Qua lạm phát 2008: Cần thay đổi tư duy về ngân hàng
Lạm phát đã và đang tạo nhiều áp lực lên các ngân hàng, khiến họ phải nỗ lực thay đổi
Bài viết của ông Lê Trọng Nhi, chuyên gia tài chính ngân hàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty An Bình An.
Lạm phát đã và đang tạo nhiều áp lực lên lĩnh vực ngân hàng. Đặc biệt, chính ngân hàng và xã hội, sẽ đòi hỏi phải có những nỗ lực để thay đổi trong lĩnh vực ngân hàng.
Từ tháng 11/2007 đến giữa tháng 5/2008, chọn quan sát hoạt động của 8 ngân hàng, phân tích báo cáo tài chính của 12 ngân hàng, tiếp cận nhân sự cấp cao của 5 ngân hàng, và trao đổi với giới đầu tư và giới quan tâm đến kinh tế, có thể thấy: các ngân hàng (các định chế tài chính khác) nếu không thay đổi sẽ không còn khả năng cạnh tranh, không còn ở vị trí phát triển, và không còn nhiều cơ hội tồn tại.
Thoát ly tư duy…
Cũng như nền kinh tế Việt Nam trong những chu kỳ kế tiếp, để hoạt động và phát triển bền vững sau mùa kinh tế lạm phát 2008 này, hệ thống ngân hàng Việt Nam và từng ngân hàng phải nhanh chóng tìm và thực hiện một loạt các thay đổi lớn. Và một trong các thay đổi mang tính sống còn đó là: thoát ly tư duy thương mại ngân hàng, đến với tư duy kinh tế ngân hàng.
Các nhóm cổ đông và nhất là các cổ đông lớn của các ngân hàng phải biết và hiểu rằng: ngân hàng không phải chỉ là một công ty hoạt động như những công ty khác mà còn là một định chế, một loại định chế đặc biệt khác với nhiều định chế khác trong nền kinh tế thị trường và đời sống kinh tế xã hội.
Thoát ly được tư duy đó sẽ là bước khởi đầu tích cực để hệ thống ngân hàng và các ngân hàng Việt Nam bắt đầu thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của tầm nhìn thương mại ngân hàng và vượt lên đến tầm nhìn kinh tế ngân hàng.
Được như vậy, nền kinh tế Việt Nam sau năm 2008 sẽ chớm có những ngân hàng hoạt động gần cùng nhịp với những nhịp điệu của nền kinh tế, và rồi sẽ hình thành những ngân hàng và một nhóm (hệ thống) kinh tế ngân hàng.
Thương mại ngân hàng là gì? Kinh tế ngân hàng là gì? Theo cách nhìn riêng trong bối cảnh kinh tế và xã hội Việt Nam từ đầu thập niên 90 cho đến nay, xin tạm rút ra hai góc cạnh tóm tắt như sau:
Thương mại ngân hàng là những ngân hàng hoạt động với hội đồng quản trị gồm một hoặc các cổ đông lớn thường hay lấn sân sang việc kinh doanh điều hành và/hoặc một thành phần của ban giám đốc điều hành tự xem họ có quyền và đặc quyền tận dụng ngân hàng để ưu tiên kinh doanh cho chính họ, vì họ chưa chịu và/hoặc không nghĩ rằng ngân hàng là một định chế đặc biệt của xã hội.
Ngân hàng và người có trách nhiệm điều hành ngân hàng thường chỉ chăm chú đến các thương vụ và sự vụ đem lại những phần lời và lợi cho chính bản thân. Và như vậy họ gần như bất chấp những yếu tố kinh tế vĩ mô và những rủi ro có thể ảnh hưởng xấu đến các hoạt động tín dụng và sức sống của ngân hàng.
Nói một cách khác, thương mại ngân hàng là buôn rơi bán rẻ sức sống của ngân hàng và mãi loay hoay trong một thị trường hạn hẹp - dễ gây ra những tổn thương cho chính họ và xã hội.
Kinh tế ngân hàng là ngân hàng hoạt động có sự tách bạch giữa vai trò của hội đồng quản trị với ban giám đốc điều hành. Ngân hàng và người có trách nhiệm điều hành ngân hàng nhận thức rằng ngân hàng là định chế đặc biệt - xã hội đã chấp thuận, cho phép ngân hàng một sứ mệnh đặc biệt mà không nơi nào có được. Đó là ngân hàng được nhận và quản lý - kinh doanh tiền vốn của xã hội.
Vì vậy, nhất thiết ngân hàng phải ưu tiên phục vụ các hoạt động kinh tế của xã hội theo những quy chế và quy tắc quản lý rủi ro trong kinh doanh tài chính và tiền tệ. Hẳn nhiên một khi biết sắp đặt những ưu tiên kinh doanh với xã hội thì họ đã phải biết và hiểu những yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như những rủi ro tiềm ẩn…
Kinh tế ngân hàng là biết tìm và xây dựng tích sản, và bảo vệ sức sống lâu dài của ngân hàng, tìm đến những thị trường mở của nền kinh tế tiền tệ.
Ra biển lớn?
Thật đáng tiếc, sau 15 năm, từ năm 1993, xã hội mở rộng cửa cho ngân hàng cổ phần tham gia vào nền kinh tế, nhưng hiện nay hệ thống ngân hàng và phần lớn các ngân hàng của Việt Nam không và/hoặc chưa thật sự có kế hoạch và nghiêm túc với tư duy kinh tế ngân hàng. Còn tư duy thương mại ngân hàng thì vẫn đậm đặc.
Trong những năm 1994 - 2001, cũng vì tư duy thương mại ngân hàng, xã hội đã chứng kiến một số ngân hàng bị đóng cửa và những tai nạn lớn trong ngành ngân hàng.
Một góc độ khác và cấp độ khác, từ quý 1/2006 đến đầu quý 1/2007, xã hội lại thấy hiện tượng của tư duy thương mại ngân hàng qua việc các ngân hàng đồng loạt chạy đua nhau tăng vốn nhiều lần nhưng không hoặc thiếu kế hoạch khả dụng nguồn tài lực.
Và từ đó họ đã có những cuộc phiêu lưu trong các hoạt động liên quan đến chứng khoán, đến thị trường vốn. Họ lao theo những hấp lực tưởng như không điểm dừng của thị trường chứng khoán vừa được các định chế đầu tư gián tiếp nước ngoài hâm nóng và làm thật nóng.
Cơn bão lạm phát 2008 cũng là thách thức nghiệt ngã trong chuyến ra biển lớn đầu tiên của hệ thống ngân hàng Việt Nam, và đã có nhiều tổn thương về nguồn tài lực và nhân lực. Để tồn tại và phát triển, thiết nghĩ hệ thống ngân hàng và mỗi ngân hàng không còn có lựa chọn nào khác tốt hơn là phải tự tìm cách và hướng đi nhanh, đến với tư duy kinh tế ngân hàng.
(Theo SGTT)
Lạm phát đã và đang tạo nhiều áp lực lên lĩnh vực ngân hàng. Đặc biệt, chính ngân hàng và xã hội, sẽ đòi hỏi phải có những nỗ lực để thay đổi trong lĩnh vực ngân hàng.
Từ tháng 11/2007 đến giữa tháng 5/2008, chọn quan sát hoạt động của 8 ngân hàng, phân tích báo cáo tài chính của 12 ngân hàng, tiếp cận nhân sự cấp cao của 5 ngân hàng, và trao đổi với giới đầu tư và giới quan tâm đến kinh tế, có thể thấy: các ngân hàng (các định chế tài chính khác) nếu không thay đổi sẽ không còn khả năng cạnh tranh, không còn ở vị trí phát triển, và không còn nhiều cơ hội tồn tại.
Thoát ly tư duy…
Cũng như nền kinh tế Việt Nam trong những chu kỳ kế tiếp, để hoạt động và phát triển bền vững sau mùa kinh tế lạm phát 2008 này, hệ thống ngân hàng Việt Nam và từng ngân hàng phải nhanh chóng tìm và thực hiện một loạt các thay đổi lớn. Và một trong các thay đổi mang tính sống còn đó là: thoát ly tư duy thương mại ngân hàng, đến với tư duy kinh tế ngân hàng.
Các nhóm cổ đông và nhất là các cổ đông lớn của các ngân hàng phải biết và hiểu rằng: ngân hàng không phải chỉ là một công ty hoạt động như những công ty khác mà còn là một định chế, một loại định chế đặc biệt khác với nhiều định chế khác trong nền kinh tế thị trường và đời sống kinh tế xã hội.
Thoát ly được tư duy đó sẽ là bước khởi đầu tích cực để hệ thống ngân hàng và các ngân hàng Việt Nam bắt đầu thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của tầm nhìn thương mại ngân hàng và vượt lên đến tầm nhìn kinh tế ngân hàng.
Được như vậy, nền kinh tế Việt Nam sau năm 2008 sẽ chớm có những ngân hàng hoạt động gần cùng nhịp với những nhịp điệu của nền kinh tế, và rồi sẽ hình thành những ngân hàng và một nhóm (hệ thống) kinh tế ngân hàng.
Thương mại ngân hàng là gì? Kinh tế ngân hàng là gì? Theo cách nhìn riêng trong bối cảnh kinh tế và xã hội Việt Nam từ đầu thập niên 90 cho đến nay, xin tạm rút ra hai góc cạnh tóm tắt như sau:
Thương mại ngân hàng là những ngân hàng hoạt động với hội đồng quản trị gồm một hoặc các cổ đông lớn thường hay lấn sân sang việc kinh doanh điều hành và/hoặc một thành phần của ban giám đốc điều hành tự xem họ có quyền và đặc quyền tận dụng ngân hàng để ưu tiên kinh doanh cho chính họ, vì họ chưa chịu và/hoặc không nghĩ rằng ngân hàng là một định chế đặc biệt của xã hội.
Ngân hàng và người có trách nhiệm điều hành ngân hàng thường chỉ chăm chú đến các thương vụ và sự vụ đem lại những phần lời và lợi cho chính bản thân. Và như vậy họ gần như bất chấp những yếu tố kinh tế vĩ mô và những rủi ro có thể ảnh hưởng xấu đến các hoạt động tín dụng và sức sống của ngân hàng.
Nói một cách khác, thương mại ngân hàng là buôn rơi bán rẻ sức sống của ngân hàng và mãi loay hoay trong một thị trường hạn hẹp - dễ gây ra những tổn thương cho chính họ và xã hội.
Kinh tế ngân hàng là ngân hàng hoạt động có sự tách bạch giữa vai trò của hội đồng quản trị với ban giám đốc điều hành. Ngân hàng và người có trách nhiệm điều hành ngân hàng nhận thức rằng ngân hàng là định chế đặc biệt - xã hội đã chấp thuận, cho phép ngân hàng một sứ mệnh đặc biệt mà không nơi nào có được. Đó là ngân hàng được nhận và quản lý - kinh doanh tiền vốn của xã hội.
Vì vậy, nhất thiết ngân hàng phải ưu tiên phục vụ các hoạt động kinh tế của xã hội theo những quy chế và quy tắc quản lý rủi ro trong kinh doanh tài chính và tiền tệ. Hẳn nhiên một khi biết sắp đặt những ưu tiên kinh doanh với xã hội thì họ đã phải biết và hiểu những yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như những rủi ro tiềm ẩn…
Kinh tế ngân hàng là biết tìm và xây dựng tích sản, và bảo vệ sức sống lâu dài của ngân hàng, tìm đến những thị trường mở của nền kinh tế tiền tệ.
Ra biển lớn?
Thật đáng tiếc, sau 15 năm, từ năm 1993, xã hội mở rộng cửa cho ngân hàng cổ phần tham gia vào nền kinh tế, nhưng hiện nay hệ thống ngân hàng và phần lớn các ngân hàng của Việt Nam không và/hoặc chưa thật sự có kế hoạch và nghiêm túc với tư duy kinh tế ngân hàng. Còn tư duy thương mại ngân hàng thì vẫn đậm đặc.
Trong những năm 1994 - 2001, cũng vì tư duy thương mại ngân hàng, xã hội đã chứng kiến một số ngân hàng bị đóng cửa và những tai nạn lớn trong ngành ngân hàng.
Một góc độ khác và cấp độ khác, từ quý 1/2006 đến đầu quý 1/2007, xã hội lại thấy hiện tượng của tư duy thương mại ngân hàng qua việc các ngân hàng đồng loạt chạy đua nhau tăng vốn nhiều lần nhưng không hoặc thiếu kế hoạch khả dụng nguồn tài lực.
Và từ đó họ đã có những cuộc phiêu lưu trong các hoạt động liên quan đến chứng khoán, đến thị trường vốn. Họ lao theo những hấp lực tưởng như không điểm dừng của thị trường chứng khoán vừa được các định chế đầu tư gián tiếp nước ngoài hâm nóng và làm thật nóng.
Cơn bão lạm phát 2008 cũng là thách thức nghiệt ngã trong chuyến ra biển lớn đầu tiên của hệ thống ngân hàng Việt Nam, và đã có nhiều tổn thương về nguồn tài lực và nhân lực. Để tồn tại và phát triển, thiết nghĩ hệ thống ngân hàng và mỗi ngân hàng không còn có lựa chọn nào khác tốt hơn là phải tự tìm cách và hướng đi nhanh, đến với tư duy kinh tế ngân hàng.
(Theo SGTT)