Phố Wall mở cờ sau cam kết từ FED
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết sẽ đưa ra nhiều biện pháp hơn hỗ trợ kinh tế đã giúp Phố Wall phục hồi mạnh
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết đã chuẩn bị đưa ra nhiều biện pháp hơn hỗ trợ nền kinh tế nếu có dấu hiệu suy giảm, đã giúp chứng khoán Mỹ khởi sắc sau hai phiên liên tiếp sụt dốc thảm hại.
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch ở mức thấp, do nhà đầu tư vẫn lo lắng về việc Hy Lạp tiến hành trưng cầu dân ý về kế hoạch cứu trợ mới của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đạt được hôm 26/10.
Chốt phiên giao dịch hôm 2/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 178,08 điểm (+1,53%) lên 11.836,04 điểm. S&P 500 tiến 19,62 điểm (+1,61%) lên 1.237,90 điểm. Nasdaq Composite cộng 33,02 điểm (+1,27%) lên 2.639,98 điểm.
Phát biểu ngày hôm qua, Chủ tịch FED Ben Bernanke cho biết, cơ quan này đang giám sát chặt chẽ những diễn biến ở châu Âu và để mở khả năng FED sẽ tăng nắm giữ các khoản nợ thế chấp nếu kinh tế Mỹ trở xấu.
"Bernanke đã tỏ rõ là họ đã có sự chuẩn bị và đã có nhiều công cụ hơn", Tim Ghriskey, Giám đốc đầu tư của hãng quản lý tài sản Solaris ở New York nhận định. "Chúng ta vẫn đang ở trong tình huống rất không ổn định".
Nhóm cổ phiếu năng lượng và tài chính tăng mạnh nhất trong ngày, nhờ vậy đã đẩy thị trường tăng điểm khá mạnh sau hai phiên giảm sâu liền trước. Chỉ số S&P năng lượng tăng 2,9%, tài chính tăng 2,8%.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,5 tỷ cổ phiếu, thấp hơn gần 10% so với mức trung bình giao dịch trong vòng 20 ngày vầ thua xa mức giao dịch trên 10 tỷ cổ phiếu hôm 1/11.
Góp phần vào đà tăng của thị trường còn có thông tin tuyển dụng khu vực tư nhân ở Mỹ tốt hơn so với dự báo. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn khu vực Phố Wall hôm qua đã giảm được 5,8% xuống 32,74 điểm.
Tương tự như thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu cũng đi lên. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,15% lên 5.484,10 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 1,38% lên 3.110,59 điểm và chỉ số DAX của Đức tiến 2,25% lên 5.965,63 điểm.
Đóng cửa trước đó, các sàn châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục trái chiều. Về hướng giảm, mạnh nhất là chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản với 2,21% xuống 8.640,42 điểm. Ngược lại, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến mạnh nhất với 1,88%.
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch ở mức thấp, do nhà đầu tư vẫn lo lắng về việc Hy Lạp tiến hành trưng cầu dân ý về kế hoạch cứu trợ mới của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đạt được hôm 26/10.
Chốt phiên giao dịch hôm 2/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 178,08 điểm (+1,53%) lên 11.836,04 điểm. S&P 500 tiến 19,62 điểm (+1,61%) lên 1.237,90 điểm. Nasdaq Composite cộng 33,02 điểm (+1,27%) lên 2.639,98 điểm.
Phát biểu ngày hôm qua, Chủ tịch FED Ben Bernanke cho biết, cơ quan này đang giám sát chặt chẽ những diễn biến ở châu Âu và để mở khả năng FED sẽ tăng nắm giữ các khoản nợ thế chấp nếu kinh tế Mỹ trở xấu.
"Bernanke đã tỏ rõ là họ đã có sự chuẩn bị và đã có nhiều công cụ hơn", Tim Ghriskey, Giám đốc đầu tư của hãng quản lý tài sản Solaris ở New York nhận định. "Chúng ta vẫn đang ở trong tình huống rất không ổn định".
Nhóm cổ phiếu năng lượng và tài chính tăng mạnh nhất trong ngày, nhờ vậy đã đẩy thị trường tăng điểm khá mạnh sau hai phiên giảm sâu liền trước. Chỉ số S&P năng lượng tăng 2,9%, tài chính tăng 2,8%.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,5 tỷ cổ phiếu, thấp hơn gần 10% so với mức trung bình giao dịch trong vòng 20 ngày vầ thua xa mức giao dịch trên 10 tỷ cổ phiếu hôm 1/11.
Góp phần vào đà tăng của thị trường còn có thông tin tuyển dụng khu vực tư nhân ở Mỹ tốt hơn so với dự báo. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn khu vực Phố Wall hôm qua đã giảm được 5,8% xuống 32,74 điểm.
Tương tự như thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu cũng đi lên. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,15% lên 5.484,10 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 1,38% lên 3.110,59 điểm và chỉ số DAX của Đức tiến 2,25% lên 5.965,63 điểm.
Đóng cửa trước đó, các sàn châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục trái chiều. Về hướng giảm, mạnh nhất là chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản với 2,21% xuống 8.640,42 điểm. Ngược lại, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến mạnh nhất với 1,88%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.658,00 | 11.836,00 | 178,08 | 1,53 |
S&P 500 | 1.218,28 | 1.237,90 | 19,62 | 1,61 | |
Nasdaq | 2.606,96 | 2.639,98 | 33,02 | 1,27 | |
Anh | FTSE 100 | 5.421,57 | 5.484,10 | 62,53 | 1,15 |
Pháp | CAC 40 | 3.068,33 | 3.110,59 | 42,26 | 1,38 |
Đức | DAX | 5.834,51 | 5.965,63 | 131,12 | 2,25 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.835,52 | 8.640,42 | 195,10 | 2,21 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.370,00 | 19.733,10 | 363,75 | 1,88 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.470,02 | 2.504,11 | 34,09 | 1,38 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.622,01 | 7.598,45 | 23,56 | 0,31 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.909,63 | 1.898,01 | 11,62 | 0,51 |
Singapore | Straits Times | 2.789,35 | 2.834,75 | 45,40 | 1,63 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |