Phố Wall “xanh” trở lại, thanh khoản sụt giảm
Ngày 18/6, Dow Jones và S&P 500 đã tăng điểm trở lại, qua đó chấm dứt chuỗi 3 ngày giảm điểm liên tiếp trước đó
Ngày 18/6, Dow Jones và S&P 500 đã tăng điểm trở lại, qua đó chấm dứt chuỗi 3 ngày giảm điểm liên tiếp trước đó.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 13/6/2009 đã tăng 3.000 lên 608.000 người, từ mức 605.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 6/6/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,69 triệu.
Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang tại Philadelphia đã cho biết, chỉ số về hoạt động kinh doanh ở khu vực đã tăng trưởng âm 2,2 điểm trong tháng 6, từ mức âm 22,6 điểm trong tháng 5. Mức phục hồi của chỉ số này đã vượt dự báo âm 17 điểm của giới phân tích và tạo nên tác động tích cực tới thị trường chứng khoán.
Liên quan đến thị trường trái phiếu, hôm thứ Năm Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo về kế hoạch đấu thầu 104 tỷ USD trái phiếu trong tuần tới. Đây là một phần kế hoạch huy động tài chính để đối phó với tình trạng bất cân xứng của ngân sách liên bang.
Vào tuần cuối cùng của tháng 5, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã đưa ra đấu thầu 101 tỷ USD trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, 5 năm và 7 năm. Những đợt đấu thầu trái phiếu liên tục với khối lượng lớn như vậy đang tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Giới đầu tư đang lo ngại về khả năng trái phiếu lại tiếp tục bị bán tháo trước các đợt cung trái phiếu ồ ạt như vậy. Nhiều người còn lo lợi tức trái phiếu tăng sẽ kéo theo sự gia tăng chi phí vay vốn của các doanh nghiệp, người tiêu dùng, và như vậy nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường cổ phiếu.
Khối tài chính phục hồi
Chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã tăng điểm trở lại hôm thứ Năm, qua đó chấm dứt chuỗi 3 ngày giảm điểm liên tiếp trước đó. Số liệu trên thị trường việc làm và sự phục hồi mạnh mẽ của chỉ số sản xuất tại khu vực Philadelphia, là thông tin hỗ trợ thị trường “xanh” trở lại.
Cổ phiếu khối tài chính đã hỗ trợ thị trường lên điểm trong phiên này sau khi liên tục giảm điểm trước đó. Ngay cả những cổ phiếu ngân hàng bị Standard & Poor's vừa cắt giảm định mức tín nhiệm tín dụng và hạ triển vọng như Wells Fargo và PNC Financial,... cũng tăng điểm trở lại.
Chỉ số KBW ngành bảo hiểm phiên này tăng 1,8%, còn chỉ số S&P Tài chính lên 2,5% - trong đó cổ phiếu Bank of America tăng 4,88%, cổ phiếu Citigroup tiến thêm 1,62%, cổ phiếu JPM nhích 4,4%, cổ phiếu Goldman Sachs lên 2,4%,...
Dù thị trường đã tăng điểm trở lại nhưng theo nhận định của giới phân tích, phiên này chỉ là một đợt điều chỉnh tăng sau khi thị trường liên tục giảm trước đó, chứ chưa có cơ sở để nhận định thị trường đã lấy lại đà phục hồi.
Bằng chứng là sức cầu phiên giao dịch này không ổn định khi thị trường giữ vững đà lên điểm trong hầu hết ngày giao dịch, tuy nhiên đến cuối phiên lượng bán tăng mạnh ở những mã cổ phiếu thuộc ngành xây dựng, năng lượng và công nghệ và qua đó kéo biên độ tăng của thị trường xuống - thậm chí chỉ số S&P dù tăng nhưng với biên độ không đáng kể.
Lo ngại trên thị trường chứng khoán về tính thanh khoản đã quay trở lại khi khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York chỉ đạt 1,09 tỷ cổ phiếu. Khối lượng này chỉ đạt mức trung bình/ngày của tuần trước nhưng lại giảm hơn 25% so với mức giao dịch trung bình/phiên của 6 tháng đầu năm.
Rõ ràng lo ngại về tính thanh khoản cũng có cơ sở của nó khi mà gần 2 tuần qua, khối lượng giao dịch bỗng dưng suy giảm từ 10-26% so với mức giao dịch trung bình/ngày của 6 tháng đầu năm.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 18/6: chỉ số Dow Jones tăng 58,42 điểm, tương đương 0,69%, chốt ở mức 8.555,6.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 0,34 điểm, tương đương -0,02%, chốt ở mức 1.807,72.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 0,42 điểm, tương đương 0,05%, đóng cửa ở mức 911,13.
Chứng khoán châu Âu chấm dứt chuỗi 4 ngày giảm điểm
Chứng khoán châu Âu đã tăng điểm trở lại nhờ thông tin về số liệu ngành sản xuất mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại Philadelphia công bố tốt hơn mong đợi.
So với 4 phiên giảm điểm liên tiếp trước đó, thì mức tăng của phiên này không đáng kể để có thể bù đắp sự trượt giảm, nhưng nó lại mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường.
Cổ phiếu khối ngân hàng sớm lấy lại đà tăng sau khi liên tục dẫn đầu về biên độ giảm điểm những phiên trước đó, trong đó cổ phiếu Credit Suisse, UBS có mức tăng lần lượt là 5,2% và 3,6%.
Trong khi đó giá kim loại thô đã giảm nên kéo theo cổ phiếu khối khai mỏ mất điểm, trong đó cổ phiếu Rio Tinto, Kazakhmys, Rangold Resources và Lonmin giảm từ 0,6-4,9%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 2,4 điểm, tương đương 0,06%, chốt ở mức 4.280,86. Khối lượng giao dịch đạt 2,4 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 0,78%, khối lượng giao dịch đạt 29 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,04%, khối lượng giao dịch đạt 136 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á dần hình thành xu hướng giảm điểm
Ngày 18/6, chứng khoán khu vực tiếp tục giảm điểm phiên thứ tư liên tiếp và đang dần hình thành xu hướng giảm điểm.
Ghi nhận thị trường cho thấy chứng khoán của Trung Quốc là thị trường lớn duy nhất tăng điểm. Trong khi 7 thị trường chứng khoán lớn còn lại trong khu vực đề mất điểm. Sức cầu yếu trong cả ngày giao dịch khiến nhiều thị trường chứng khoán không một lần “xanh” trở lại.
Tác động xấu từ diễn biến mới nhất liên quan đến ngành ngân hàng Mỹ đã gây nên những quan ngại đối với thị trường châu Á. Ngay tại thị trường Nhật, khi mở cửa, chỉ số Nikkei 225 đã nhanh chóng giảm 1,5% và xu hướng giảm điểm luôn duy trì trong cả ngày giao dịch.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này đã giảm 1,3% xuống 100,77 điểm - mức thấp nhất kể từ ngày 18/5.
Trái ngược với diễn biến của thị trường châu Á, chứng khoán Việt Nam đã tăng điểm ngày thứ hai trong tuần, mở ra hy vọng về cơ hội phục hồi của thị trường.
Đây được xem là tín hiệu tích cực đối với thị trường, nhưng một số công ty chứng khoán trong nước vẫn đưa ra nhận định thận trọng trước tín hiệu phục hồi này.
Liên quan đến thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 hôm thứ Năm đã giảm điểm mạnh do sự sụt giảm của cổ phiếu khối ngân hàng và nhiều hãng xuất khẩu lớn.
Giới đầu tư đã tăng mạnh lượng bán cổ phiếu khối ngân hàng sau khi Standard & Poor's hạ triển vọng xếp hạng đối với 18 ngân hàng ở Mỹ. Cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất ở Nhật Mitsubishi UFJ giảm 2%, cổ phiếu Mizuho Financial Group mất 4%.
Trong khi đó, đồng Yên lên giá so với USD đã đẩy cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn mất điểm, trong đó cổ phiếu Honda giảm 2,6%, cổ phiếu Canon hạ 3,1%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 137,13 điểm, tương đương -1,39%, chốt ở mức 9.703,72. Khối lượng giao dịch đạt 2,4 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan xuống 0,83. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 1,11%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 1,7%. Chỉ số BSE của Ấn Độ giảm 1,66%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tăng 1,44%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến thêm 1,56%. Chỉ số ASX của Australia xuống 0,43%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,51%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 13/6/2009 đã tăng 3.000 lên 608.000 người, từ mức 605.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 6/6/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,69 triệu.
Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang tại Philadelphia đã cho biết, chỉ số về hoạt động kinh doanh ở khu vực đã tăng trưởng âm 2,2 điểm trong tháng 6, từ mức âm 22,6 điểm trong tháng 5. Mức phục hồi của chỉ số này đã vượt dự báo âm 17 điểm của giới phân tích và tạo nên tác động tích cực tới thị trường chứng khoán.
Liên quan đến thị trường trái phiếu, hôm thứ Năm Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo về kế hoạch đấu thầu 104 tỷ USD trái phiếu trong tuần tới. Đây là một phần kế hoạch huy động tài chính để đối phó với tình trạng bất cân xứng của ngân sách liên bang.
Vào tuần cuối cùng của tháng 5, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã đưa ra đấu thầu 101 tỷ USD trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, 5 năm và 7 năm. Những đợt đấu thầu trái phiếu liên tục với khối lượng lớn như vậy đang tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Giới đầu tư đang lo ngại về khả năng trái phiếu lại tiếp tục bị bán tháo trước các đợt cung trái phiếu ồ ạt như vậy. Nhiều người còn lo lợi tức trái phiếu tăng sẽ kéo theo sự gia tăng chi phí vay vốn của các doanh nghiệp, người tiêu dùng, và như vậy nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường cổ phiếu.
Khối tài chính phục hồi
Chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã tăng điểm trở lại hôm thứ Năm, qua đó chấm dứt chuỗi 3 ngày giảm điểm liên tiếp trước đó. Số liệu trên thị trường việc làm và sự phục hồi mạnh mẽ của chỉ số sản xuất tại khu vực Philadelphia, là thông tin hỗ trợ thị trường “xanh” trở lại.
Cổ phiếu khối tài chính đã hỗ trợ thị trường lên điểm trong phiên này sau khi liên tục giảm điểm trước đó. Ngay cả những cổ phiếu ngân hàng bị Standard & Poor's vừa cắt giảm định mức tín nhiệm tín dụng và hạ triển vọng như Wells Fargo và PNC Financial,... cũng tăng điểm trở lại.
Chỉ số KBW ngành bảo hiểm phiên này tăng 1,8%, còn chỉ số S&P Tài chính lên 2,5% - trong đó cổ phiếu Bank of America tăng 4,88%, cổ phiếu Citigroup tiến thêm 1,62%, cổ phiếu JPM nhích 4,4%, cổ phiếu Goldman Sachs lên 2,4%,...
Dù thị trường đã tăng điểm trở lại nhưng theo nhận định của giới phân tích, phiên này chỉ là một đợt điều chỉnh tăng sau khi thị trường liên tục giảm trước đó, chứ chưa có cơ sở để nhận định thị trường đã lấy lại đà phục hồi.
Bằng chứng là sức cầu phiên giao dịch này không ổn định khi thị trường giữ vững đà lên điểm trong hầu hết ngày giao dịch, tuy nhiên đến cuối phiên lượng bán tăng mạnh ở những mã cổ phiếu thuộc ngành xây dựng, năng lượng và công nghệ và qua đó kéo biên độ tăng của thị trường xuống - thậm chí chỉ số S&P dù tăng nhưng với biên độ không đáng kể.
Lo ngại trên thị trường chứng khoán về tính thanh khoản đã quay trở lại khi khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York chỉ đạt 1,09 tỷ cổ phiếu. Khối lượng này chỉ đạt mức trung bình/ngày của tuần trước nhưng lại giảm hơn 25% so với mức giao dịch trung bình/phiên của 6 tháng đầu năm.
Rõ ràng lo ngại về tính thanh khoản cũng có cơ sở của nó khi mà gần 2 tuần qua, khối lượng giao dịch bỗng dưng suy giảm từ 10-26% so với mức giao dịch trung bình/ngày của 6 tháng đầu năm.
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 18/6 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 18/6: chỉ số Dow Jones tăng 58,42 điểm, tương đương 0,69%, chốt ở mức 8.555,6.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 0,34 điểm, tương đương -0,02%, chốt ở mức 1.807,72.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 0,42 điểm, tương đương 0,05%, đóng cửa ở mức 911,13.
Chứng khoán châu Âu chấm dứt chuỗi 4 ngày giảm điểm
Chứng khoán châu Âu đã tăng điểm trở lại nhờ thông tin về số liệu ngành sản xuất mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại Philadelphia công bố tốt hơn mong đợi.
So với 4 phiên giảm điểm liên tiếp trước đó, thì mức tăng của phiên này không đáng kể để có thể bù đắp sự trượt giảm, nhưng nó lại mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường.
Cổ phiếu khối ngân hàng sớm lấy lại đà tăng sau khi liên tục dẫn đầu về biên độ giảm điểm những phiên trước đó, trong đó cổ phiếu Credit Suisse, UBS có mức tăng lần lượt là 5,2% và 3,6%.
Trong khi đó giá kim loại thô đã giảm nên kéo theo cổ phiếu khối khai mỏ mất điểm, trong đó cổ phiếu Rio Tinto, Kazakhmys, Rangold Resources và Lonmin giảm từ 0,6-4,9%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 2,4 điểm, tương đương 0,06%, chốt ở mức 4.280,86. Khối lượng giao dịch đạt 2,4 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 0,78%, khối lượng giao dịch đạt 29 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,04%, khối lượng giao dịch đạt 136 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á dần hình thành xu hướng giảm điểm
Ngày 18/6, chứng khoán khu vực tiếp tục giảm điểm phiên thứ tư liên tiếp và đang dần hình thành xu hướng giảm điểm.
Ghi nhận thị trường cho thấy chứng khoán của Trung Quốc là thị trường lớn duy nhất tăng điểm. Trong khi 7 thị trường chứng khoán lớn còn lại trong khu vực đề mất điểm. Sức cầu yếu trong cả ngày giao dịch khiến nhiều thị trường chứng khoán không một lần “xanh” trở lại.
Tác động xấu từ diễn biến mới nhất liên quan đến ngành ngân hàng Mỹ đã gây nên những quan ngại đối với thị trường châu Á. Ngay tại thị trường Nhật, khi mở cửa, chỉ số Nikkei 225 đã nhanh chóng giảm 1,5% và xu hướng giảm điểm luôn duy trì trong cả ngày giao dịch.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này đã giảm 1,3% xuống 100,77 điểm - mức thấp nhất kể từ ngày 18/5.
Trái ngược với diễn biến của thị trường châu Á, chứng khoán Việt Nam đã tăng điểm ngày thứ hai trong tuần, mở ra hy vọng về cơ hội phục hồi của thị trường.
Đây được xem là tín hiệu tích cực đối với thị trường, nhưng một số công ty chứng khoán trong nước vẫn đưa ra nhận định thận trọng trước tín hiệu phục hồi này.
Liên quan đến thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 hôm thứ Năm đã giảm điểm mạnh do sự sụt giảm của cổ phiếu khối ngân hàng và nhiều hãng xuất khẩu lớn.
Giới đầu tư đã tăng mạnh lượng bán cổ phiếu khối ngân hàng sau khi Standard & Poor's hạ triển vọng xếp hạng đối với 18 ngân hàng ở Mỹ. Cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất ở Nhật Mitsubishi UFJ giảm 2%, cổ phiếu Mizuho Financial Group mất 4%.
Trong khi đó, đồng Yên lên giá so với USD đã đẩy cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn mất điểm, trong đó cổ phiếu Honda giảm 2,6%, cổ phiếu Canon hạ 3,1%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 137,13 điểm, tương đương -1,39%, chốt ở mức 9.703,72. Khối lượng giao dịch đạt 2,4 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan xuống 0,83. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 1,11%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 1,7%. Chỉ số BSE của Ấn Độ giảm 1,66%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tăng 1,44%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến thêm 1,56%. Chỉ số ASX của Australia xuống 0,43%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,51%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.497,18 | 8.555,60 | 58,42 | 0,69 |
Nasdaq | 1.808,06 | 1.807,72 | 0,34 | 0,02 | |
S&P 500 | 910,71 | 911,13 | 0,42 | 0,05 | |
Anh | FTSE 100 | 4.278,46 | 4.280,86 | 2,40 | 0,06 |
Đức | DAX | 4.799,98 | 4.837,48 | 37,50 | 0,78 |
Pháp | CAC 40 | 3.161,14 | 3.194,06 | 32,92 | 1,04 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.195,91 | 6.144,53 | 51,38 | 0,83 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.840,85 | 9.703,72 | 137,13 | 1,39 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.084,60 | 17.776,70 | 307,94 | 1,70 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.391,17 | 1.375,76 | 15,41 | 1,11 |
Singapore | Straits Times | 2.275,87 | 2.237,20 | 34,25 | 1,51 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.810,12 | 2.853,90 | 43,78 | 1,56 |
Ấn Độ | BSE | 14.694,26 | 14.281,40 | 241,44 | 1,66 |
Australia | ASX | 3.904,20 | 3.887,40 | 16,80 | 0,43 |
Việt Nam | VN-Index | 472,47 | 479,27 | 6,80 | 1,44 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |