Phố Wall “thăng hoa” rồi sụt giảm sau quyết định của FED
Đã rất lâu giới đầu tư mới được chứng kiến sự thay đổi chóng vánh trong diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ
Đã rất lâu giới đầu tư mới được chứng kiến sự thay đổi chóng vánh trong diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ.
Hôm thứ Tư, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết nền kinh tế Mỹ đã phục hồi trở lại và quyết định giảm dần mua vào các tài sản thế chấp cho đến hết tháng 3/2010. FED cũng đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0-0,25%, vốn được duy trì từ tháng 12/2008 đến nay.
“Hội đồng Thị trường mở Liên bang sẽ tiếp tục đánh giá thời điểm và số lượng cần thiết để mua các loại chứng khoán dựa trên đánh giá về triển vọng của nền kinh tế”, thông cáo của FED cho hay.
Bảng cân đối tài sản của FED đã tăng gấp đôi lên 2 nghìn tỷ USD sau khi khủng hoảng tài chính xảy ra. FED cũng đã mua vào 300 tỷ USD trái phiếu Chính phủ dài hạn và 1,5 nghìn tỷ USD các tài sản nợ thế chấp trong nỗ lực giúp lãi suất cho vay ở mức thấp.
Dow Jones có lúc chạm ngưỡng 9.900 điểm
Cả ba chỉ số chính mở cửa ngày giao dịch với mức tăng không đáng kể và tiếp tục giằng co trong cả phiên buổi sáng. Biên độ dao động của thị trường là không đáng kể. Tâm lý thận trọng chờ quyết định của FED sẽ công bố lúc 2h15 (giờ địa phương) khiến cho hoạt động giao dịch trở nên trầm lắng.
Tuy nhiên, sau khi FED công bố quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản như mong đợi thì thị trường có mức tăng mạnh mẽ, có lúc chỉ số Nasdaq đã tăng gần 1%, Dow Jones và S&P 500 cũng lên trên 0,7%. Riêng chỉ số Dow Jones có lúc đã vọt lên trên ngưỡng giá trị 9.900 điểm và hướng tới mốc 10.000 điểm.
Nhưng phút “thăng hoa” cũng nhanh chóng vụt tắt khi nhà đầu tư bắt đầu tăng mạnh bán cổ phiếu khối ngân hàng, bất động sản trước lo ngại FED sẽ giảm dần mua vào các chứng khoán có đảm bảo bởi tài sản thế chấp. Đây được xem là hành động giảm dần các biện pháp hỗ trợ đối với nền kinh tế nói chung cũng như đối với các định chế tài chính, các tập đoàn bất động sản nói riêng.
Việc tăng mạnh lượng bán cổ phiếu hai khối này cũng đã nhanh chóng khiến nguồn cung cổ phiếu nhiều lĩnh vực khác bắt đầu tăng lên. Ba chỉ số chứng khoán từ mức tăng trên 0,7% đã ngã nhào xuống mức giảm từ 0,7-1%.
Đã rất lâu thị trường chứng khoán Mỹ lại mới có hiện tượng đảo chiều chóng vánh với biến động lớn như vậy. Điều này được giới phân tích nhìn nhận như là hiện tượng bất thường cho thấy tâm lý của không ít nhà đầu tư đang không thực sự kiên định.
Chỉ số Dow Jones khối xây dựng nhà phiên này mất 3,4%, cổ phiếu S&P Năng lượng hạ 2%. Trong đó cổ phiếu Toll Brothers giảm 3,4%, cổ phiếu Chevron mất 1,7%.
Trong khi đó, hàng loạt cổ phiếu blue-chip khối ngân hàng cũng đồng loạt đi xuống đẩy S&P Tài chính và chỉ số KBW khối ngân hàng cùng giảm 2,1%, trong đó, cổ phiếu JPMorgan mất 3,03%, cổ phiếu, cổ phiếu Bank of America hạ 0,62%...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 23/9: chỉ số Dow Jones giảm 81,32 điểm, tương đương -0,83%, chốt ở mức 9.748,55.
Chỉ số Nasdaq hạ 14,88 điểm, tương đương -0,69%, chốt ở mức 2.131,42.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 10,79 điểm, tương ứng -1,01%, đóng cửa ở mức 1.060,87.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,32 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 9 cổ phiếu giảm điểm thì có 5 cổ phiếu tăng điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,72 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu mất điểm thì có 5 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; hội nghị G20 sẽ khai mạc; công bố số liệu về doanh số nhà đã qua sử dụng chờ bán; đấu giá trái phiếu kỳ hạn 7 năm.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về đơn đặt hàng lâu bền; doanh số nhà mới chờ bán; kết quả kinh doanh của KB Home.
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đổ dốc
Ngày 23/9, sắc đỏ đã phủ hầu khắp thị trường chứng khoán châu Á dù phiên trước đó đã nhen nhóm cơ hội cho đà tăng của thị trường.
Chứng khoán Nhật vẫn nghỉ giao dịch nhân ngày lễ, còn thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục với đà giảm trong biên độ khá lớn. Đây chính là điểm tương đồng giữa phiên ngày 23/9 với phiên ngày 22/9.
Một ngày trước, đà tăng trên 1% ở nhiều thị trường đã mở ra hy vọng cho nhà đầu tư về sự khởi sắc của các chỉ số. Tuy nhiên, diễn biến đã trái với mong đợi khi các thị trường chỉ có thể tăng nhẹ trong đầu phiên buổi sáng rồi giảm dần và đóng cửa dưới ngưỡng giá trị phiên liền trước.
Ngay đến cả thị trường Việt Nam với tâm lý và dòng tiền hỗ trợ cũng đã giảm điểm vào cuối phiên, dù có thời điểm VN-Index tạo nên bước đột phá.
Chuyển qua diễn biến thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite tiếp tục giảm điểm phiên thứ hai trong tuần với biên độ lớn nhất khu vực. Thị trường mở cửa với sắc xanh hiện diện trên bảng điện tử, tuy nhiên chỉ mất 21 phút sau đó, chỉ số Shanghai Composite đã bắt đầu giảm điểm so với phiên đóng cửa liền trước.
Đến phiên buổi chiều, đà giảm liên tục gia tăng trước áp lực bán mạnh, dù lượng đặt mua cũng khá lớn. Mỗi khi thị trường giảm mạnh là lúc khối lượng khớp lệnh tăng lên. Nhưng lực cầu phiên này vẫn không thể đủ mạnh để thay đổi tình thế và Shanghai Composite đã xuống mức thấp nhất trong 3 tuần qua khi thị trường đóng cửa ngày giao dịch.
Kết thúc phiên buổi chiều, chỉ số Shanghai Composite giảm 54,83 điểm, tương đương -1,9%, chốt ở mức 2.842,72. Như vậy, so với đầu năm 2009, chỉ số này đã tăng 18%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 1,24%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam mất 0,13%. Chỉ số ASX của Australia lên 1,5%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,49%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ trượt 0,15%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,43%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 0,02%.
Hôm thứ Tư, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết nền kinh tế Mỹ đã phục hồi trở lại và quyết định giảm dần mua vào các tài sản thế chấp cho đến hết tháng 3/2010. FED cũng đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0-0,25%, vốn được duy trì từ tháng 12/2008 đến nay.
“Hội đồng Thị trường mở Liên bang sẽ tiếp tục đánh giá thời điểm và số lượng cần thiết để mua các loại chứng khoán dựa trên đánh giá về triển vọng của nền kinh tế”, thông cáo của FED cho hay.
Bảng cân đối tài sản của FED đã tăng gấp đôi lên 2 nghìn tỷ USD sau khi khủng hoảng tài chính xảy ra. FED cũng đã mua vào 300 tỷ USD trái phiếu Chính phủ dài hạn và 1,5 nghìn tỷ USD các tài sản nợ thế chấp trong nỗ lực giúp lãi suất cho vay ở mức thấp.
Dow Jones có lúc chạm ngưỡng 9.900 điểm
Cả ba chỉ số chính mở cửa ngày giao dịch với mức tăng không đáng kể và tiếp tục giằng co trong cả phiên buổi sáng. Biên độ dao động của thị trường là không đáng kể. Tâm lý thận trọng chờ quyết định của FED sẽ công bố lúc 2h15 (giờ địa phương) khiến cho hoạt động giao dịch trở nên trầm lắng.
Tuy nhiên, sau khi FED công bố quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản như mong đợi thì thị trường có mức tăng mạnh mẽ, có lúc chỉ số Nasdaq đã tăng gần 1%, Dow Jones và S&P 500 cũng lên trên 0,7%. Riêng chỉ số Dow Jones có lúc đã vọt lên trên ngưỡng giá trị 9.900 điểm và hướng tới mốc 10.000 điểm.
Nhưng phút “thăng hoa” cũng nhanh chóng vụt tắt khi nhà đầu tư bắt đầu tăng mạnh bán cổ phiếu khối ngân hàng, bất động sản trước lo ngại FED sẽ giảm dần mua vào các chứng khoán có đảm bảo bởi tài sản thế chấp. Đây được xem là hành động giảm dần các biện pháp hỗ trợ đối với nền kinh tế nói chung cũng như đối với các định chế tài chính, các tập đoàn bất động sản nói riêng.
Việc tăng mạnh lượng bán cổ phiếu hai khối này cũng đã nhanh chóng khiến nguồn cung cổ phiếu nhiều lĩnh vực khác bắt đầu tăng lên. Ba chỉ số chứng khoán từ mức tăng trên 0,7% đã ngã nhào xuống mức giảm từ 0,7-1%.
Đã rất lâu thị trường chứng khoán Mỹ lại mới có hiện tượng đảo chiều chóng vánh với biến động lớn như vậy. Điều này được giới phân tích nhìn nhận như là hiện tượng bất thường cho thấy tâm lý của không ít nhà đầu tư đang không thực sự kiên định.
Chỉ số Dow Jones khối xây dựng nhà phiên này mất 3,4%, cổ phiếu S&P Năng lượng hạ 2%. Trong đó cổ phiếu Toll Brothers giảm 3,4%, cổ phiếu Chevron mất 1,7%.
Trong khi đó, hàng loạt cổ phiếu blue-chip khối ngân hàng cũng đồng loạt đi xuống đẩy S&P Tài chính và chỉ số KBW khối ngân hàng cùng giảm 2,1%, trong đó, cổ phiếu JPMorgan mất 3,03%, cổ phiếu, cổ phiếu Bank of America hạ 0,62%...
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 23/9 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 23/9: chỉ số Dow Jones giảm 81,32 điểm, tương đương -0,83%, chốt ở mức 9.748,55.
Chỉ số Nasdaq hạ 14,88 điểm, tương đương -0,69%, chốt ở mức 2.131,42.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 10,79 điểm, tương ứng -1,01%, đóng cửa ở mức 1.060,87.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,32 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 9 cổ phiếu giảm điểm thì có 5 cổ phiếu tăng điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,72 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu mất điểm thì có 5 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; hội nghị G20 sẽ khai mạc; công bố số liệu về doanh số nhà đã qua sử dụng chờ bán; đấu giá trái phiếu kỳ hạn 7 năm.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về đơn đặt hàng lâu bền; doanh số nhà mới chờ bán; kết quả kinh doanh của KB Home.
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đổ dốc
Ngày 23/9, sắc đỏ đã phủ hầu khắp thị trường chứng khoán châu Á dù phiên trước đó đã nhen nhóm cơ hội cho đà tăng của thị trường.
Chứng khoán Nhật vẫn nghỉ giao dịch nhân ngày lễ, còn thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục với đà giảm trong biên độ khá lớn. Đây chính là điểm tương đồng giữa phiên ngày 23/9 với phiên ngày 22/9.
Một ngày trước, đà tăng trên 1% ở nhiều thị trường đã mở ra hy vọng cho nhà đầu tư về sự khởi sắc của các chỉ số. Tuy nhiên, diễn biến đã trái với mong đợi khi các thị trường chỉ có thể tăng nhẹ trong đầu phiên buổi sáng rồi giảm dần và đóng cửa dưới ngưỡng giá trị phiên liền trước.
Ngay đến cả thị trường Việt Nam với tâm lý và dòng tiền hỗ trợ cũng đã giảm điểm vào cuối phiên, dù có thời điểm VN-Index tạo nên bước đột phá.
Chuyển qua diễn biến thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite tiếp tục giảm điểm phiên thứ hai trong tuần với biên độ lớn nhất khu vực. Thị trường mở cửa với sắc xanh hiện diện trên bảng điện tử, tuy nhiên chỉ mất 21 phút sau đó, chỉ số Shanghai Composite đã bắt đầu giảm điểm so với phiên đóng cửa liền trước.
Đến phiên buổi chiều, đà giảm liên tục gia tăng trước áp lực bán mạnh, dù lượng đặt mua cũng khá lớn. Mỗi khi thị trường giảm mạnh là lúc khối lượng khớp lệnh tăng lên. Nhưng lực cầu phiên này vẫn không thể đủ mạnh để thay đổi tình thế và Shanghai Composite đã xuống mức thấp nhất trong 3 tuần qua khi thị trường đóng cửa ngày giao dịch.
Kết thúc phiên buổi chiều, chỉ số Shanghai Composite giảm 54,83 điểm, tương đương -1,9%, chốt ở mức 2.842,72. Như vậy, so với đầu năm 2009, chỉ số này đã tăng 18%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 1,24%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam mất 0,13%. Chỉ số ASX của Australia lên 1,5%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,49%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ trượt 0,15%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,43%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 0,02%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.829,87 | 9.748,55 | 81,32 | 0,83 |
Nasdaq | 2.146,30 | 2.131,42 | 14,88 | 0,69 | |
S&P 500 | 1.071,66 | 1.060,87 | 10,79 | 1,01 | |
Anh | FTSE 100 | 5.142,60 | 5.139,37 | 3,23 | 0,06 |
Đức | DAX | 5.709,38 | 5.702,05 | 7,33 | 0,13 |
Pháp | CAC 40 | 3.823,52 | 3.821,79 | 1,73 | 0,05 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.469,03 | 7.376,76 | 92,27 | 1,24 |
Nhật | Nikkei 225 | 10.370,50 | N/A | N/A | N/A |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.701,14 | 21.595,52 | 105,62 | 0,49 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.718,88 | 1.711,47 | 7,41 | 0,43 |
Singapore | Straits Times | 2.685,63 | 2,685.00 | 0,63 | 0,02 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.897,55 | 2.842,72 | 54,83 | 1,89 |
Ấn Độ | BSE | 16.886,43 | 16,860.73 | 25,70 | 0,15 |
Australia | ASX | 4.671,10 | 4.741,00 | 69,90 | 1,50 |
Việt Nam | VN-Index | 582,85 | 582,11 | 0,74 | 0,13 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |