Quá tải lớp chứng khoán
Liệu có hay không sự độc quyền trong việc đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán?
Hơn một năm nay, các lớp học chứng khoán tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán (SRTC) thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã trở nên quá tải.
Nhiều tháng nay, hàng trăm người đang phải xếp hàng chờ đến lượt được đăng ký nhập học. Và trong ba tháng đầu năm này, SRTC đã phải ngừng mở các lớp học cho công chúng đầu tư mà ưu tiên đào tạo cho các nhân viên của công ty chứng khoán. Liệu có hay không sự độc quyền trong việc đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán?
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đào Lê Minh, Giám đốc SRTC.
Thưa ông, tại sao lại xảy ra tình trạng quá tải như vậy? Phải chăng SRTC không lường trước được sự bùng nổ của thị trường chứng khoán để có những chuẩn bị kịp thời?
Tình trạng quá tải tại SRTC vừa qua là có thực, do ba nguyên nhân.
Thứ nhất, các công ty chứng khoán mới thành lập và cả những công ty đã hoạt động đều có nhu cầu đào tạo người để có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Số lượng này tăng đột biến từ cuối năm 2006 đến nay.
Thứ hai, công chúng đầu tư nghĩ rằng các lớp học chứng khoán tại Trung tâm này sẽ dạy cho họ những kiến thức đề đầu tư nên đăng ký rất đông.
Thứ ba, bản thân những người đi học, mặc dù chưa làm tại công ty chứng khoán nhưng vẫn đăng ký học để lấy chứng chỉ dự phòng xin việc sau này. Số người này chiếm số đông, tới 80% tổng số người đã được cấp chứng chỉ các khóa học tại Trung tâm trong năm 2006. Những người này đều nói rằng sau này sẽ xin vào làm trong công ty chứng khoán, nhưng thực tế nhiều người đã 40-50 tuổi cũng đi học để lấy chứng chỉ để xin vào ngành chứng khoán. Điều đó là vô lý vì thực ra họ chuộng chứng chỉ hơn, học theo phong trào và lấy chứng chỉ cũng theo phong trào.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong số 10 nghìn người được đào tạo và cấp 3 chứng chỉ chuyên môn (cơ bản, luật, phân tích) trong năm 2006 vừa qua chỉ có 1.000 người là của công ty chứng khoán gửi tới. Trong số 1.000 người này cũng chỉ có 500 người làm thực sự trong ngành chứng khoán, 500 người kia là được công ty chứng khoán gửi gắm đi học.
Hướng giải quyết thế nào, thưa ông?
Để giảm bớt sự quá tải, trong 3 tháng đầu năm 2007, Trung tâm đã ưu tiên đào tạo cho các công ty chứng khoán hoặc một số tổ chức có ý định lập công ty chứng khoán. Đồng thời, SRTC phối hợp cùng Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán yêu cầu công ty chứng khoán gửi danh sách chính xác số người đang làm việc để đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề.
Bên cạnh đó, SRTC cũng ký hợp tác với các trường đại học kinh tế như: Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, nơi có khoa đào tạo chuyên ngành chứng khoán, để tổ chức đào tạo và thi lấy chứng chỉ cho các sinh viên của các khoa này sau khi tốt nghiệp được lấy chứng chỉ chuyên môn. Các sinh viên này sẽ chỉ phải học những chuyên đề không được dạy trong trường và thời gian học vì thế cũng được rút ngắn hơn.
Với tình trạng đào tạo quá tải như hiện nay, tại sao Trung tâm không san sẻ bớt công việc này cho các trường đại học, các trung tâm dạy nghề?
Các trường Đại học kinh tế hiện nay đang đào tạo chuyên ngành chứng khoán nhưng đó là chương trình đào tạo cử nhân, đào tạo cơ bản chuyên sâu về phân tích đầu tư chứng khoán, đào tạo các môn như toán, tài chính, tài chính doanh nghiệp... Đây là nền tảng cơ bản để những người hành nghề chứng khoán thành công.
Trên cơ sở trình độ cử nhân về tài chính, ngân hàng, chứng khoán thì những người này tiếp tục được đào tạo chức danh nghề nghiệp tại SRTC, sau đó mới hành nghề được. Còn nếu một người tốt nghiệp đại học ngành khác, không phải chứng khoán, chỉ với 3 chứng chỉ hành nghề thôi thì làm chứng khoán thì liệu có tốt không, chứ chưa nói đến việc có đủ điều kiện đáp ứng hay không?
Việc phổ cập, xã hội hóa là thuộc về các trường đại học, các trung tâm dạy nghề và họ nên tập trung vào đấy. Đó là việc đào tạo, hướng dẫn cho các nhà đầu tư, đáng lẽ là do các trường đại học, các trung tâm thực hiện mà STRC không phải đào tạo cho họ. Bên cạnh đó, việc đào tạo cho các doanh nghiệp là một lĩnh vực cực lớn thì các trường đại học, trung tâm khác không quan tâm, mà cái đó mới cần. Nhà đầu tư và doanh nghiệp là một thị trường đào tạo lớn song các nơi không làm mà cứ nhằm vào số lượng ít người hành nghề.
Các trường đại học thì đào tạo cử nhân, SRTC của Ủy ban thì đào tạo chức danh hành nghề, các trung tâm khác thì đào tạo cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Phân chia chức năng nhiệm vụ rõ ràng là như vậy. Năm tới, khi nhu cầu thành lập các công ty chứng khoán không còn và số người cần chứng chỉ hành nghề giảm đi thì sẽ thế nào?
Theo tôi nếu các trường đại học cứ chạy theo đào tạo chứng chỉ hành nghề mà bỏ quên nhiệm vụ đào tạo cử nhân lại là sai lầm.
Trong thời gian sắp tới, học viên có nhất thiết cứ phải học tại SRTC mới được thi cấp chứng chỉ chuyên môn không, thưa ông?
Trong thời gian tới, SRTC sẽ tiến tới đào tạo theo bộ giáo trình chuẩn gồm 7 chương trình. Với nhu cầu như hiện nay thì những cơ sở đào tạo nào có đủ điều kiện đào tạo chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công nhận thì học viên có thể học tại đó và về SRTC thi lấy chứng chỉ chuyên môn.
Một cơ sở đào tạo chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công nhận sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Trước tiên, những cơ sở đó phải đào tạo theo chương trình chuẩn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định. Thứ hai, họ phải có đủ giáo viên đảm bảo chất lượng dạy chứng khoán, tối thiểu phải có 30-40 giáo viên. Và những giáo viên chuyên ngành đó phải được đào tạo thực tế chứ không phải lý thuyết suông. Thứ ba, phải đủ cơ sở vật chất: phòng học và lớp học, hệ thống giao dịch thực hành (gồm cả phần cứng và phần mềm)...
Tuy nhiên, trên thực tế để đạt được điều kiện tiêu chuẩn đào tạo chứng khoán thì không phải dễ. Nói đơn giản, nhiều giáo viên của các trường đại học chưa đáp ứng được vì việc đào tạo chứng khoán tại SRTC hiện nay không phải chỉ dạy chuyên sâu về chứng khóan mà dạy cả về kỹ năng nghiệp vụ.
Nhiều tháng nay, hàng trăm người đang phải xếp hàng chờ đến lượt được đăng ký nhập học. Và trong ba tháng đầu năm này, SRTC đã phải ngừng mở các lớp học cho công chúng đầu tư mà ưu tiên đào tạo cho các nhân viên của công ty chứng khoán. Liệu có hay không sự độc quyền trong việc đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán?
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đào Lê Minh, Giám đốc SRTC.
Thưa ông, tại sao lại xảy ra tình trạng quá tải như vậy? Phải chăng SRTC không lường trước được sự bùng nổ của thị trường chứng khoán để có những chuẩn bị kịp thời?
Tình trạng quá tải tại SRTC vừa qua là có thực, do ba nguyên nhân.
Thứ nhất, các công ty chứng khoán mới thành lập và cả những công ty đã hoạt động đều có nhu cầu đào tạo người để có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Số lượng này tăng đột biến từ cuối năm 2006 đến nay.
Thứ hai, công chúng đầu tư nghĩ rằng các lớp học chứng khoán tại Trung tâm này sẽ dạy cho họ những kiến thức đề đầu tư nên đăng ký rất đông.
Thứ ba, bản thân những người đi học, mặc dù chưa làm tại công ty chứng khoán nhưng vẫn đăng ký học để lấy chứng chỉ dự phòng xin việc sau này. Số người này chiếm số đông, tới 80% tổng số người đã được cấp chứng chỉ các khóa học tại Trung tâm trong năm 2006. Những người này đều nói rằng sau này sẽ xin vào làm trong công ty chứng khoán, nhưng thực tế nhiều người đã 40-50 tuổi cũng đi học để lấy chứng chỉ để xin vào ngành chứng khoán. Điều đó là vô lý vì thực ra họ chuộng chứng chỉ hơn, học theo phong trào và lấy chứng chỉ cũng theo phong trào.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong số 10 nghìn người được đào tạo và cấp 3 chứng chỉ chuyên môn (cơ bản, luật, phân tích) trong năm 2006 vừa qua chỉ có 1.000 người là của công ty chứng khoán gửi tới. Trong số 1.000 người này cũng chỉ có 500 người làm thực sự trong ngành chứng khoán, 500 người kia là được công ty chứng khoán gửi gắm đi học.
Hướng giải quyết thế nào, thưa ông?
Để giảm bớt sự quá tải, trong 3 tháng đầu năm 2007, Trung tâm đã ưu tiên đào tạo cho các công ty chứng khoán hoặc một số tổ chức có ý định lập công ty chứng khoán. Đồng thời, SRTC phối hợp cùng Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán yêu cầu công ty chứng khoán gửi danh sách chính xác số người đang làm việc để đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề.
Bên cạnh đó, SRTC cũng ký hợp tác với các trường đại học kinh tế như: Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, nơi có khoa đào tạo chuyên ngành chứng khoán, để tổ chức đào tạo và thi lấy chứng chỉ cho các sinh viên của các khoa này sau khi tốt nghiệp được lấy chứng chỉ chuyên môn. Các sinh viên này sẽ chỉ phải học những chuyên đề không được dạy trong trường và thời gian học vì thế cũng được rút ngắn hơn.
Với tình trạng đào tạo quá tải như hiện nay, tại sao Trung tâm không san sẻ bớt công việc này cho các trường đại học, các trung tâm dạy nghề?
Các trường Đại học kinh tế hiện nay đang đào tạo chuyên ngành chứng khoán nhưng đó là chương trình đào tạo cử nhân, đào tạo cơ bản chuyên sâu về phân tích đầu tư chứng khoán, đào tạo các môn như toán, tài chính, tài chính doanh nghiệp... Đây là nền tảng cơ bản để những người hành nghề chứng khoán thành công.
Trên cơ sở trình độ cử nhân về tài chính, ngân hàng, chứng khoán thì những người này tiếp tục được đào tạo chức danh nghề nghiệp tại SRTC, sau đó mới hành nghề được. Còn nếu một người tốt nghiệp đại học ngành khác, không phải chứng khoán, chỉ với 3 chứng chỉ hành nghề thôi thì làm chứng khoán thì liệu có tốt không, chứ chưa nói đến việc có đủ điều kiện đáp ứng hay không?
Việc phổ cập, xã hội hóa là thuộc về các trường đại học, các trung tâm dạy nghề và họ nên tập trung vào đấy. Đó là việc đào tạo, hướng dẫn cho các nhà đầu tư, đáng lẽ là do các trường đại học, các trung tâm thực hiện mà STRC không phải đào tạo cho họ. Bên cạnh đó, việc đào tạo cho các doanh nghiệp là một lĩnh vực cực lớn thì các trường đại học, trung tâm khác không quan tâm, mà cái đó mới cần. Nhà đầu tư và doanh nghiệp là một thị trường đào tạo lớn song các nơi không làm mà cứ nhằm vào số lượng ít người hành nghề.
Các trường đại học thì đào tạo cử nhân, SRTC của Ủy ban thì đào tạo chức danh hành nghề, các trung tâm khác thì đào tạo cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Phân chia chức năng nhiệm vụ rõ ràng là như vậy. Năm tới, khi nhu cầu thành lập các công ty chứng khoán không còn và số người cần chứng chỉ hành nghề giảm đi thì sẽ thế nào?
Theo tôi nếu các trường đại học cứ chạy theo đào tạo chứng chỉ hành nghề mà bỏ quên nhiệm vụ đào tạo cử nhân lại là sai lầm.
Trong thời gian sắp tới, học viên có nhất thiết cứ phải học tại SRTC mới được thi cấp chứng chỉ chuyên môn không, thưa ông?
Trong thời gian tới, SRTC sẽ tiến tới đào tạo theo bộ giáo trình chuẩn gồm 7 chương trình. Với nhu cầu như hiện nay thì những cơ sở đào tạo nào có đủ điều kiện đào tạo chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công nhận thì học viên có thể học tại đó và về SRTC thi lấy chứng chỉ chuyên môn.
Một cơ sở đào tạo chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công nhận sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Trước tiên, những cơ sở đó phải đào tạo theo chương trình chuẩn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định. Thứ hai, họ phải có đủ giáo viên đảm bảo chất lượng dạy chứng khoán, tối thiểu phải có 30-40 giáo viên. Và những giáo viên chuyên ngành đó phải được đào tạo thực tế chứ không phải lý thuyết suông. Thứ ba, phải đủ cơ sở vật chất: phòng học và lớp học, hệ thống giao dịch thực hành (gồm cả phần cứng và phần mềm)...
Tuy nhiên, trên thực tế để đạt được điều kiện tiêu chuẩn đào tạo chứng khoán thì không phải dễ. Nói đơn giản, nhiều giáo viên của các trường đại học chưa đáp ứng được vì việc đào tạo chứng khoán tại SRTC hiện nay không phải chỉ dạy chuyên sâu về chứng khóan mà dạy cả về kỹ năng nghiệp vụ.