Phố Wall tuần tới: Mong ngóng FED
Từ khi Chủ tịch FED Ben Bernanke tuyên bố có thể xem xét từ bỏ các biện pháp hỗ trợ kinh tế, chứng khoán Mỹ đã biến động dữ dội
Theo các chuyên gia phân tích, thị trường chứng khoán Mỹ tuần tới sẽ "xoay quanh" cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (FED) cùng bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch FED Ben Bernanke.
Phiên cuối tuần (14/6), thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm mạnh, khối lượng giao dịch ở mức thấp. Với liên tiếp vài phiên giảm điểm sâu, các chỉ số chính của Phố Wall đã khép tuần giảm điểm thứ 3 trong vòng 4 tuần qua. Vấn đề chính chi phối tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường vẫn là khả năng các ngân hàng trung ương thế giới sẽ sớm cắt giảm các chương trình kích thích tăng trưởng.
Cụ thể, kết thúc ngày giao dịch 14/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 105,90 điểm, tương ứng với mức 0,7%, xuống còn 15.070,18 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,63 điểm, tương ứng với mức 0,59%, còn 1.626,73 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng giảm 21,81 điểm, tương ứng với mức 0,63%, xuống chốt ngày ở 3.423,56 điểm. Chỉ số biến động VIX tăng 4,5% lên mức 17,15 điểm.
Mức giảm mạnh nhất của chỉ số Dow Jones trong toàn phiên này là 161 điểm, trong khi mức dao động bình quân 14 ngày vừa qua là 193 điểm, cao nhất kể từ tháng 12/2011 cho đến nay. Tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm 1,2% so với tuần trước đó, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 1%. Chỉ số Nasdaq Composite giảm mạnh nhất, tới 1,3% so với cuối tuần giao dịch trước.
Nhóm cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trong ngày là tài chính. Chỉ số S&P lĩnh vực tài chính giảm hơn 3,9%. Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 5,5 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức trung bình hàng ngày trong năm. Tỷ lệ cổ phiếu giảm điểm/ tăng điểm ở sàn giao dịch New York là 8/7, còn sàn Nasdaq là 18/7.
Kể từ khi Chủ tịch FED Ben Bernanke tuyên bố có thể xem xét cắt giảm hoặc rút bỏ các biện pháp hỗ trợ kinh tế, bao gồm chương trình thu mua trái phiếu hàng tháng, thị trường chứng khoán Mỹ đã biến động dữ dội. Về cơ bản, những biện pháp này đã hỗ trợ rất lớn cho sự hồi phục của thị trường trong thời gian qua, do đó việc rút bỏ chúng theo logic sẽ khiến các chỉ số chịu sự tác động nặng nề.
Tuần tới, thị trường vẫn chưa thoát khỏi xu hướng chung này. Kinh tế Mỹ ngày càng có nhiều dấu hiệu hồi phục rõ ràng, một điều kiện quan trọng để giới hoạch định chính sách thuộc FED đưa ra quyết định ngừng các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng trong "một vài cuộc họp tới" như cách nói của ông Bernanke mới đây. Do vậy, cuộc họp trong tuần tới của FED sẽ là mối quan tâm chính của giới đầu tư.
Bên cạnh yếu tố của FED, động thái tiếp theo của các ngân hàng trung ương khác trên thế giới cũng là mối quan tâm của thị trường. Đầu tuần này, thị trường chứng khoán toàn cầu đã biến động dữ dội sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giữ nguyên chính sách, không đưa ra thêm bất cứ biện pháp mới nào nhằm xoa dịu bớt những căng thẳng, biến động đang diễn ra trên thị trường trái phiếu.
Trên thị trường ngoại hối, đồng USD hôm 14/6 tiếp tục giảm giá mạnh so với đồng Yên. Tính cả tuần, giá đồng bạc xanh đã giảm lên tới 3%, mạnh nhất kể từ tháng 7/2009 cho tới nay. Theo giới phân tích, biến động trên thị trường hàng hóa nói chung và các sàn chứng khoán, ngoại hối nói riêng, sẽ tiếp tục biến động cho tới khi nào FED và các ngân hàng trung ương thế giới có động thái rõ ràng hơn.
Phiên cuối tuần (14/6), thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm mạnh, khối lượng giao dịch ở mức thấp. Với liên tiếp vài phiên giảm điểm sâu, các chỉ số chính của Phố Wall đã khép tuần giảm điểm thứ 3 trong vòng 4 tuần qua. Vấn đề chính chi phối tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường vẫn là khả năng các ngân hàng trung ương thế giới sẽ sớm cắt giảm các chương trình kích thích tăng trưởng.
Cụ thể, kết thúc ngày giao dịch 14/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 105,90 điểm, tương ứng với mức 0,7%, xuống còn 15.070,18 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,63 điểm, tương ứng với mức 0,59%, còn 1.626,73 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng giảm 21,81 điểm, tương ứng với mức 0,63%, xuống chốt ngày ở 3.423,56 điểm. Chỉ số biến động VIX tăng 4,5% lên mức 17,15 điểm.
Mức giảm mạnh nhất của chỉ số Dow Jones trong toàn phiên này là 161 điểm, trong khi mức dao động bình quân 14 ngày vừa qua là 193 điểm, cao nhất kể từ tháng 12/2011 cho đến nay. Tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm 1,2% so với tuần trước đó, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 1%. Chỉ số Nasdaq Composite giảm mạnh nhất, tới 1,3% so với cuối tuần giao dịch trước.
Nhóm cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trong ngày là tài chính. Chỉ số S&P lĩnh vực tài chính giảm hơn 3,9%. Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 5,5 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức trung bình hàng ngày trong năm. Tỷ lệ cổ phiếu giảm điểm/ tăng điểm ở sàn giao dịch New York là 8/7, còn sàn Nasdaq là 18/7.
Kể từ khi Chủ tịch FED Ben Bernanke tuyên bố có thể xem xét cắt giảm hoặc rút bỏ các biện pháp hỗ trợ kinh tế, bao gồm chương trình thu mua trái phiếu hàng tháng, thị trường chứng khoán Mỹ đã biến động dữ dội. Về cơ bản, những biện pháp này đã hỗ trợ rất lớn cho sự hồi phục của thị trường trong thời gian qua, do đó việc rút bỏ chúng theo logic sẽ khiến các chỉ số chịu sự tác động nặng nề.
Tuần tới, thị trường vẫn chưa thoát khỏi xu hướng chung này. Kinh tế Mỹ ngày càng có nhiều dấu hiệu hồi phục rõ ràng, một điều kiện quan trọng để giới hoạch định chính sách thuộc FED đưa ra quyết định ngừng các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng trong "một vài cuộc họp tới" như cách nói của ông Bernanke mới đây. Do vậy, cuộc họp trong tuần tới của FED sẽ là mối quan tâm chính của giới đầu tư.
Bên cạnh yếu tố của FED, động thái tiếp theo của các ngân hàng trung ương khác trên thế giới cũng là mối quan tâm của thị trường. Đầu tuần này, thị trường chứng khoán toàn cầu đã biến động dữ dội sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giữ nguyên chính sách, không đưa ra thêm bất cứ biện pháp mới nào nhằm xoa dịu bớt những căng thẳng, biến động đang diễn ra trên thị trường trái phiếu.
Trên thị trường ngoại hối, đồng USD hôm 14/6 tiếp tục giảm giá mạnh so với đồng Yên. Tính cả tuần, giá đồng bạc xanh đã giảm lên tới 3%, mạnh nhất kể từ tháng 7/2009 cho tới nay. Theo giới phân tích, biến động trên thị trường hàng hóa nói chung và các sàn chứng khoán, ngoại hối nói riêng, sẽ tiếp tục biến động cho tới khi nào FED và các ngân hàng trung ương thế giới có động thái rõ ràng hơn.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 15.070,18 | -105,90 | -0,70 |
S&P 500 | 1.626,73 | -9,63 | -0,59 | |
Nasdaq | 3.423,56 | -21,81 | -0,63 | |
Anh | FTSE 100 | 6.308,26 | +3,63 | +0,06 |
Pháp | CAC 40 | 3.805,16 | +7,18 | +0,19 |
Đức | DAX | 8.127,96 | +32,57 | +0,40 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 12.686,52 | +241,14 | +1,94 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.969,14 | +82,10 | +0,39 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.162,04 | +14,02 | +0,65 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.937,74 | -13,92 | -0,18 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.889,24 | +6,51 | +0,35 |
Singapore | Straits Times | 3.161,43 | +30,74 | +0,98 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |