Phố Wall mất điểm trước nỗi lo lãi suất gia tăng
Ngày 10/6, chứng khoán Mỹ đã giảm điểm trước nỗi lo lãi suất tăng sẽ tác động xấu tới doanh nghiệp và người tiêu dùng
Ngày 10/6, chứng khoán Mỹ đã giảm điểm trước nỗi lo lãi suất gia tăng sẽ tác động xấu tới doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Hôm thứ Tư, Bộ Thương mại Mỹ cho biết xuất khẩu của nước này trong tháng 4/2009 đã giảm 2,3% xuống 121,1 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ tháng 6/2006. Trong khi đó, nhập khẩu trong tháng 4 đã giảm 1,4% xuống 150,3 tỷ USD - mức giảm tháng thứ 9 liên tiếp.
Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 4 đã tăng 2,2% lên 29,2 tỷ USD - tăng cao hơn so với mức dự báo 28,5 tỷ USD của giới phân tích.
Chuyển qua thông tin khác, bức màn bí ẩn liên quan đến gói giải cứu khối tài chính Mỹ vừa được Cục Dự trữ Liên bang (FED) công bố hôm thứ Tư. Theo đó, trong quý 1/2009, danh mục đầu tư này đã bị thua lỗ 5,3 tỷ USD do sự sụt giảm giá trị tài sản của thương vụ Bear Stearns và American International Group (AIG).
Báo cáo của FED cho thấy, bảng cân đối kế toán trong quỹ giải cứu khối tài chính đã lên đến 2.100 tỷ USD. FED cho hay, trong 3 tháng đầu năm, khoản đầu tư đó đã thu lãi về 1,2 tỷ USD từ chương trình cho vay và 4,57 tỷ USD lợi nhuận (trái tức) từ việc nắm giữ trái phiếu Chính phủ và các chứng khoán khác.
Một quan chức của FED cho biết, hàng tháng FED sẽ công bố công khai bảng cân đối kế toán của chương trình giải cứu khối tài chính, qua đó giúp tăng tính minh bạch đối với các danh mục của chương trình này.
Một thông tin quan trọng khác được công bố trong ngày là mức thâm hụt 189,65 tỷ USD ngân sách liên bang trong tháng 5/2009 - cao hơn so với dự báo 181 tỷ USD do giới phân tích đưa ra trước đó.
Tính thanh khoản đã được cải thiện
Ngày 10/6, Citigroup công bố kế hoạch hoán đổi và chuyển đổi cổ phiếu trị giá 58 tỷ USD, đưa Chính phủ Mỹ trở thành cổ đông lớn nhất của Citigroup với 34% cổ phần. Theo đó, ngân hàng lớn thứ ba ở Mỹ sẽ chuyển đổi số cổ phiếu ưu đãi trị giá 25 tỷ USD thành cổ phiếu phổ thông, do Bộ Tài chính Mỹ nắm giữ.
Đồng thời, Citigroup sẽ trao đổi số cổ phiếu phổ thông để đổi lấy 33 tỷ USD giá trị cổ phiếu ưu đã mà Chính phủ Mỹ đang sở hữu.
Việc trao đổi này sẽ khiến Citigroup phải phát hành hơn 17 tỷ cổ phiếu phổ thông, qua đó khiến cổ phiếu của cổ đông hiện hữu sẽ bị pha loãng 76%. Theo kế hoạch, thời hạn cuối cùng cho kế hoạch chuyển đổi này là ngày 24/7.
Chứng khoán Mỹ đã đồng loạt giảm trước nỗi lo lãi suất gia tăng sẽ khiến chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người tiêu dùng tăng cao, qua đó ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng.
Phiên đấu thầu trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã châm ngòi cho làn sóng bán tháo trái phiếu có kỳ hạn 10 năm, qua đó đẩy lợi suất trái phiếu (trái tức) có lúc tăng lên 4% - mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua .
Điều này đã kéo thị trường chứng khoán giảm khá mạnh, tuy nhiên, do về cuối ngày giao dịch, lợi suất trái phiếu giảm xuống còn 3,9455% nên thị trường chứng khoán cũng phục hồi trở lại nhưng vẫn thấp hơn giá trị phiên giao dịch trước đó.
Lo ngại về lãi suất gia tăng, chi phí vay vốn sẽ cao hơn, cổ phiếu của các hãng xây dựng, tài chính đã bị tác động mạnh nhất - trong đó, chỉ số Dow Jones khối xây dựng nhà giảm 1,5%, chỉ số S&P Tài chính hạ 1,6%.
Điểm tích cực trong phiên này chính là tính thanh khoảng được cải thiện hơn khi có 1,22 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn New York - tăng hơn 15% so với khối lượng giao dịch trung bình/phiên của hai phiên đầu tuần.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm thứ Tư dao động trong khoảng từ âm 1,7% đến 0,8% nên đã tác động tích cực tới tính thanh khoản của thị trường. Tuy nhiên, diễn biến trong ba phiên đầu tuần tiếp tục chứng thực về khả năng thị trường đang hình thành xu hướng “răng cưa” khi biên độ tăng giảm của ngày hôm sau không có nhiều thay đổi so với ngày hôm trước.
Giá dầu tăng trên 71 USD/thùng đã giúp cổ phiếu khối năng lượng tăng điểm, tuy nhiên nó lại tác động xấu tới thị trường nói chung bởi chi phí năng lượng sẽ gia tăng ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp khối vận tải, bán lẻ...
Không những vậy, giá năng lượng tăng khiến nỗi lo lạm phát cao có nguy cơ quay trở lại. Diễn biến tiếp tục lo ngại hơn với dự báo giá dầu sẽ tăng lên 85 USD/thùng vào cuối năm nay mà Goldman Sachs đưa ra trước đó.
Cổ phiếu khối ngân hàng phiên này đồng loạt giảm điểm, trong đó cổ phiếu của Bank of America hạ 0,66%, cổ phiếu Goldman Sachs mất 1,76%, cổ phiếu Morgan Stanley xuống 5,55%, cổ phiếu JPMorgan Chase trượt 1,19%,...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 10/6: chỉ số Dow Jones hạ 24,04 điểm, tương đương -0,27%, chốt ở mức 8.739,02.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 7,05 điểm, tương đương -0,38%, chốt ở mức 1.853,08.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 3,28 điểm, tương đương -0,35%, đóng cửa ở mức 939,15.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm nhờ khối ngân hàng, năng lượng
Chứng khoán khu vực đã lên điểm với sự dẫn dắt của cổ phiếu khối ngân hàng, năng lượng và khai mỏ.
Cổ phiếu khối ngân hàng như HSBC, Banco Santander, UBS, Credit Suisse và BNP Paribas đã tăng từ 1- 4,8%.
Giá dầu thô lần đầu tiên sau 7 tháng đã tăng trên 71 USD/thùng tại châu Âu nên đã giúp cổ phiếu Premier Oil, BP, Royal Dutch Shell và Total tăng từ 0,6 - 3,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 31,96 điểm, tương đương 0,73%, chốt ở mức 4.436,75. Khối lượng giao dịch đạt 2,39 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 1,07%, khối lượng giao dịch đạt 25,76 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,56%, khối lượng giao dịch đạt 133,55 triệu cổ phiếu.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Giám đốc điều hành Bank of America Ken Lewis có buổi giải trình trước đại diện Quốc hội Mỹ; công bố doanh thu bán lẻ; công bố số liệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Thứ Sáu: Công bố giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng.
Chứng khoán Việt Nam “một mình một ngựa”... giảm
Ngày 10/6, sắc xanh phủ khắp các thị trường chứng khoán châu Á, trái ngược với những gì diễn ra tại Việt Nam.
Giá năng lượng, kim loại thô đồng loạt tăng đã giúp cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản lên điểm, qua đó giúp thị trường khởi sắc. Sự lạc quan đã được thể hiện rõ khi 8 thị trường lớn cùng lên điểm mạnh, nhiều thị trường đã tăng hơn 2%, thậm chí thị trường Hồng Kông còn tăng 4%. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này đã tăng 2,55% lên 104,69 điểm.
Trái ngược với đà tăng của các thị trường châu Á, chứng khoán Việt Nam lại tạo nên sự khác biệt, khi một mình giảm gần 3%. Cổ phiếu giảm sàn nhiều trước lệnh bán áp đảo thị trường.
Điều đáng nói hơn là các thông tin tác động không có gì thay đổi so với lúc họ đang kỳ vọng vào thị trường. Hoặc nếu có thay đổi cũng chỉ là trên yếu tố tâm lý, tự tạo ra sự hưng phấn và rồi bị chi phối bởi nỗi sợ hãi.
Nếu như những ngày trước, người ta tranh nhau mua giá trần, cả thị trường đồng loạt tăng điểm thì hôm thứ Tư, cả thị trường đua nhau bán ra, thậm chí bán giá sàn chính những cổ phiếu từng được đặt giá trần những phiên trước đó.
Điểm tích cực của thị trường chính là tính thanh khoản cực cao, có thể nói là đi vào lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chuyển qua thị trường Nhật, Văn phòng Nội các Nhật vừa cho biết, số đơn đặt hàng máy móc của nước đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 22 năm qua. Bên cạnh đó, vốn đầu tư trong tháng 4/2009 đã giảm 5,4% xuống 688,8 tỷ Yên (7,1 tỷ USD).
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật cho hay chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) trong tháng 5/2009 đã giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán Nhật đã tăng mạnh hôm thứ Tư, đưa chỉ số Nikkei 225 tiến sát với ngưỡng kháng cự 10.000 điểm - tăng 42% so với thời điểm thị trường xuống thấp nhất trong 5 năm, được thiết lập ngày 10/3.
Cổ phiếu ngành vận tải biển và chế tạo máy móc xây dựng đã tăng điểm mạnh sau khi thông tin từ Trung Quốc cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp của nước này đang tăng mạnh trở lại.
Cổ phiếu hãng vận tải biển Mitsui O.S.K. Lines tăng 5,5%, cổ phiếu Nippon Yusen lên 4,4%, cổ phiếu Kawasaki Kisen tiến thêm 6,4%. Cổ phiếu của Komatsu tăng 3,3%, cổ phiếu Hitachi Construction lên 3,8%, cổ phiếu Kawasaki Heavy Industries tăng vọt thêm 15,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 204,67 điểm, tương đương 2,1%, chốt ở mức 9.991,49. Khối lượng giao dịch đạt 2,8 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, cơ quan thống kê Trung Quốc vừa cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 5/2009 đã giảm 1,4% so với cùng kỳ năn ngoái, đánh dấu tháng suy giảm thứ tư liên tiếp. Chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) giảm 7,2% so với cùng kỳ năn ngoái.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite tiếp tục tăng điểm phiên thứ ba trong tuần với mức tăng 1,02%, chốt ở mức 2.816,25.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,75%. Chỉ số Straits Times của Singapore nhích 1,89%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 3,14%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng vọt thêm 4,03%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tiến thêm 2,69%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam giảm 2,92%.
Hôm thứ Tư, Bộ Thương mại Mỹ cho biết xuất khẩu của nước này trong tháng 4/2009 đã giảm 2,3% xuống 121,1 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ tháng 6/2006. Trong khi đó, nhập khẩu trong tháng 4 đã giảm 1,4% xuống 150,3 tỷ USD - mức giảm tháng thứ 9 liên tiếp.
Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 4 đã tăng 2,2% lên 29,2 tỷ USD - tăng cao hơn so với mức dự báo 28,5 tỷ USD của giới phân tích.
Chuyển qua thông tin khác, bức màn bí ẩn liên quan đến gói giải cứu khối tài chính Mỹ vừa được Cục Dự trữ Liên bang (FED) công bố hôm thứ Tư. Theo đó, trong quý 1/2009, danh mục đầu tư này đã bị thua lỗ 5,3 tỷ USD do sự sụt giảm giá trị tài sản của thương vụ Bear Stearns và American International Group (AIG).
Báo cáo của FED cho thấy, bảng cân đối kế toán trong quỹ giải cứu khối tài chính đã lên đến 2.100 tỷ USD. FED cho hay, trong 3 tháng đầu năm, khoản đầu tư đó đã thu lãi về 1,2 tỷ USD từ chương trình cho vay và 4,57 tỷ USD lợi nhuận (trái tức) từ việc nắm giữ trái phiếu Chính phủ và các chứng khoán khác.
Một quan chức của FED cho biết, hàng tháng FED sẽ công bố công khai bảng cân đối kế toán của chương trình giải cứu khối tài chính, qua đó giúp tăng tính minh bạch đối với các danh mục của chương trình này.
Một thông tin quan trọng khác được công bố trong ngày là mức thâm hụt 189,65 tỷ USD ngân sách liên bang trong tháng 5/2009 - cao hơn so với dự báo 181 tỷ USD do giới phân tích đưa ra trước đó.
Tính thanh khoản đã được cải thiện
Ngày 10/6, Citigroup công bố kế hoạch hoán đổi và chuyển đổi cổ phiếu trị giá 58 tỷ USD, đưa Chính phủ Mỹ trở thành cổ đông lớn nhất của Citigroup với 34% cổ phần. Theo đó, ngân hàng lớn thứ ba ở Mỹ sẽ chuyển đổi số cổ phiếu ưu đãi trị giá 25 tỷ USD thành cổ phiếu phổ thông, do Bộ Tài chính Mỹ nắm giữ.
Đồng thời, Citigroup sẽ trao đổi số cổ phiếu phổ thông để đổi lấy 33 tỷ USD giá trị cổ phiếu ưu đã mà Chính phủ Mỹ đang sở hữu.
Việc trao đổi này sẽ khiến Citigroup phải phát hành hơn 17 tỷ cổ phiếu phổ thông, qua đó khiến cổ phiếu của cổ đông hiện hữu sẽ bị pha loãng 76%. Theo kế hoạch, thời hạn cuối cùng cho kế hoạch chuyển đổi này là ngày 24/7.
Chứng khoán Mỹ đã đồng loạt giảm trước nỗi lo lãi suất gia tăng sẽ khiến chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người tiêu dùng tăng cao, qua đó ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng.
Phiên đấu thầu trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã châm ngòi cho làn sóng bán tháo trái phiếu có kỳ hạn 10 năm, qua đó đẩy lợi suất trái phiếu (trái tức) có lúc tăng lên 4% - mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua .
Điều này đã kéo thị trường chứng khoán giảm khá mạnh, tuy nhiên, do về cuối ngày giao dịch, lợi suất trái phiếu giảm xuống còn 3,9455% nên thị trường chứng khoán cũng phục hồi trở lại nhưng vẫn thấp hơn giá trị phiên giao dịch trước đó.
Lo ngại về lãi suất gia tăng, chi phí vay vốn sẽ cao hơn, cổ phiếu của các hãng xây dựng, tài chính đã bị tác động mạnh nhất - trong đó, chỉ số Dow Jones khối xây dựng nhà giảm 1,5%, chỉ số S&P Tài chính hạ 1,6%.
Điểm tích cực trong phiên này chính là tính thanh khoảng được cải thiện hơn khi có 1,22 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn New York - tăng hơn 15% so với khối lượng giao dịch trung bình/phiên của hai phiên đầu tuần.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm thứ Tư dao động trong khoảng từ âm 1,7% đến 0,8% nên đã tác động tích cực tới tính thanh khoản của thị trường. Tuy nhiên, diễn biến trong ba phiên đầu tuần tiếp tục chứng thực về khả năng thị trường đang hình thành xu hướng “răng cưa” khi biên độ tăng giảm của ngày hôm sau không có nhiều thay đổi so với ngày hôm trước.
Giá dầu tăng trên 71 USD/thùng đã giúp cổ phiếu khối năng lượng tăng điểm, tuy nhiên nó lại tác động xấu tới thị trường nói chung bởi chi phí năng lượng sẽ gia tăng ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp khối vận tải, bán lẻ...
Không những vậy, giá năng lượng tăng khiến nỗi lo lạm phát cao có nguy cơ quay trở lại. Diễn biến tiếp tục lo ngại hơn với dự báo giá dầu sẽ tăng lên 85 USD/thùng vào cuối năm nay mà Goldman Sachs đưa ra trước đó.
Cổ phiếu khối ngân hàng phiên này đồng loạt giảm điểm, trong đó cổ phiếu của Bank of America hạ 0,66%, cổ phiếu Goldman Sachs mất 1,76%, cổ phiếu Morgan Stanley xuống 5,55%, cổ phiếu JPMorgan Chase trượt 1,19%,...
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ ngày 10/6 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 10/6: chỉ số Dow Jones hạ 24,04 điểm, tương đương -0,27%, chốt ở mức 8.739,02.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 7,05 điểm, tương đương -0,38%, chốt ở mức 1.853,08.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 3,28 điểm, tương đương -0,35%, đóng cửa ở mức 939,15.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm nhờ khối ngân hàng, năng lượng
Chứng khoán khu vực đã lên điểm với sự dẫn dắt của cổ phiếu khối ngân hàng, năng lượng và khai mỏ.
Cổ phiếu khối ngân hàng như HSBC, Banco Santander, UBS, Credit Suisse và BNP Paribas đã tăng từ 1- 4,8%.
Giá dầu thô lần đầu tiên sau 7 tháng đã tăng trên 71 USD/thùng tại châu Âu nên đã giúp cổ phiếu Premier Oil, BP, Royal Dutch Shell và Total tăng từ 0,6 - 3,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 31,96 điểm, tương đương 0,73%, chốt ở mức 4.436,75. Khối lượng giao dịch đạt 2,39 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 1,07%, khối lượng giao dịch đạt 25,76 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,56%, khối lượng giao dịch đạt 133,55 triệu cổ phiếu.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Giám đốc điều hành Bank of America Ken Lewis có buổi giải trình trước đại diện Quốc hội Mỹ; công bố doanh thu bán lẻ; công bố số liệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Thứ Sáu: Công bố giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng.
Chứng khoán Việt Nam “một mình một ngựa”... giảm
Ngày 10/6, sắc xanh phủ khắp các thị trường chứng khoán châu Á, trái ngược với những gì diễn ra tại Việt Nam.
Giá năng lượng, kim loại thô đồng loạt tăng đã giúp cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản lên điểm, qua đó giúp thị trường khởi sắc. Sự lạc quan đã được thể hiện rõ khi 8 thị trường lớn cùng lên điểm mạnh, nhiều thị trường đã tăng hơn 2%, thậm chí thị trường Hồng Kông còn tăng 4%. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này đã tăng 2,55% lên 104,69 điểm.
Trái ngược với đà tăng của các thị trường châu Á, chứng khoán Việt Nam lại tạo nên sự khác biệt, khi một mình giảm gần 3%. Cổ phiếu giảm sàn nhiều trước lệnh bán áp đảo thị trường.
Điều đáng nói hơn là các thông tin tác động không có gì thay đổi so với lúc họ đang kỳ vọng vào thị trường. Hoặc nếu có thay đổi cũng chỉ là trên yếu tố tâm lý, tự tạo ra sự hưng phấn và rồi bị chi phối bởi nỗi sợ hãi.
Nếu như những ngày trước, người ta tranh nhau mua giá trần, cả thị trường đồng loạt tăng điểm thì hôm thứ Tư, cả thị trường đua nhau bán ra, thậm chí bán giá sàn chính những cổ phiếu từng được đặt giá trần những phiên trước đó.
Điểm tích cực của thị trường chính là tính thanh khoản cực cao, có thể nói là đi vào lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chuyển qua thị trường Nhật, Văn phòng Nội các Nhật vừa cho biết, số đơn đặt hàng máy móc của nước đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 22 năm qua. Bên cạnh đó, vốn đầu tư trong tháng 4/2009 đã giảm 5,4% xuống 688,8 tỷ Yên (7,1 tỷ USD).
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật cho hay chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) trong tháng 5/2009 đã giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán Nhật đã tăng mạnh hôm thứ Tư, đưa chỉ số Nikkei 225 tiến sát với ngưỡng kháng cự 10.000 điểm - tăng 42% so với thời điểm thị trường xuống thấp nhất trong 5 năm, được thiết lập ngày 10/3.
Cổ phiếu ngành vận tải biển và chế tạo máy móc xây dựng đã tăng điểm mạnh sau khi thông tin từ Trung Quốc cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp của nước này đang tăng mạnh trở lại.
Cổ phiếu hãng vận tải biển Mitsui O.S.K. Lines tăng 5,5%, cổ phiếu Nippon Yusen lên 4,4%, cổ phiếu Kawasaki Kisen tiến thêm 6,4%. Cổ phiếu của Komatsu tăng 3,3%, cổ phiếu Hitachi Construction lên 3,8%, cổ phiếu Kawasaki Heavy Industries tăng vọt thêm 15,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 204,67 điểm, tương đương 2,1%, chốt ở mức 9.991,49. Khối lượng giao dịch đạt 2,8 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, cơ quan thống kê Trung Quốc vừa cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 5/2009 đã giảm 1,4% so với cùng kỳ năn ngoái, đánh dấu tháng suy giảm thứ tư liên tiếp. Chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) giảm 7,2% so với cùng kỳ năn ngoái.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite tiếp tục tăng điểm phiên thứ ba trong tuần với mức tăng 1,02%, chốt ở mức 2.816,25.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,75%. Chỉ số Straits Times của Singapore nhích 1,89%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 3,14%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng vọt thêm 4,03%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tiến thêm 2,69%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam giảm 2,92%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.763,06 | 8.739,02 | 24,04 | 0,27 |
Nasdaq | 1.860,13 | 1.853,08 | 7,05 | 0,38 | |
S&P 500 | 942,43 | 939,15 | 3,28 | 0,35 | |
Anh | FTSE 100 | 4.404,79 | 4.436,75 | 31,96 | 0,73 |
Đức | DAX | 4.997,86 | 5.051,18 | 53,32 | 1,07 |
Pháp | CAC 40 | 3.296,73 | 3.315,27 | 18,54 | 0,56 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.414,39 | 6.462,27 | 47,88 | 0,75 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.786,82 | 9.991,49 | 204,67 | 2,09 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.058,49 | 18.785,66 | 727,17 | 4,03 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.371,84 | 1.414,88 | 43,04 | 3,14 |
Singapore | Straits Times | 2.347,64 | 2.394,25 | 44,38 | 1,89 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.787,89 | 2.816,25 | 28,36 | 1,02 |
Ấn Độ | BSE | 15.069,94 | 15.533,36 | 406,36 | 2,69 |
Australia | ASX | 3.933,60 | 4.016,30 | 82,70 | 2,10 |
Việt Nam | VN-Index | 512,46 | 497,51 | 14,95 | 2,92 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |