“Phung phí là có tội với đời sau”
Đại biểu Quốc hội bày tỏ những tâm tư và ưu phiền về tình hình lãng phí đang trở thành quốc nạn
“Nếu như chúng ta không biết tiết kiệm, tích lũy để dành của cải, mà cứ phung phí, xa hoa, tận thu tài nguyên như vũ bão vài thập kỷ qua, là chúng ta đang có tội với con cháu phải gánh chịu những lời phiền trách của hậu thế”, đại biểu Trương Thái Hiền nói.
Ngày 4/11, phiên thảo luận của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trở thành phiên các đại biểu Quốc hội bày tỏ những tâm tư và ưu phiền về tình hình lãng phí đang trở thành quốc nạn, đến mức, như đề nghị của đại biểu Trương Thái Hiền, cần sớm bổ sung đưa vào Bộ luật Hình sự việc xử lý hành vi gây lãng phí bằng chế tài, điều luật cụ thể, để tạo ra sức lan tỏa như một phong trào cách mạng thì mới hạn chế, ngăn chặn được sự lãng phí.
Đừng đánh trống bỏ dùi
“Chúng ta đang tập trung vào cuộc chiến chống tham nhũng mà để hổng mặt trận chống lãng phí, trong khi chưa chắc mặt trận này đã thua mặt trận kia về mức độ nguy hiểm”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nhận định. “Thử so sánh một người tham nhũng 1 tỷ đồng với một người ra quyết định làm lãng phí 5-7 chục tỷ đồng thì ai sẽ là người gây thiệt hại cho dân, cho nước nhiều hơn?”.
Cũng theo bà Thúy, đã đến lúc cần xác định trách nhiệm cá nhân rõ ràng đối với người có thẩm quyền ra quyết định không phù hợp gây lãng phí.
“Tôi thiết nghĩ dân mình còn nghèo, nước mình còn trong giai đoạn đang phát triển, hàng năm phải đương đầu với thiên tai, dịch bệnh. Đòi hỏi càng phải tiết kiệm chống lãng phí. Việc làm này mang đến hai cái lợi cùng một lúc là vừa có được thêm tiền để đầu tư phát triển đất nước, vừa được lòng dân. Đó là việc kiên quyết phải làm và làm triệt để, quyết không đánh trống bỏ dùi”, nữ đại biểu đến từ Đà Nẵng nhấn mạnh.
Dẫn ra ví dụ về tình trạng đào đường, đào vỉa hè để chạy đường điện, đường nước, đường cáp ngầm một cách vô tội vạ gây lãng phí về tiền của công sức và cản trở sự đi lại của nhân dân nhưng cũng không quy được trách nhiệm cho cơ quan hay bộ, ngành nào, đại biểu Ngô Thị Minh đề nghị cần quy định rõ hơn trách nhiệm của các bộ, ngành của các cơ quan hữu quan khi thực hiện nhiệm vụ thiếu sự chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, thiếu sự kết nối thông tin để bảo vệ lợi ích cộng đồng, gây lãng phí thất thoát ngân sách nhà nước, cản trở sự phát triển xã hội.
Nữ đại biểu của Quảng Ninh tiếp tục dẫn ra tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, nhiều công trình xây dựng dở dang không thể đưa vào sử dụng, nhiều dự án bất động sản phơi nắng, phơi mưa đang diễn ra ở nhiều địa phương, nhiều bộ, ngành trong đó có cả dự án bất động sản dành cho cán bộ cao cấp của Nhà nước.
Tiếp theo phân tích của đại biểu Thúy về trách nhiệm của người đứng đầu, bà Minh nói: “Chúng ta vẫn biết rằng nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là nguyên tắc bất di bất dịch nhưng đồng hành với nguyên tắc này phải là những quy định chặt chẽ về trách nhiệm đối với người phụ trách, người đứng đầu của từng mắt xích công việc và đòi hỏi những người này khi quyết định đầu tư, sử dụng ngân sách nhà nước phải thực sự công tâm không vì lợi ích nhóm hoặc tư lợi cá nhân. Có vậy, chúng ta mới hi vọng ngân sách nhà nước được đầu tư, sử dụng có hiệu quả, hạn chế tối đa sự thất thoát lãng phí”.
“Thực tế hành vi làm thất thoát lãng phí ít ai bị xử lý và hầu như không ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự mặc dù ai cũng biết thất thoát lãng phí gây hậu quả còn nặng nề hơn tham nhũng”, đại biểu Lê Đắc Lâm nêu quan điểm.
Họp Quốc hội dài ngày cũng là lãng phí
Đại biểu Trần Hồng Thắm đưa ra một ví dụ về: “Chúng ta chưa xác định được chính xác là đã lãng phí bao nhiêu thời gian và tiền của cho việc từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 với 46 luật, pháp lệnh được ban hành, trong đó 37 luật đã có hiệu lực và 9 chuẩn bị có hiệu lực, thì chỉ mới có 98/200 văn bản quy định chi tiết, chiếm 49%, hướng dẫn 148/280 nội dung được giao...”.
Đại biểu Siu Hương tiếp lời: “Chúng ta cần thấy rằng hiện các dự án bất động sản, các nhà máy, bến cảng, các trường đại học, cao đẳng. Đặc biệt là các trường ngoài công lập, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nâng cấp thành trường cao đẳng, đại học và nhiều lĩnh vực khác đang phát triển theo phong trào và quy mô không gắn với chất lượng. Không cân đối cung cầu xã hội, cung cầu nguồn nhân lực gây lãng phí lớn”.
Một ví dụ khác của đại biểu Tô Văn Tám: “Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của nhà nước hiện tại có khoảng 20 - 30% làm việc không hiệu quả, vì không đủ năng lực và trình độ. Như nhân dân ta vẫn thường nói đội ngũ này làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi và tối cắp ô về.
Theo ý kiến của đại biểu Trần Quốc Tuấn: “Kỳ họp Quốc hội hàng năm kéo dài hơn so với các nội dung thực chất chúng ta cần giải quyết, đặc biệt kỳ họp cuối năm. Qua nghiên cứu nội dung kỳ họp tôi và nhiều đại biểu Quốc hội thấy chúng ta có thể rút ngắn thời gian của mỗi kỳ họp xuống từ 5 - 10 ngày. Điển hình như tại kỳ họp này, thay vì họp 41 ngày chúng ta có thể rút ngắn xuống còn trên dưới 30 ngày. Có như vậy thì chúng ta sẽ tiết kiệm vừa về thời gian, ngân sách của nhà nước”.
Sau tất cả các ví dụ, thì điều mà các đại biểu Quốc hội hướng tới khi sửa luật này, nói như đại biểu Trương Thái Hiền: “Thực hành tiết kiệm chống lãng phí đồng hành với chống tiêu cực tham nhũng. Nếu chúng ta hạn chế ngăn chặn được lãng phí, thực hành tiết kiệm cũng có nghĩa là ta đã ngăn chặn hạn chế được tham nhũng đem lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Chính như vậy thì Nhà nước ta mới thật sự là của dân, do dân và vì dân”.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Ngày 4/11, phiên thảo luận của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trở thành phiên các đại biểu Quốc hội bày tỏ những tâm tư và ưu phiền về tình hình lãng phí đang trở thành quốc nạn, đến mức, như đề nghị của đại biểu Trương Thái Hiền, cần sớm bổ sung đưa vào Bộ luật Hình sự việc xử lý hành vi gây lãng phí bằng chế tài, điều luật cụ thể, để tạo ra sức lan tỏa như một phong trào cách mạng thì mới hạn chế, ngăn chặn được sự lãng phí.
Đừng đánh trống bỏ dùi
“Chúng ta đang tập trung vào cuộc chiến chống tham nhũng mà để hổng mặt trận chống lãng phí, trong khi chưa chắc mặt trận này đã thua mặt trận kia về mức độ nguy hiểm”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nhận định. “Thử so sánh một người tham nhũng 1 tỷ đồng với một người ra quyết định làm lãng phí 5-7 chục tỷ đồng thì ai sẽ là người gây thiệt hại cho dân, cho nước nhiều hơn?”.
Cũng theo bà Thúy, đã đến lúc cần xác định trách nhiệm cá nhân rõ ràng đối với người có thẩm quyền ra quyết định không phù hợp gây lãng phí.
“Tôi thiết nghĩ dân mình còn nghèo, nước mình còn trong giai đoạn đang phát triển, hàng năm phải đương đầu với thiên tai, dịch bệnh. Đòi hỏi càng phải tiết kiệm chống lãng phí. Việc làm này mang đến hai cái lợi cùng một lúc là vừa có được thêm tiền để đầu tư phát triển đất nước, vừa được lòng dân. Đó là việc kiên quyết phải làm và làm triệt để, quyết không đánh trống bỏ dùi”, nữ đại biểu đến từ Đà Nẵng nhấn mạnh.
Dẫn ra ví dụ về tình trạng đào đường, đào vỉa hè để chạy đường điện, đường nước, đường cáp ngầm một cách vô tội vạ gây lãng phí về tiền của công sức và cản trở sự đi lại của nhân dân nhưng cũng không quy được trách nhiệm cho cơ quan hay bộ, ngành nào, đại biểu Ngô Thị Minh đề nghị cần quy định rõ hơn trách nhiệm của các bộ, ngành của các cơ quan hữu quan khi thực hiện nhiệm vụ thiếu sự chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, thiếu sự kết nối thông tin để bảo vệ lợi ích cộng đồng, gây lãng phí thất thoát ngân sách nhà nước, cản trở sự phát triển xã hội.
Nữ đại biểu của Quảng Ninh tiếp tục dẫn ra tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, nhiều công trình xây dựng dở dang không thể đưa vào sử dụng, nhiều dự án bất động sản phơi nắng, phơi mưa đang diễn ra ở nhiều địa phương, nhiều bộ, ngành trong đó có cả dự án bất động sản dành cho cán bộ cao cấp của Nhà nước.
Tiếp theo phân tích của đại biểu Thúy về trách nhiệm của người đứng đầu, bà Minh nói: “Chúng ta vẫn biết rằng nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là nguyên tắc bất di bất dịch nhưng đồng hành với nguyên tắc này phải là những quy định chặt chẽ về trách nhiệm đối với người phụ trách, người đứng đầu của từng mắt xích công việc và đòi hỏi những người này khi quyết định đầu tư, sử dụng ngân sách nhà nước phải thực sự công tâm không vì lợi ích nhóm hoặc tư lợi cá nhân. Có vậy, chúng ta mới hi vọng ngân sách nhà nước được đầu tư, sử dụng có hiệu quả, hạn chế tối đa sự thất thoát lãng phí”.
“Thực tế hành vi làm thất thoát lãng phí ít ai bị xử lý và hầu như không ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự mặc dù ai cũng biết thất thoát lãng phí gây hậu quả còn nặng nề hơn tham nhũng”, đại biểu Lê Đắc Lâm nêu quan điểm.
Họp Quốc hội dài ngày cũng là lãng phí
Đại biểu Trần Hồng Thắm đưa ra một ví dụ về: “Chúng ta chưa xác định được chính xác là đã lãng phí bao nhiêu thời gian và tiền của cho việc từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 với 46 luật, pháp lệnh được ban hành, trong đó 37 luật đã có hiệu lực và 9 chuẩn bị có hiệu lực, thì chỉ mới có 98/200 văn bản quy định chi tiết, chiếm 49%, hướng dẫn 148/280 nội dung được giao...”.
Đại biểu Siu Hương tiếp lời: “Chúng ta cần thấy rằng hiện các dự án bất động sản, các nhà máy, bến cảng, các trường đại học, cao đẳng. Đặc biệt là các trường ngoài công lập, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nâng cấp thành trường cao đẳng, đại học và nhiều lĩnh vực khác đang phát triển theo phong trào và quy mô không gắn với chất lượng. Không cân đối cung cầu xã hội, cung cầu nguồn nhân lực gây lãng phí lớn”.
Một ví dụ khác của đại biểu Tô Văn Tám: “Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của nhà nước hiện tại có khoảng 20 - 30% làm việc không hiệu quả, vì không đủ năng lực và trình độ. Như nhân dân ta vẫn thường nói đội ngũ này làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi và tối cắp ô về.
Theo ý kiến của đại biểu Trần Quốc Tuấn: “Kỳ họp Quốc hội hàng năm kéo dài hơn so với các nội dung thực chất chúng ta cần giải quyết, đặc biệt kỳ họp cuối năm. Qua nghiên cứu nội dung kỳ họp tôi và nhiều đại biểu Quốc hội thấy chúng ta có thể rút ngắn thời gian của mỗi kỳ họp xuống từ 5 - 10 ngày. Điển hình như tại kỳ họp này, thay vì họp 41 ngày chúng ta có thể rút ngắn xuống còn trên dưới 30 ngày. Có như vậy thì chúng ta sẽ tiết kiệm vừa về thời gian, ngân sách của nhà nước”.
Sau tất cả các ví dụ, thì điều mà các đại biểu Quốc hội hướng tới khi sửa luật này, nói như đại biểu Trương Thái Hiền: “Thực hành tiết kiệm chống lãng phí đồng hành với chống tiêu cực tham nhũng. Nếu chúng ta hạn chế ngăn chặn được lãng phí, thực hành tiết kiệm cũng có nghĩa là ta đã ngăn chặn hạn chế được tham nhũng đem lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Chính như vậy thì Nhà nước ta mới thật sự là của dân, do dân và vì dân”.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)