Phố Wall mất điểm trước nỗi lo về khối ngân hàng
Ngày 15/12, tin xấu về triển vọng lợi nhuận khối ngân hàng và vụ gian lận tài chính đã đẩy thị trường Mỹ mất điểm
Ngày 15/12, tin xấu về triển vọng lợi nhuận khối ngân hàng và vụ gian lận tài chính đã đẩy thị trường Mỹ mất điểm.
Hôm thứ Hai, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tổ chức một cuộc họp kéo dài trong hai ngày để bàn thảo về chính sách tiền tệ. Tâm điểm của sự chú ý chính là khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản xuống 0,5%, thậm chí là 0% từ mức 1% hiện nay. Được biết, quyết định về lãi suất sẽ được công bố lúc 14h15 ngày 16/12 (giờ địa phương).
Tại cuộc họp, FED cho biết, sản xuất công nghiệp ở nước này trong tháng 11 đã giảm 0,6% - thấp hơn mức dự báo giảm 1,5% của giới phân tích, do sự đình trệ sản xuất của các nhà sản suất ôtô, hàng lâu bền...
Cụ thể, sản xuất ôtô và linh kiện ôtô giảm 2,8%, sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền như điện thoại di động, đồ điện tử, gia dụng giảm 3%; khai thác dầu tăng 2,5%...
Các chỉ số giảm từ 0,75% đến 2,1%
Liên quan đến vụ tình nghi gian lận 50 tỷ USD trong hoạt động giao dịch chứng khoán của ông Bernard L. Madoff – cựu chủ tịch của sàn chứng khoán Nasdaq, Ngân hàng Royal Bank of Scotland, Man Group và Nomura vừa cho biết cũng nằm trong danh sách các tổ chức tài chính là nạn nhân của ông Bernard L. Madoff.
Ngoài ra, tờ Financial Times cho hay, HSBC cũng có thể là nạn nhân trong vụ gian lận này với số tiền ước tính lên đến 1 tỷ USD. Hiện HSBC chưa có bình luận gì về thông tin này.
Trước đó, nhiều tổ chức tài chính đã thừa nhận có quan hệ đầu tư với ông Bernard L. Madoff, trong đó Banco Santander, Fairfield Greenwich Group, Benbassat & Cie, Ascot Partners công bố “dính” hàng tỷ USD đến vụ tình nghi lừa đảo này.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm ngày đầu tuần do giới đầu tư tăng mạnh lượng bán cổ phiếu khối ngân hàng vì lo ngại triển vọng lợi nhuận của nhiều hãng sẽ tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn tài chính lớn cũng “dính” tới vụ bê bối trong hoạt động đầu tư có thể lên đến 50 tỷ USD và đang có nguy cơ mất tiền, nên đã đẩy thị trường liên tục mất điểm.
Trong tuần này, nhiều tập đoàn tài chính lớn sẽ công bố kết quả kinh doanh, trong đó Goldman Sachs, Morgan Stanley sẽ công bố lần lượt vào thứ Ba và thứ Tư.
Vì lo ngại triển vọng sẽ xấu đi nên giới đầu tư đã bán cổ phiếu khối này, qua đó đẩy nhiều cổ phiếu sụt giảm mạnh ngay trong ngày giao dịch đầu tuần với chỉ số S&P Tài chính mất tới 4%, trong đó Goldman Sachs (NYSE-GS) mất 1,9%, cổ phiếu Morgan Stanley (NYSE-MS) hạ 1,5%.
Trong khi đó, cổ phiếu của Bank of America và JPMorgan Chase là hai cổ phiếu dẫn đầu... về biên độ giảm điểm trong số 30 cổ phiếu của chỉ số Dow Jones, trong đó cổ phiếu Bank of America mất 5,49%, cổ phiếu JPMorgan Chase hạ 7,47%.
Cổ phiếu của GM và Ford có mức tăng lần lượt là 3,55% và 4,6%, sau khi Nhà Trắng vẫn để ngỏ một cơ hội giải cứu ngành công nghiệp ôtô bằng một khoản vay khẩn cấp. Tuy nhiên khi trả lời phóng viên trên máy bay trên đường sang Iraq, Tổng thống Bush nói: “chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng công bố kế hoạch cụ thể”.
Trong một nỗ lực tự ứng cứu mình, hãng GM hôm thứ Hai đã đạt được thỏa thuận với GMAC- tập đoàn đang sở hữu 49% cổ phần của GM, về khoản vay trị giá 1,5 tỷ USD kéo dài đến hết ngày 30/12.
Cổ phiếu khối công nghệ phiên này đã giảm mạnh vì nhiều cổ phiếu blue-chip mất điểm với biên độ lớn, trong đó cổ phiếu Apple đã mất tới 3,6% sau khi bị Goldman Sachs hạ triển vọng về lợi nhuận.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 65,15 điểm, tương đương -0,75%, đóng cửa ở mức 8.564,53.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 32,38 điểm, tương đương -2,1%, chốt ở mức 1.508,34.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 11,16 điểm, tương đương -1,27%, đóng cửa ở mức 868,57.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,21 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,68 tỷ cổ phiếu. Trên hai sàn, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán châu Âu mất điểm vì khối ngân hàng
Chứng khoán châu Âu đã giảm điểm hôm thứ Hai với biên độ không đáng kể. Mặc dù cổ phiếu khối năng lượng và khai mỏ tăng mạnh do giá dầu và nhiều loại kim loại khác lên giá, nhưng những lo ngại về mất mát có thể xảy ra đối với một số tập đoàn tài chính liên quan đến vụ bê bối tài chính với ông Bernard L. Madoff, đã đẩy thị trường xuống điểm.
Cụ thể, cổ phiếu khối khai mỏ và năng lượng như Anglo American, Antofagasta, BHP Billiton, Rio Tinto và Xstrata tăng từ 1,6% đến 4,9%; cổ phiếu khối năng lượng như BG Group, BP, Royal Dutch Shell và Total lên từ 1,1% đến 3,4 %.
Trong khi đó, cổ phiếu của các ngân hàng như BNP Paribas, HSBC và Royal Bank of Scotland giảm từ 1,2% đến 10,05%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 2,79 điểm, tương đương -0,07%, đóng cửa ở mức 4.277,56, khối lượng giao dịch đạt 1,55 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này mất 0,18%, khối lượng giao dịch đạt 25,69 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,87%, khối lượng giao dịch đạt 130 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tăng mạnh nhờ hiệu ứng tin tốt
Thị trường đã tăng điểm mạnh phiên đầu tuần, nhờ những tín hiệu tích cực phát đi từ Mỹ với lối thoát của ngành công nghiệp ôtô vẫn hé mở và hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ hạ lãi suất cơ bản.
Mặc dù Thượng viện Mỹ đã bác kế hoạch cho vay 14 tỷ USD đối với ngành công nghiệp ôtô Mỹ - đã đẩy chứng khoán châu Á sụt giảm mạnh phiên cuối tuần trước (12/12), nhưng thông tin Nhà Trắng có thể sẽ dùng tiền từ quỹ “Chương trình giải trừ các tài sản xấu” (TARP - Troubled Asset Relief Program) trị giá 700 tỷ USD để hỗ trợ ngành ôtô, đã mang lại tin tốt cho thị trường châu Á.
Bên cạnh đó, cuộc họp của FED trong hai ngày đầu tuần này (15,16/12) được giới đầu tư đón đợi với hy vọng lãi suất cơ bản sẽ được cắt giảm từ 1% xuống 0,5%/năm và thậm chí là sẽ về 0%.
Đón nhận những tín hiệu tốt từ bên kia bờ đại dương, các thị trường châu Á đã có ngày giao dịch đầu tuần thành công với sức tăng mạnh mẽ của nhiều thị trường, trong đó thị trường Nhật, Hàn Quốc tăng tới 5%.
Chứng khoán Nhật hôm thứ Hai đã tăng điểm mạnh với sức nâng đỡ của cổ phiếu của nhiều hãng sản xuất ôtô nhưng Honda, Toyota, Nissan. Bên cạnh đó, cổ phiếu của nhiều hãng vận tải đường biển cũng tăng điểm với biên độ lớn nên đã tác động tích cực tới thị trường.
Trên thị trường tiền tệ, đồng Yên đã mất giá so với USD xuống mức 1 USD đổi được 90,9 Yên từ mức 1 USD “ăn” 88,1 Yên trong ngày 12/12, điều này đã thúc đẩy nhiều cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn tăng điểm.
Trong ngày giao dịch, cổ phiếu của Honda, Toyota, Nissan tăng từ 7,5% đến 9,8%, cổ phiếu của Sony, Canon tăng từ 4,3 đến 6%; cổ phiếu của các hãng vận tải đường biển như Mitsui OSK, Nippon Yusen tăng lần lượt là 10,2% và 4,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 428,79 điểm, tương đương 5,21%, chốt ở mức 8.664,66. Khối lượng giao dịch đạt 1,87 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 12 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm.
Liên quan đến thị trường Trung Quốc, cơ quan thống kê nước này vừa cho biết sản xuất công nghiệp của đại lục trong tháng 11 đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái – mức tăng thấp nhất trong một thập kỷ qua, từ mức 8,2% trong tháng 10.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite đã tăng điểm trở lại sau khi mất gần 4% phiên cuối tuần trước. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 10,16 điểm, tương đương 0,52%, chốt ở mức 1.964,37.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 2,96%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 1,61%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,96%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 4,93%. Chỉ số ASX của Australia tiến thêm 2,41%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ nhích 1,28%.
Hôm thứ Hai, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tổ chức một cuộc họp kéo dài trong hai ngày để bàn thảo về chính sách tiền tệ. Tâm điểm của sự chú ý chính là khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản xuống 0,5%, thậm chí là 0% từ mức 1% hiện nay. Được biết, quyết định về lãi suất sẽ được công bố lúc 14h15 ngày 16/12 (giờ địa phương).
Tại cuộc họp, FED cho biết, sản xuất công nghiệp ở nước này trong tháng 11 đã giảm 0,6% - thấp hơn mức dự báo giảm 1,5% của giới phân tích, do sự đình trệ sản xuất của các nhà sản suất ôtô, hàng lâu bền...
Cụ thể, sản xuất ôtô và linh kiện ôtô giảm 2,8%, sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền như điện thoại di động, đồ điện tử, gia dụng giảm 3%; khai thác dầu tăng 2,5%...
Các chỉ số giảm từ 0,75% đến 2,1%
Liên quan đến vụ tình nghi gian lận 50 tỷ USD trong hoạt động giao dịch chứng khoán của ông Bernard L. Madoff – cựu chủ tịch của sàn chứng khoán Nasdaq, Ngân hàng Royal Bank of Scotland, Man Group và Nomura vừa cho biết cũng nằm trong danh sách các tổ chức tài chính là nạn nhân của ông Bernard L. Madoff.
Ngoài ra, tờ Financial Times cho hay, HSBC cũng có thể là nạn nhân trong vụ gian lận này với số tiền ước tính lên đến 1 tỷ USD. Hiện HSBC chưa có bình luận gì về thông tin này.
Trước đó, nhiều tổ chức tài chính đã thừa nhận có quan hệ đầu tư với ông Bernard L. Madoff, trong đó Banco Santander, Fairfield Greenwich Group, Benbassat & Cie, Ascot Partners công bố “dính” hàng tỷ USD đến vụ tình nghi lừa đảo này.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm ngày đầu tuần do giới đầu tư tăng mạnh lượng bán cổ phiếu khối ngân hàng vì lo ngại triển vọng lợi nhuận của nhiều hãng sẽ tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn tài chính lớn cũng “dính” tới vụ bê bối trong hoạt động đầu tư có thể lên đến 50 tỷ USD và đang có nguy cơ mất tiền, nên đã đẩy thị trường liên tục mất điểm.
Trong tuần này, nhiều tập đoàn tài chính lớn sẽ công bố kết quả kinh doanh, trong đó Goldman Sachs, Morgan Stanley sẽ công bố lần lượt vào thứ Ba và thứ Tư.
Vì lo ngại triển vọng sẽ xấu đi nên giới đầu tư đã bán cổ phiếu khối này, qua đó đẩy nhiều cổ phiếu sụt giảm mạnh ngay trong ngày giao dịch đầu tuần với chỉ số S&P Tài chính mất tới 4%, trong đó Goldman Sachs (NYSE-GS) mất 1,9%, cổ phiếu Morgan Stanley (NYSE-MS) hạ 1,5%.
Biểu đồ so sánh giá cổ phiếu GS, MS với hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 trong 1 năm qua - Nguồn: G.Finance
Trong khi đó, cổ phiếu của Bank of America và JPMorgan Chase là hai cổ phiếu dẫn đầu... về biên độ giảm điểm trong số 30 cổ phiếu của chỉ số Dow Jones, trong đó cổ phiếu Bank of America mất 5,49%, cổ phiếu JPMorgan Chase hạ 7,47%.
Cổ phiếu của GM và Ford có mức tăng lần lượt là 3,55% và 4,6%, sau khi Nhà Trắng vẫn để ngỏ một cơ hội giải cứu ngành công nghiệp ôtô bằng một khoản vay khẩn cấp. Tuy nhiên khi trả lời phóng viên trên máy bay trên đường sang Iraq, Tổng thống Bush nói: “chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng công bố kế hoạch cụ thể”.
Trong một nỗ lực tự ứng cứu mình, hãng GM hôm thứ Hai đã đạt được thỏa thuận với GMAC- tập đoàn đang sở hữu 49% cổ phần của GM, về khoản vay trị giá 1,5 tỷ USD kéo dài đến hết ngày 30/12.
Cổ phiếu khối công nghệ phiên này đã giảm mạnh vì nhiều cổ phiếu blue-chip mất điểm với biên độ lớn, trong đó cổ phiếu Apple đã mất tới 3,6% sau khi bị Goldman Sachs hạ triển vọng về lợi nhuận.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 65,15 điểm, tương đương -0,75%, đóng cửa ở mức 8.564,53.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 32,38 điểm, tương đương -2,1%, chốt ở mức 1.508,34.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 11,16 điểm, tương đương -1,27%, đóng cửa ở mức 868,57.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,21 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,68 tỷ cổ phiếu. Trên hai sàn, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán châu Âu mất điểm vì khối ngân hàng
Chứng khoán châu Âu đã giảm điểm hôm thứ Hai với biên độ không đáng kể. Mặc dù cổ phiếu khối năng lượng và khai mỏ tăng mạnh do giá dầu và nhiều loại kim loại khác lên giá, nhưng những lo ngại về mất mát có thể xảy ra đối với một số tập đoàn tài chính liên quan đến vụ bê bối tài chính với ông Bernard L. Madoff, đã đẩy thị trường xuống điểm.
Cụ thể, cổ phiếu khối khai mỏ và năng lượng như Anglo American, Antofagasta, BHP Billiton, Rio Tinto và Xstrata tăng từ 1,6% đến 4,9%; cổ phiếu khối năng lượng như BG Group, BP, Royal Dutch Shell và Total lên từ 1,1% đến 3,4 %.
Trong khi đó, cổ phiếu của các ngân hàng như BNP Paribas, HSBC và Royal Bank of Scotland giảm từ 1,2% đến 10,05%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 2,79 điểm, tương đương -0,07%, đóng cửa ở mức 4.277,56, khối lượng giao dịch đạt 1,55 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này mất 0,18%, khối lượng giao dịch đạt 25,69 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,87%, khối lượng giao dịch đạt 130 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tăng mạnh nhờ hiệu ứng tin tốt
Thị trường đã tăng điểm mạnh phiên đầu tuần, nhờ những tín hiệu tích cực phát đi từ Mỹ với lối thoát của ngành công nghiệp ôtô vẫn hé mở và hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ hạ lãi suất cơ bản.
Mặc dù Thượng viện Mỹ đã bác kế hoạch cho vay 14 tỷ USD đối với ngành công nghiệp ôtô Mỹ - đã đẩy chứng khoán châu Á sụt giảm mạnh phiên cuối tuần trước (12/12), nhưng thông tin Nhà Trắng có thể sẽ dùng tiền từ quỹ “Chương trình giải trừ các tài sản xấu” (TARP - Troubled Asset Relief Program) trị giá 700 tỷ USD để hỗ trợ ngành ôtô, đã mang lại tin tốt cho thị trường châu Á.
Bên cạnh đó, cuộc họp của FED trong hai ngày đầu tuần này (15,16/12) được giới đầu tư đón đợi với hy vọng lãi suất cơ bản sẽ được cắt giảm từ 1% xuống 0,5%/năm và thậm chí là sẽ về 0%.
Đón nhận những tín hiệu tốt từ bên kia bờ đại dương, các thị trường châu Á đã có ngày giao dịch đầu tuần thành công với sức tăng mạnh mẽ của nhiều thị trường, trong đó thị trường Nhật, Hàn Quốc tăng tới 5%.
Chứng khoán Nhật hôm thứ Hai đã tăng điểm mạnh với sức nâng đỡ của cổ phiếu của nhiều hãng sản xuất ôtô nhưng Honda, Toyota, Nissan. Bên cạnh đó, cổ phiếu của nhiều hãng vận tải đường biển cũng tăng điểm với biên độ lớn nên đã tác động tích cực tới thị trường.
Trên thị trường tiền tệ, đồng Yên đã mất giá so với USD xuống mức 1 USD đổi được 90,9 Yên từ mức 1 USD “ăn” 88,1 Yên trong ngày 12/12, điều này đã thúc đẩy nhiều cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn tăng điểm.
Trong ngày giao dịch, cổ phiếu của Honda, Toyota, Nissan tăng từ 7,5% đến 9,8%, cổ phiếu của Sony, Canon tăng từ 4,3 đến 6%; cổ phiếu của các hãng vận tải đường biển như Mitsui OSK, Nippon Yusen tăng lần lượt là 10,2% và 4,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 428,79 điểm, tương đương 5,21%, chốt ở mức 8.664,66. Khối lượng giao dịch đạt 1,87 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 12 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm.
Liên quan đến thị trường Trung Quốc, cơ quan thống kê nước này vừa cho biết sản xuất công nghiệp của đại lục trong tháng 11 đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái – mức tăng thấp nhất trong một thập kỷ qua, từ mức 8,2% trong tháng 10.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite đã tăng điểm trở lại sau khi mất gần 4% phiên cuối tuần trước. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 10,16 điểm, tương đương 0,52%, chốt ở mức 1.964,37.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 2,96%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 1,61%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,96%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 4,93%. Chỉ số ASX của Australia tiến thêm 2,41%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ nhích 1,28%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.629,68 | 8.564,53 | 65,15 | 0,75 |
Nasdaq | 1.540,72 | 1.508,34 | 32,38 | 2,10 | |
S&P 500 | 879,73 | 868,57 | 11,16 | 1,27 | |
Anh | FTSE 100 | 4.280,35 | 4.277,56 | 2,79 | 0,07 |
Đức | DAX | 4.663,37 | 4.654,82 | 8,55 | 0,18 |
Pháp | CAC 40 | 3.213,60 | 3.185,66 | 27,94 | 0,87 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.481,27 | 4.613,72 | 132,45 | 2,96 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.235,87 | 8.664,66 | 428,79 | 5,21 |
Hồng Kông | Hang Seng | 14.758,40 | 15.027,85 | 269,46 | 1,83 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.103,82 | 1.158,19 | 54,37 | 4,93 |
Singapore | Straits Times | 1.740,34 | 1.768,28 | 27,94 | 1,61 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.954,21 | 1.964,37 | 10,16 | 0,52 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.690,07 | 9.814,40 | 124,33 | 1,28 |
Australia | ASX | 3.452,50 | 3.535,70 | 83,20 | 2,41 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |