Phố Wall mất điểm trước áp lực chốt lời gia tăng
Ngày 11/5, Dow Jones và S&P 500 đã giảm điểm vào cuối ngày giao dịch trước hoạt động chốt lời mạnh mẽ của nhà đầu tư
Ngày 11/5, Dow Jones và S&P 500 đã giảm điểm vào cuối ngày giao dịch trước hoạt động chốt lời mạnh mẽ của nhà đầu tư.
Hôm thứ Ba, Nasdaq OMX Group Inc, tập đoàn vận hành sàn Nasdaq, cho biết đã có hơn 10.468 giao dịch bị hủy đối với 236 chứng khoán khác nhau trong thời điểm từ 14h40 đến 15h ngày 6/5, do giá cổ phiếu có biến động tăng giảm từ 60% trở lên.
Trong phiên giao dịch khiến Phố Wall chao đảo diễn ra ngày 6/5, cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ có lúc đã sụt giảm hơn 8% trước khi phục hồi và rút ngắn được biên độ giảm điểm khi kết thúc ngày giao dịch.
Chuyển qua diễn biến thị trường chứng khoán, ba chỉ số chính ở Mỹ đã mở cửa ngày giao dịch với mức giảm 0,85-1,17% giá trị, sau khi có phiên tăng điểm với biên độ trên 3,9%.
Trước giờ mở cửa của thị trường Mỹ, thị trường chứng khoán châu Á, châu Âu đều giao dịch với mức giảm điểm khá mạnh. Nguyên nhân cơ bản là những lo ngại về gói cứu trợ trị giá 1.000 tỷ USD không thể ngăn chặn triệt để khủng hoảng nợ công ở châu Âu và lạm phát của Trung Quốc đang tăng tốc.
Tâm lý thận trọng đã được thể hiện trên thị trường chứng khoán khi đồng Euro lại giảm giá so với USD và giá vàng đã thiết lập mức cao nhất trong lịch sử khi lên 1.234,50 USD/oz.
Diễn biến của phiên ngày 11/5 cho thấy lực cầu vẫn ở mức cao và biên độ dao động khá lớn. Từ mức giảm trên 0,8%, cả ba chỉ số chứng khoán đã lấy lại đà tăng điểm lúc gần 12h (giờ địa phương).
Đà tăng của thị trường được duy trì trong 3 tiếng, mức tăng cao nhất trong ngày giao dịch được ghi nhận đối với Dow Jones là 0,83%, với S&P 500 là 0,93% và Nasdaq tăng tới 1,29%.
Trong khoảng hơn một giờ giao dịch cuối cùng, Dow Jones và S&P 500 luôn trong xu hướng giảm điểm. Nhiều cổ phiếu blue-chip mất điểm đã tác động tiêu cực tới thị trường. Bên cạnh đó, khi xu hướng tăng điểm của ngày giao dịch không còn thì hoạt động chốt lời lại càng diễn ra mạnh mẽ hơn, nhất là trong bối cảnh giá nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh trong phiên liền trước.
Với lượng cầu vẫn ở mức cao khi khối lượng giao dịch trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 10,47 tỷ cổ phiếu, giới phân tích nhận định phiên giảm điểm này chỉ mang tính chất điều chỉnh kỹ thuật sau khi thị trường đã tăng mạnh phiên trước đó.
Trong phiên này, cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản, năng lượng và tài chính nằm trong nhóm giảm điểm mạnh nhất trong số 10 ngành của chỉ số S&P 500, trong khi đó cổ phiếu khối dịch vụ công cộng và hàng tiêu dùng không thuộc nhóm thiết yếu tăng điểm mạnh nhất.
7/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đã duy trì đà tăng điểm của phiên trước đó, trong đó cổ phiếu Disney tăng điểm mạnh nhất với biên độ 1,33%. Trong nhóm cổ phiếu giảm điểm, cổ phiếu Alcoa giảm 3,65%, cổ phiếu Merck hạ 2,16%, Intel mất 1,2%...
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 11/5 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 11/5: chỉ số Dow Jones hạ 36,88 điểm, tương đương -0,34%, chốt ở mức 10.748,26. Chỉ số Nasdaq nhích 0,64 điểm, tương ứng 0,03%, chốt ở mức 2.375,31. Chỉ số S&P 500 xuống 3,94 điểm, tương đương -0,34%, chốt ở mức 1.155,79.
Hôm thứ Ba, Nasdaq OMX Group Inc, tập đoàn vận hành sàn Nasdaq, cho biết đã có hơn 10.468 giao dịch bị hủy đối với 236 chứng khoán khác nhau trong thời điểm từ 14h40 đến 15h ngày 6/5, do giá cổ phiếu có biến động tăng giảm từ 60% trở lên.
Trong phiên giao dịch khiến Phố Wall chao đảo diễn ra ngày 6/5, cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ có lúc đã sụt giảm hơn 8% trước khi phục hồi và rút ngắn được biên độ giảm điểm khi kết thúc ngày giao dịch.
Chuyển qua diễn biến thị trường chứng khoán, ba chỉ số chính ở Mỹ đã mở cửa ngày giao dịch với mức giảm 0,85-1,17% giá trị, sau khi có phiên tăng điểm với biên độ trên 3,9%.
Trước giờ mở cửa của thị trường Mỹ, thị trường chứng khoán châu Á, châu Âu đều giao dịch với mức giảm điểm khá mạnh. Nguyên nhân cơ bản là những lo ngại về gói cứu trợ trị giá 1.000 tỷ USD không thể ngăn chặn triệt để khủng hoảng nợ công ở châu Âu và lạm phát của Trung Quốc đang tăng tốc.
Tâm lý thận trọng đã được thể hiện trên thị trường chứng khoán khi đồng Euro lại giảm giá so với USD và giá vàng đã thiết lập mức cao nhất trong lịch sử khi lên 1.234,50 USD/oz.
Diễn biến của phiên ngày 11/5 cho thấy lực cầu vẫn ở mức cao và biên độ dao động khá lớn. Từ mức giảm trên 0,8%, cả ba chỉ số chứng khoán đã lấy lại đà tăng điểm lúc gần 12h (giờ địa phương).
Đà tăng của thị trường được duy trì trong 3 tiếng, mức tăng cao nhất trong ngày giao dịch được ghi nhận đối với Dow Jones là 0,83%, với S&P 500 là 0,93% và Nasdaq tăng tới 1,29%.
Trong khoảng hơn một giờ giao dịch cuối cùng, Dow Jones và S&P 500 luôn trong xu hướng giảm điểm. Nhiều cổ phiếu blue-chip mất điểm đã tác động tiêu cực tới thị trường. Bên cạnh đó, khi xu hướng tăng điểm của ngày giao dịch không còn thì hoạt động chốt lời lại càng diễn ra mạnh mẽ hơn, nhất là trong bối cảnh giá nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh trong phiên liền trước.
Với lượng cầu vẫn ở mức cao khi khối lượng giao dịch trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 10,47 tỷ cổ phiếu, giới phân tích nhận định phiên giảm điểm này chỉ mang tính chất điều chỉnh kỹ thuật sau khi thị trường đã tăng mạnh phiên trước đó.
Trong phiên này, cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản, năng lượng và tài chính nằm trong nhóm giảm điểm mạnh nhất trong số 10 ngành của chỉ số S&P 500, trong khi đó cổ phiếu khối dịch vụ công cộng và hàng tiêu dùng không thuộc nhóm thiết yếu tăng điểm mạnh nhất.
7/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đã duy trì đà tăng điểm của phiên trước đó, trong đó cổ phiếu Disney tăng điểm mạnh nhất với biên độ 1,33%. Trong nhóm cổ phiếu giảm điểm, cổ phiếu Alcoa giảm 3,65%, cổ phiếu Merck hạ 2,16%, Intel mất 1,2%...
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 11/5 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 11/5: chỉ số Dow Jones hạ 36,88 điểm, tương đương -0,34%, chốt ở mức 10.748,26. Chỉ số Nasdaq nhích 0,64 điểm, tương ứng 0,03%, chốt ở mức 2.375,31. Chỉ số S&P 500 xuống 3,94 điểm, tương đương -0,34%, chốt ở mức 1.155,79.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.785,14 | 10.748,26 | 36,88 | 0,34 |
Nasdaq | 2.374,67 | 2.375,31 | 0,64 | 0,03 | |
S&P 500 | 1.159,73 | 1.155,79 | 3,94 | 0,34 | |
Anh | FTSE 100 | 5.387,42 | 5.334,21 | 53,21 | 0,99 |
Đức | DAX | 6.017,91 | 6.037,71 | 19,80 | 0,33 |
Pháp | CAC 40 | 3.720,29 | 3.693,20 | 27,09 | 0,73 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.664,73 | 7.608,44 | 56,29 | 0,73 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.530,70 | 10.411,10 | 119,60 | 1,14 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.426,64 | 20.146,51 | 280,13 | 1,37 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.677,63 | 1.670,24 | 7,39 | 0,44 |
Singapore | Straits Times | 2.884,61 | 2.857,67 | 22,81 | 0,79 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.698,76 | 2.647,57 | 51,18 | 1,90 |
Ấn Độ | BSE | 17.244,18 | 17.141,53 | 189,02 | 1,09 |
Australia | ASX | 4.622,20 | 4.573,20 | 49,00 | 1,06 |
Việt Nam | VN-Index | 534,38 | 534,60 | 0,02 | N/A |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |