đo lường sự bất ổn của Phố Wall hôm qua đã giảm 6,3% xuống 15,45 điểm, mức đóng cửa thấp nhất từ tháng 7/2007.
Khác với thị trường Mỹ, khu vực chứng khoán châu Âu trồi sụt. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,53% lên 5.983,49 điểm. Trong khi, chỉ số CAC 40 của Pháp quay đầu giảm 0,2% xuống 3.919,71 điểm, tương tự chỉ số DAX của Đức hạ 0,14% xuống còn 7.077,99 điểm.
Ngoài các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ suy yếu, hầu hết các sàn chứng khoán khác ở châu Á đều giữ được sắc xanh trong phiên giao dịch ngày 22/12.
Chỉ số Nikkei 225 giảm 0,23% xuống 10.346,48 điểm. Chỉ số Shanghai Composite giảm 0,9% xuống 2.877,90 điểm. Chỉ số BSE của Ấn Độ giảm 0,22% xuống còn 20.015,80 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi cộng 0,05% lên 2.038,11 điểm sau khi lên tới 2.045,39 điểm vào đầu phiên, mức cao nhất kể từ đầu tháng 11/2007. Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,22% lên 23.045,19 điểm, Taiex của Đài Loan tăng 0,37% lên 8.860,49 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.533,20 | 11.559,50 | 26,33 | 0,23 |
S&P 500 | 1.254,60 | 1.258,84 | 4,24 | 0,34 | |
Nasdaq | 2.667,61 | 2.671,48 | 3,87 | 0,15 | |
Anh | FTSE 100 | 5.951,80 | 5.983,49 | 31,69 | 0,53 |
Pháp | CAC 40 | 3.927,49 | 3.919,71 | 7,78 | 0,20 |
Đức | DAX | 7.077,99 | 7.067,92 | 10,07 | 0,14 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.370,50 | 10.346,50 | 24,05 | 0,23 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.993,90 | 23.045,20 | 51,33 | 0,22 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.904,12 | 2.877,90 | 26,22 | 0,90 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.827,79 | 8.860,49 | 32,70 | 0,37 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.037,09 | 2.038,11 | 1,02 | 0,05 |
Ấn Độ | BSE | 20.060,30 | 20.015,80 | 44,52 | 0,22 |
Singapore | Straits Times | 3.139,85 | 3.144,31 | 4,46 | 0,14 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |