Phố Wall: Thêm một CEO mất chức
CEO James Cayne của Bear Stearns không lâu nữa sẽ rời “ghế cao” vì tình trạng làm ăn "bết bát" của tập đoàn tài chính này thời gian qua
Ở Phố Wall chuẩn bị “nộp” thêm một nạn nhân nữa cho cuộc khủng hoảng tín dụng “dưới chuẩn”. Giám đốc điều hành (CEO) James Cayne của Bear Stearns không lâu nữa sẽ rời “ghế cao” vì trong thời gian qua, tập đoàn tài chính này đã phải gánh chịu những khoản thua lỗ nặng nề nhất trong lịch sử.
Gia nhập Bear Stearns từ năm 1969 và tự mình nỗ lực để thăng tiến tới vị trí ngày hôm nay, có lẽ bản thân Cayne không thể đoán trước có ngày mình lại phải gia nhập vào một danh sách dài các quan chức của Wall Street mà tên tuổi xấu đi không ít vì “cơn bão” tín dụng. Trước Bear Stearns, Citigroup, Merill Lynch và UBS đều đã phải sa thải CEO của mình sau khi báo lỗ hàng tỷ USD vì cho vay cầm cố.
Trên thực tế, Cayne và tập đoàn của ông đã trở thành tâm chấn của cơn “động đất” mang tên tín dụng “dưới chuẩn”. Mùa hè vừa qua, sự sụp đổ của hai quỹ phòng hộ do Bear Stearns quản lý khiến các nhà đầu tư vào hai quỹ chịu lỗ tổng số tiền 1,5 tỷ USD đã mở đầu cho đợt sa thải một loạt quan chức tập đoàn, sự chỉ trích mạnh mẽ giới đầu tư và các cuộc điều tra về pháp lý của các nhà chức trách Mỹ.
Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang điều tra xem liệu có việc một quan chức cấp cao của Bear Stearns rút tiền từ một trong các quỹ đầu tư bị “vỡ” nói trên của tập đoàn và lừa dối các nhà đầu tư rằng, viễn cảnh làm ăn là rất sáng sủa. Nếu có thực, đây là hành vi vi phạm luật chứng khoán Mỹ và sẽ bị khởi tố.
Trong năm 2007, tổng số lỗ liên quan đến tín dụng dưới chuẩn của Bear Stearns là 1,9 tỷ USD, còn cổ phiếu của tập đoàn này thì thì mất giá hơn 50%, khiến người ta nghi ngờ khả năng tập đoàn có thể đứng độc lập trong thời gian tới.
Tháng tới, Cayne sẽ 74 tuổi và đối với ông, quyết định từ bỏ chức danh CEO thực sự là một quyết định đau lòng. Sau năm tồi tệ nhất trong lịch sử tập đoàn, ban đầu Cayne kịch liệt phản đối những đề xuất việc ông nên từ chức và tuyên bố trước ban lãnh đạo rằng mình sẽ chèo lái tập đoàn thoát khỏi khủng hoảng. Bạn bè ông cũng khuyên ông không nên rời đi trong tình thế “thảm” như hiện nay. Thêm vào đó, ông cũng đề nghị không thưởng cho mình dù chỉ 1 USD khi năm 2007 kết thúc.
Nhưng khi cuộc khủng hoảng tín dụng lan rộng và gia tăng áp lực đối với Bear Stearns, các nhà đầu tư và giới phân tích liên tục lên tiếng kêu gọi Cayne từ chức. Cuối cùng thì ngày 7/1, Cayne đã tuyên bố với các quan chức hàng đầu của tập đoàn về quyết định của mình. Một người có mặt trong cuộc họp cho biết, sau khi tuyên bố quyết định, vị CEO này dường như cảm thấy được giải tỏa.
Nắm giữ cổ phần xấp xỉ 5% trong tập đoàn và lãnh đạo một ban giám đốc được lựa chọn kỹ lưỡng, Cayne đã không ít lần từ chối những ngân hàng bày tỏ ý muốn sáp nhập với Bear Stearns. Ban đầu, ông cũng tham gia thương thuyết với họ nhưng sau đó lại rút lui với lý do mức giá đối tác đưa ra không đủ cao và rằng, ông có thể sáp nhập tập đoàn của mình với một tập đoàn khác với giá xứng đáng hơn.
Nhưng tất cả đã thay đổi từ sau sự sụp đổ của hai quỹ phòng hộ do Bear Stearns quản lý vào mùa hè vừa qua. Phải đối mặt với những cuộc điều tra pháp lý và bảng cân đối kế toán đáng lo ngại, Cayne không còn là người điều khiển toàn bộ cuộc chơi nữa.
Bản thân Cayne cũng phải gọi những khoản thâm hụt mà tập đoàn của ông phải gánh chịu trong thời gian qua là một “cú đấm khổng lồ” và một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong suốt lịch sử 84 năm của tập đoàn. Ông tỏ ra hết sức thất vọng trước những khoản thua lỗ này và coi đó là yếu tố bào mòn danh tiếng bấy lâu nay của Bear Stearns với tư cách là một tập đoàn giỏi về quản lý rủi ro. Và ông đã nhanh chóng hành động bằng cách sa thải Warren Spector, một đồng Chủ tịch công ty, người một thời được ông “che chở” và được là có khả năng được kế nhiệm ông ở ghế CEO.
Tuy nhiên, khi Citigroup và Merrill Lynch sa thải CEO, việc Cayne vẫn tiếp tục ở “ghế cao” khiến người ta mỗi ngày thêm chú ý, đặc biệt là trong bối cảnh các cuộc điều tra của cơ quan chức năng khiến người ta đặt ra không ít những câu hỏi về thói quen làm việc của ông. Thỉnh thoảng, Cayne lại rời công ty vài tuần để tham dự vào các giải đánh bài và đôi khi, vào các ngày thứ 6 ngay trong thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng tại Bear Stearns, ông lại bỏ đi chơi golf.
Sau sự ra đi của Chủ tịch Spector và việc bổ nhiệm Alan D. Schwartz vào chiếc ghế mà Spector để lại, nhiều quan chức trong Bear Stearn đã cho rằng, sớm muộn gì thì Cayne cũng sẽ ra đi.
Để đối phó với khủng hoảng, Cayne đã vạch ra một chiến lược khôi phục sức mạnh. Ông đã kêu gọi được những khoản đầu tư lớn từ các nhà đầu tư bên ngoài, trong đó có một tỷ phú ở Bahamas có tên Joseph Lewis, người hiện nắm xấp xỉ 10% cổ phần tập đoàn. Ngoài ra còn có Citic Securities, một ngân hàng đầu tư của Trung Quốc hiện nắm 6% cổ phần của Bear Stearns. Nhưng những bước tiến này vẫn không đủ để ngăn đà trượt dốc của tập đoàn, khiến người ta càng tin rằng, việc đổi CEO là giải pháp cần làm.
Tuy nhiên, nếu không tính đến những rắc rối trong cuộc khủng hoảng tín dụng này, Bear Stearns dưới thời Cayne cũng đã gặt hái khá nhiều thành công. Nhờ chiến lược của ông mà Bear Stearn đã phát triển và giành được vị trí vững chắc trên thị trường trong các lĩnh vực quỹ tương hỗ và quỹ phòng hộ, trong khi vẫn đẩy mạnh lĩnh vực truyền thống của tập đoàn là trái phiếu.
Sau khi rời ghế CEO, Cayne vẫn sẽ là Chủ tịch hội đồng quản trị của Bear Stearns. Còn chức danh CEO sẽ Schwartz, người hiện giữ ghế Chủ tịch công ty, nắm giữ.
Chủ tịch Schwart, một người thận trọng, kín đáo và mềm mỏng đã làm việc tại Bear Stearns từ năm 1976, nhận được sự tín nhiệm cao của cả những người làm việc bên trong và bên ngoài tập đoàn. Năm nay 57 tuổi, có thể Schwartz không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chính của Bear Stearns là lĩnh vực trái phiếu, nhưng sức trẻ và khả năng của ông trong việc hấp dẫn các khách hàng doanh nghiệp được cho là tương phản hoàn toàn với Cayne - một người lúc nào cũng thích việc đi lại và không chịu dành nhiều thời gian vào việc thu hút khách hàng.
(Theo IHT)
Gia nhập Bear Stearns từ năm 1969 và tự mình nỗ lực để thăng tiến tới vị trí ngày hôm nay, có lẽ bản thân Cayne không thể đoán trước có ngày mình lại phải gia nhập vào một danh sách dài các quan chức của Wall Street mà tên tuổi xấu đi không ít vì “cơn bão” tín dụng. Trước Bear Stearns, Citigroup, Merill Lynch và UBS đều đã phải sa thải CEO của mình sau khi báo lỗ hàng tỷ USD vì cho vay cầm cố.
Trên thực tế, Cayne và tập đoàn của ông đã trở thành tâm chấn của cơn “động đất” mang tên tín dụng “dưới chuẩn”. Mùa hè vừa qua, sự sụp đổ của hai quỹ phòng hộ do Bear Stearns quản lý khiến các nhà đầu tư vào hai quỹ chịu lỗ tổng số tiền 1,5 tỷ USD đã mở đầu cho đợt sa thải một loạt quan chức tập đoàn, sự chỉ trích mạnh mẽ giới đầu tư và các cuộc điều tra về pháp lý của các nhà chức trách Mỹ.
Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang điều tra xem liệu có việc một quan chức cấp cao của Bear Stearns rút tiền từ một trong các quỹ đầu tư bị “vỡ” nói trên của tập đoàn và lừa dối các nhà đầu tư rằng, viễn cảnh làm ăn là rất sáng sủa. Nếu có thực, đây là hành vi vi phạm luật chứng khoán Mỹ và sẽ bị khởi tố.
Trong năm 2007, tổng số lỗ liên quan đến tín dụng dưới chuẩn của Bear Stearns là 1,9 tỷ USD, còn cổ phiếu của tập đoàn này thì thì mất giá hơn 50%, khiến người ta nghi ngờ khả năng tập đoàn có thể đứng độc lập trong thời gian tới.
Tháng tới, Cayne sẽ 74 tuổi và đối với ông, quyết định từ bỏ chức danh CEO thực sự là một quyết định đau lòng. Sau năm tồi tệ nhất trong lịch sử tập đoàn, ban đầu Cayne kịch liệt phản đối những đề xuất việc ông nên từ chức và tuyên bố trước ban lãnh đạo rằng mình sẽ chèo lái tập đoàn thoát khỏi khủng hoảng. Bạn bè ông cũng khuyên ông không nên rời đi trong tình thế “thảm” như hiện nay. Thêm vào đó, ông cũng đề nghị không thưởng cho mình dù chỉ 1 USD khi năm 2007 kết thúc.
Nhưng khi cuộc khủng hoảng tín dụng lan rộng và gia tăng áp lực đối với Bear Stearns, các nhà đầu tư và giới phân tích liên tục lên tiếng kêu gọi Cayne từ chức. Cuối cùng thì ngày 7/1, Cayne đã tuyên bố với các quan chức hàng đầu của tập đoàn về quyết định của mình. Một người có mặt trong cuộc họp cho biết, sau khi tuyên bố quyết định, vị CEO này dường như cảm thấy được giải tỏa.
Nắm giữ cổ phần xấp xỉ 5% trong tập đoàn và lãnh đạo một ban giám đốc được lựa chọn kỹ lưỡng, Cayne đã không ít lần từ chối những ngân hàng bày tỏ ý muốn sáp nhập với Bear Stearns. Ban đầu, ông cũng tham gia thương thuyết với họ nhưng sau đó lại rút lui với lý do mức giá đối tác đưa ra không đủ cao và rằng, ông có thể sáp nhập tập đoàn của mình với một tập đoàn khác với giá xứng đáng hơn.
Nhưng tất cả đã thay đổi từ sau sự sụp đổ của hai quỹ phòng hộ do Bear Stearns quản lý vào mùa hè vừa qua. Phải đối mặt với những cuộc điều tra pháp lý và bảng cân đối kế toán đáng lo ngại, Cayne không còn là người điều khiển toàn bộ cuộc chơi nữa.
Bản thân Cayne cũng phải gọi những khoản thâm hụt mà tập đoàn của ông phải gánh chịu trong thời gian qua là một “cú đấm khổng lồ” và một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong suốt lịch sử 84 năm của tập đoàn. Ông tỏ ra hết sức thất vọng trước những khoản thua lỗ này và coi đó là yếu tố bào mòn danh tiếng bấy lâu nay của Bear Stearns với tư cách là một tập đoàn giỏi về quản lý rủi ro. Và ông đã nhanh chóng hành động bằng cách sa thải Warren Spector, một đồng Chủ tịch công ty, người một thời được ông “che chở” và được là có khả năng được kế nhiệm ông ở ghế CEO.
Tuy nhiên, khi Citigroup và Merrill Lynch sa thải CEO, việc Cayne vẫn tiếp tục ở “ghế cao” khiến người ta mỗi ngày thêm chú ý, đặc biệt là trong bối cảnh các cuộc điều tra của cơ quan chức năng khiến người ta đặt ra không ít những câu hỏi về thói quen làm việc của ông. Thỉnh thoảng, Cayne lại rời công ty vài tuần để tham dự vào các giải đánh bài và đôi khi, vào các ngày thứ 6 ngay trong thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng tại Bear Stearns, ông lại bỏ đi chơi golf.
Sau sự ra đi của Chủ tịch Spector và việc bổ nhiệm Alan D. Schwartz vào chiếc ghế mà Spector để lại, nhiều quan chức trong Bear Stearn đã cho rằng, sớm muộn gì thì Cayne cũng sẽ ra đi.
Để đối phó với khủng hoảng, Cayne đã vạch ra một chiến lược khôi phục sức mạnh. Ông đã kêu gọi được những khoản đầu tư lớn từ các nhà đầu tư bên ngoài, trong đó có một tỷ phú ở Bahamas có tên Joseph Lewis, người hiện nắm xấp xỉ 10% cổ phần tập đoàn. Ngoài ra còn có Citic Securities, một ngân hàng đầu tư của Trung Quốc hiện nắm 6% cổ phần của Bear Stearns. Nhưng những bước tiến này vẫn không đủ để ngăn đà trượt dốc của tập đoàn, khiến người ta càng tin rằng, việc đổi CEO là giải pháp cần làm.
Tuy nhiên, nếu không tính đến những rắc rối trong cuộc khủng hoảng tín dụng này, Bear Stearns dưới thời Cayne cũng đã gặt hái khá nhiều thành công. Nhờ chiến lược của ông mà Bear Stearn đã phát triển và giành được vị trí vững chắc trên thị trường trong các lĩnh vực quỹ tương hỗ và quỹ phòng hộ, trong khi vẫn đẩy mạnh lĩnh vực truyền thống của tập đoàn là trái phiếu.
Sau khi rời ghế CEO, Cayne vẫn sẽ là Chủ tịch hội đồng quản trị của Bear Stearns. Còn chức danh CEO sẽ Schwartz, người hiện giữ ghế Chủ tịch công ty, nắm giữ.
Chủ tịch Schwart, một người thận trọng, kín đáo và mềm mỏng đã làm việc tại Bear Stearns từ năm 1976, nhận được sự tín nhiệm cao của cả những người làm việc bên trong và bên ngoài tập đoàn. Năm nay 57 tuổi, có thể Schwartz không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chính của Bear Stearns là lĩnh vực trái phiếu, nhưng sức trẻ và khả năng của ông trong việc hấp dẫn các khách hàng doanh nghiệp được cho là tương phản hoàn toàn với Cayne - một người lúc nào cũng thích việc đi lại và không chịu dành nhiều thời gian vào việc thu hút khách hàng.
(Theo IHT)