Phố Wall thay đổi cục diện trong ngỡ ngàng
Ngày 25/2, diễn biến giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tạo nên những bất ngờ hiếm thấy
Ngày 25/2, diễn biến giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tạo nên những bất ngờ hiếm thấy.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 20/2/2010 đã tăng thêm 22.000, lên 496.000 người, từ mức 474.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 13/2/2010, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 4,617 triệu.
Cùng ngày, Bộ Thương mại cho hay, số đơn đặt hàng lâu bền (không bao gồm đơn hàng phương tiện vận tải) trong tháng 1/2010 đã giảm 0,6%, sau khi tăng 2% trong tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, tổng số đơn hàng lâu bền lại tăng 3% và cao hơn mức dự báo tăng 1,5% của giới phân tích.
Phục hồi mạnh mẽ
Lần đầu tiên trong hơn 1 năm qua, giới đầu tư ở Phố Wall lại chứng kiến sự khởi đầu tồi tệ đến vậy của cả ba chỉ số chứng khoán. Dow Jones, S&P 500 đã mở cửa ngày giao dịch 25/2 với mức giảm 1,5% giá trị. Nguyên nhân dẫn tới điều này xuất phát từ thông tin cả Standard & Poor’s và Moody’s Investors Service đều cho biết về khả năng có thể hạ định mức tín nhiệm nợ công ở Hy Lạp. Bên cạnh đó, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng cao cũng tác động tiêu cực tới thị trường.
Lúc 9h45 (giờ địa phương), tức 15 phút sau khi mở cửa ngày giao dịch, ba chỉ số chứng khoán chính đã cùng giảm trên 1,6% giá trị. Cả 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đều mất điểm, với biên độ giảm sâu nhất thuộc về cổ phiếu Coca-Cola (-4,3%). Trong khi đó, cả 10 ngành trong chỉ số S&P 500 cũng cùng chung sắc đỏ.
Đà giảm của thị trường kéo dài tới gần 14h chiều thì diễn biến bất ngờ đã xảy ra. Từ mức giảm 1,3% đối với S&P 500 và Nasdaq và 1,5% với Dow Jones, cả ba chỉ số đã đột ngột thu hẹp biên độ giảm điểm thêm 1% chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Điều đáng nói là không có thông tin nào đáng chú ý và đủ sức nặng để giúp thị trường có đợt lên điểm mạnh đó. Cục diện thay đổi quá nhanh khiến không ít nhà đầu tư ngỡ ngàng. Giới phân tích nhận định, nhiều khả năng nguyên nhân khiến lực cầu gia tăng lớn đến vậy xuất phát từ nhiều quỹ lớn đổ vào tìm cơ hội khi thị trường giảm sâu.
Dù kết thúc ngày giao dịch, cả ba chỉ số đều mất điểm, nhưng nếu so với mức giảm hơn 1,4% giá trị trong hầu hết quãng thời gian giao dịch, thì mức giảm này được xem là ngoài mong đợi của rất nhiều nhà đầu tư.
Trong số 30 cổ phiếu thuộc Dow Jones, có 6 cổ phiếu tăng điểm, 1 cổ phiếu đứng giá và 23 cổ phiếu giảm điểm với mức giảm mạnh nhất thuộc về cổ phiếu Coca-Cola (-3,7%).
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 8,5 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, thị trường có 1.512 cổ phiếu giảm điểm và có 1.504 cổ phiếu lên điểm.
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 25/2 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 25/2: chỉ số Dow Jones giảm 53,13 điểm, tương đương -0,51%, chốt ở mức 10.321,03.
Chỉ số Nasdaq mất 1,68 điểm, tương đương -0,08%, chốt ở mức 2.234,22.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 2,3 điểm, tương ứng -0,21%, đóng cửa ở mức 1.102,94.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Công bố số liệu GDP quý 4/2009 lần thứ hai; công bố doanh số nhà đã qua sử dụng; công bố kết quả kinh doanh của Berkshire Hathaway.
Chứng khoán châu Á mất điểm trước nỗi lo Hy Lạp
Ngày 25/2, chứng khoán châu Á giảm điểm ngày thứ hai trong tuần trước nỗi lo về khả năng định mức tín nhiệm nợ công của Hy Lạp sẽ bị hạ trong thời gian tới.
Standard & Poor’s cho biết có thể sẽ hạ định mức tín nhiệm nợ công của Hy Lạp (BBB+) vào cuối tháng 3 tới. Trong khi đó, Moody’s Investors Service cho biết có thể hạ định mức tín nhiệm nợ công của Hy Lạp (A2) trong một vài tháng tới.
Thông báo của hai tổ chức này đã nhanh chóng lan tỏa tới diễn biến của thị trường cổ phiếu châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Tại châu Á, sắc đỏ bao phủ hầu khắp các thị trường lớn, kéo theo biên độ giảm điểm khá sâu.
Cổ phiếu khối tài chính, công nghệ dẫn đầu biên độ giảm điểm kéo chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương mất 0,8%, xuống 116,77 điểm. Chỉ số này phiên buổi sáng còn tăng điểm nhẹ, trước khi loạt tin về khả năng hạ định mức tín nhiệm nợ công ở Hy Lạp được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,95% xuống 10.101,96 điểm do đồng Yên lên giá khiến giới đầu tư tăng mạnh bán cổ phiếu của các hãng xuất khẩu. Bên cạnh đó, thông tin phát đi từ Standard & Poor’s và Moody’s Investors Service về nợ công của Hy Lạp, cũng góp phần đẩy thị trường đi xuống.
Cổ phiếu Sony giảm 2,1%, cổ phiếu Kyocera Corp mất 1,5%, cổ phiếu Tokyo Electron hạ 3,2%. Trong khi đó, cổ phiếu của Toyota niêm yết trên thị trường Nhật mất 0,2% trong phiên này, đưa cổ phiếu này giảm 20% kể từ ngày (21/1) hãng thông báo thu hồi xe để khắc phục lỗi kỹ thuật.
Ngược dòng với diễn biến chung của chứng khoán khu vực, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã tăng 1,27% sau khi Chính phủ nước này cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ các ngành công nghiệp trong nước trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa đang còn yếu trên thế giới.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,36%. Chỉ số Straits Times của Singapore xuống 0,5%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,08%. Chỉ số ASX của Australia trượt 1,09%. Chỉ số BSE của Ấn Độ mất 0,22%. Chỉ KOSPI của Hàn Quốc hạ 1,57%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,33%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 20/2/2010 đã tăng thêm 22.000, lên 496.000 người, từ mức 474.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 13/2/2010, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 4,617 triệu.
Cùng ngày, Bộ Thương mại cho hay, số đơn đặt hàng lâu bền (không bao gồm đơn hàng phương tiện vận tải) trong tháng 1/2010 đã giảm 0,6%, sau khi tăng 2% trong tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, tổng số đơn hàng lâu bền lại tăng 3% và cao hơn mức dự báo tăng 1,5% của giới phân tích.
Phục hồi mạnh mẽ
Lần đầu tiên trong hơn 1 năm qua, giới đầu tư ở Phố Wall lại chứng kiến sự khởi đầu tồi tệ đến vậy của cả ba chỉ số chứng khoán. Dow Jones, S&P 500 đã mở cửa ngày giao dịch 25/2 với mức giảm 1,5% giá trị. Nguyên nhân dẫn tới điều này xuất phát từ thông tin cả Standard & Poor’s và Moody’s Investors Service đều cho biết về khả năng có thể hạ định mức tín nhiệm nợ công ở Hy Lạp. Bên cạnh đó, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng cao cũng tác động tiêu cực tới thị trường.
Lúc 9h45 (giờ địa phương), tức 15 phút sau khi mở cửa ngày giao dịch, ba chỉ số chứng khoán chính đã cùng giảm trên 1,6% giá trị. Cả 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đều mất điểm, với biên độ giảm sâu nhất thuộc về cổ phiếu Coca-Cola (-4,3%). Trong khi đó, cả 10 ngành trong chỉ số S&P 500 cũng cùng chung sắc đỏ.
Đà giảm của thị trường kéo dài tới gần 14h chiều thì diễn biến bất ngờ đã xảy ra. Từ mức giảm 1,3% đối với S&P 500 và Nasdaq và 1,5% với Dow Jones, cả ba chỉ số đã đột ngột thu hẹp biên độ giảm điểm thêm 1% chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Điều đáng nói là không có thông tin nào đáng chú ý và đủ sức nặng để giúp thị trường có đợt lên điểm mạnh đó. Cục diện thay đổi quá nhanh khiến không ít nhà đầu tư ngỡ ngàng. Giới phân tích nhận định, nhiều khả năng nguyên nhân khiến lực cầu gia tăng lớn đến vậy xuất phát từ nhiều quỹ lớn đổ vào tìm cơ hội khi thị trường giảm sâu.
Dù kết thúc ngày giao dịch, cả ba chỉ số đều mất điểm, nhưng nếu so với mức giảm hơn 1,4% giá trị trong hầu hết quãng thời gian giao dịch, thì mức giảm này được xem là ngoài mong đợi của rất nhiều nhà đầu tư.
Trong số 30 cổ phiếu thuộc Dow Jones, có 6 cổ phiếu tăng điểm, 1 cổ phiếu đứng giá và 23 cổ phiếu giảm điểm với mức giảm mạnh nhất thuộc về cổ phiếu Coca-Cola (-3,7%).
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 8,5 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, thị trường có 1.512 cổ phiếu giảm điểm và có 1.504 cổ phiếu lên điểm.
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 25/2 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 25/2: chỉ số Dow Jones giảm 53,13 điểm, tương đương -0,51%, chốt ở mức 10.321,03.
Chỉ số Nasdaq mất 1,68 điểm, tương đương -0,08%, chốt ở mức 2.234,22.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 2,3 điểm, tương ứng -0,21%, đóng cửa ở mức 1.102,94.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Công bố số liệu GDP quý 4/2009 lần thứ hai; công bố doanh số nhà đã qua sử dụng; công bố kết quả kinh doanh của Berkshire Hathaway.
Chứng khoán châu Á mất điểm trước nỗi lo Hy Lạp
Ngày 25/2, chứng khoán châu Á giảm điểm ngày thứ hai trong tuần trước nỗi lo về khả năng định mức tín nhiệm nợ công của Hy Lạp sẽ bị hạ trong thời gian tới.
Standard & Poor’s cho biết có thể sẽ hạ định mức tín nhiệm nợ công của Hy Lạp (BBB+) vào cuối tháng 3 tới. Trong khi đó, Moody’s Investors Service cho biết có thể hạ định mức tín nhiệm nợ công của Hy Lạp (A2) trong một vài tháng tới.
Thông báo của hai tổ chức này đã nhanh chóng lan tỏa tới diễn biến của thị trường cổ phiếu châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Tại châu Á, sắc đỏ bao phủ hầu khắp các thị trường lớn, kéo theo biên độ giảm điểm khá sâu.
Cổ phiếu khối tài chính, công nghệ dẫn đầu biên độ giảm điểm kéo chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương mất 0,8%, xuống 116,77 điểm. Chỉ số này phiên buổi sáng còn tăng điểm nhẹ, trước khi loạt tin về khả năng hạ định mức tín nhiệm nợ công ở Hy Lạp được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,95% xuống 10.101,96 điểm do đồng Yên lên giá khiến giới đầu tư tăng mạnh bán cổ phiếu của các hãng xuất khẩu. Bên cạnh đó, thông tin phát đi từ Standard & Poor’s và Moody’s Investors Service về nợ công của Hy Lạp, cũng góp phần đẩy thị trường đi xuống.
Cổ phiếu Sony giảm 2,1%, cổ phiếu Kyocera Corp mất 1,5%, cổ phiếu Tokyo Electron hạ 3,2%. Trong khi đó, cổ phiếu của Toyota niêm yết trên thị trường Nhật mất 0,2% trong phiên này, đưa cổ phiếu này giảm 20% kể từ ngày (21/1) hãng thông báo thu hồi xe để khắc phục lỗi kỹ thuật.
Ngược dòng với diễn biến chung của chứng khoán khu vực, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã tăng 1,27% sau khi Chính phủ nước này cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ các ngành công nghiệp trong nước trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa đang còn yếu trên thế giới.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,36%. Chỉ số Straits Times của Singapore xuống 0,5%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,08%. Chỉ số ASX của Australia trượt 1,09%. Chỉ số BSE của Ấn Độ mất 0,22%. Chỉ KOSPI của Hàn Quốc hạ 1,57%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,33%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.374,16 | 10.321,03 | 53,13 | 0,51 |
Nasdaq | 2.235,90 | 2.234,22 | 1,68 | 0,08 | |
S&P 500 | 1.105,24 | 1.102,93 | 2,31 | 0,21 | |
Anh | FTSE 100 | 5.342,92 | 5.278,23 | 64,69 | 1,21 |
Đức | DAX | 5.615,51 | 5.532,33 | 83,18 | 1,48 |
Pháp | CAC 40 | 3.715,68 | 3.640,77 | 74,91 | 2,02 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.529,67 | 7.426,96 | 102,71 | 1,36 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.198,83 | 10.101,96 | 96,87 | 0,95 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.467,74 | 20.399,57 | 68,17 | 0,33 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.612,83 | 1.587,51 | 25,32 | 1,57 |
Singapore | Straits Times | 2.763,14 | 2.748,33 | 13,81 | 0,50 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.022,18 | 3.060,62 | 38,44 | 1,27 |
Ấn Độ | BSE | 16,299.91 | 16.220,98 | 34,99 | 0,22 |
Australia | ASX | 4.665,90 | 4.614,90 | 51,00 | 1,09 |
Việt Nam | VN-Index | 494,59 | 494,99 | 0,40 | 0,08 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |