Quản lý xây dựng: Chấm dứt tình trạng “phạt để tồn tại”
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 24 hướng dẫn thi hành Nghị định 23 về xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 24 hướng dẫn thi hành NĐ số 23/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng.
Theo đó, hầu như tất cả các mức phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng đều tăng mạnh. Mức xử phạt tối đa 500 triệu đồng/trường hợp.
Ông Phạm Gia Yên, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, lâu nay tại nhiều địa phương vẫn tồn tại tình trạng các cơ quan chức năng Nhà nước phạt các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng rồi cho tồn tại.
Trong khi đó mức phạt quá thấp nên các cá nhân, tổ chức cứ vi phạm và chấp nhận nộp phạt, thậm chí mong bị phạt để có bằng chứng về thời điểm xây dựng. Nghị định số 23 đẩy mức phạt hành chính lên cao sẽ khiến các cá nhân, tổ chức phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi có hành vi vi phạm.
Chế tài xử phạt phải đủ mạnh
Theo ông Trần Hòa, Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa, trong thông tư hướng dẫn cũng như Nghị định chưa thực sự đủ sức răn đe vì để phạt một hành vi vi phạm trong xây dựng trước hết phải nhắc nhở đối tượng vi phạm.
Thực tế ở cấp địa phương rất khó quản lý công tác xây dựng, nhiều trường hợp cấp giấy phép xây dựng nhà 3 tầng theo quy hoạch chung nhưng chỉ sau một đêm đã thấy mọc thêm 1 tầng nữa. Nếu nhắc nhở thì việc vi phạm đã xảy ra rồi, tốt nhất là nếu vi phạm sẽ bị phạt và bắt dỡ bỏ ngay.
Ông Phạm Gia Yên lại cho rằng không phải cứ thấy người ta vi phạm là “đè” ra phạt ngay, chỉ tiến hành xử phạt những trường hợp cố tình vi phạm. Cần có sự nhắc nhở, nếu người vi phạm không thực hiện lúc đó mới tiến hành xử phạt, phải phạt nặng theo đúng hành vi gây ra.
Vấn đề được nhiều người quan tâm tại những quy định mới về vi phạm hành chính trong xây dựng là việc giao quyền cho Chủ tịch UBND cấp xã được tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm. Có ý kiến cho rằng cán bộ cấp xã hiện nay trình độ còn thấp, thu nhập không cao, nếu giao quyền này sẽ dễ xảy ra tình trạng “hành dân”.
Ông Phạm Gia Yên lí giải, việc giao quyền cho cán bộ cấp xã là phù hợp và đúng với tinh thần cải cách hành chính của Chính phủ. Không thể loại trừ những trường hợp lạm quyền, hành dân nhưng nếu có trường hợp đó sẽ có những quy định ở các văn bản pháp lý khác điều chỉnh. Chỉ mạnh dạn trao quyền cho cơ sở thì mới xử lý vi phạm tận gốc vấn đề. Cán bộ nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, phải bồi thường thiệt hại cho dân.
Những bất cập cần sửa đổi, bổ sung
Trong Nghị định 23 quy định, những hành vi vi phạm có mức xử phạt cao sẽ phải trình chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định. Đây là một điểm hạn chế khi mà việc xử lý bị chậm lại do phải trải qua nhiều thủ tục hành chính rườm rà.
Như một hành vi vi phạm có mức xử phạt từ 300 đến 500 triệu đồng thì Thanh tra Xây dựng cấp xã, phường phải lập biên bản chuyển lên cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, sau đó lãnh đạo tỉnh lại chuyển xuống cho Sở Xây dựng xem xét rồi Sở lại chuyển xuống cho Thanh tra Xây dựng tiến hành xử phạt.
Thời hạn xử lý những thủ tục này mất hàng tháng, nhiều ý kiến cho rằng thời gian như vậy là quá dài. Nhiều công trình xây dựng vi phạm phải đợi quyết định xử phạt rồi mới tiến hành tháo dỡ, xây dựng tiếp dẫn đến việc chậm tiến độ. Ông cho rằng Nghị định 23 nên thay đổi, mức phạt hành chính cao chỉ cần giao cho Sở Xây dựng xử lý và thời gian ra quyết định cũng phải rút ngắn.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có khiếu nại, tố cáo đối với quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm của cơ quan có thẩm quyền thì công trình đó sẽ phải dừng lại hay tiếp tục cho thi công.
Về điểm này ông Yên cho biết, tổ chức, cá nhân vi phạm vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt hành chính còn cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định cưỡng chế phá dỡ để giải quyết khiếu nại, tố cáo theo trình tự, thủ tục và thời hạn pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trong thời gian tạm đình chỉ quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm thì quyết định đình chỉ thi công công trình xây dựng vi phạm vẫn có hiệu lực thi hành.
Nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, vẫn tiếp tục thi công xây dựng trong thời gian tạm đình chỉ quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình, thì cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình có quyền tổ chức thực hiện ngay quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm.
Theo đó, hầu như tất cả các mức phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng đều tăng mạnh. Mức xử phạt tối đa 500 triệu đồng/trường hợp.
Ông Phạm Gia Yên, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, lâu nay tại nhiều địa phương vẫn tồn tại tình trạng các cơ quan chức năng Nhà nước phạt các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng rồi cho tồn tại.
Trong khi đó mức phạt quá thấp nên các cá nhân, tổ chức cứ vi phạm và chấp nhận nộp phạt, thậm chí mong bị phạt để có bằng chứng về thời điểm xây dựng. Nghị định số 23 đẩy mức phạt hành chính lên cao sẽ khiến các cá nhân, tổ chức phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi có hành vi vi phạm.
Chế tài xử phạt phải đủ mạnh
Theo ông Trần Hòa, Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa, trong thông tư hướng dẫn cũng như Nghị định chưa thực sự đủ sức răn đe vì để phạt một hành vi vi phạm trong xây dựng trước hết phải nhắc nhở đối tượng vi phạm.
Thực tế ở cấp địa phương rất khó quản lý công tác xây dựng, nhiều trường hợp cấp giấy phép xây dựng nhà 3 tầng theo quy hoạch chung nhưng chỉ sau một đêm đã thấy mọc thêm 1 tầng nữa. Nếu nhắc nhở thì việc vi phạm đã xảy ra rồi, tốt nhất là nếu vi phạm sẽ bị phạt và bắt dỡ bỏ ngay.
Ông Phạm Gia Yên lại cho rằng không phải cứ thấy người ta vi phạm là “đè” ra phạt ngay, chỉ tiến hành xử phạt những trường hợp cố tình vi phạm. Cần có sự nhắc nhở, nếu người vi phạm không thực hiện lúc đó mới tiến hành xử phạt, phải phạt nặng theo đúng hành vi gây ra.
Vấn đề được nhiều người quan tâm tại những quy định mới về vi phạm hành chính trong xây dựng là việc giao quyền cho Chủ tịch UBND cấp xã được tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm. Có ý kiến cho rằng cán bộ cấp xã hiện nay trình độ còn thấp, thu nhập không cao, nếu giao quyền này sẽ dễ xảy ra tình trạng “hành dân”.
Ông Phạm Gia Yên lí giải, việc giao quyền cho cán bộ cấp xã là phù hợp và đúng với tinh thần cải cách hành chính của Chính phủ. Không thể loại trừ những trường hợp lạm quyền, hành dân nhưng nếu có trường hợp đó sẽ có những quy định ở các văn bản pháp lý khác điều chỉnh. Chỉ mạnh dạn trao quyền cho cơ sở thì mới xử lý vi phạm tận gốc vấn đề. Cán bộ nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, phải bồi thường thiệt hại cho dân.
Những bất cập cần sửa đổi, bổ sung
Trong Nghị định 23 quy định, những hành vi vi phạm có mức xử phạt cao sẽ phải trình chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định. Đây là một điểm hạn chế khi mà việc xử lý bị chậm lại do phải trải qua nhiều thủ tục hành chính rườm rà.
Như một hành vi vi phạm có mức xử phạt từ 300 đến 500 triệu đồng thì Thanh tra Xây dựng cấp xã, phường phải lập biên bản chuyển lên cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, sau đó lãnh đạo tỉnh lại chuyển xuống cho Sở Xây dựng xem xét rồi Sở lại chuyển xuống cho Thanh tra Xây dựng tiến hành xử phạt.
Thời hạn xử lý những thủ tục này mất hàng tháng, nhiều ý kiến cho rằng thời gian như vậy là quá dài. Nhiều công trình xây dựng vi phạm phải đợi quyết định xử phạt rồi mới tiến hành tháo dỡ, xây dựng tiếp dẫn đến việc chậm tiến độ. Ông cho rằng Nghị định 23 nên thay đổi, mức phạt hành chính cao chỉ cần giao cho Sở Xây dựng xử lý và thời gian ra quyết định cũng phải rút ngắn.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có khiếu nại, tố cáo đối với quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm của cơ quan có thẩm quyền thì công trình đó sẽ phải dừng lại hay tiếp tục cho thi công.
Về điểm này ông Yên cho biết, tổ chức, cá nhân vi phạm vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt hành chính còn cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định cưỡng chế phá dỡ để giải quyết khiếu nại, tố cáo theo trình tự, thủ tục và thời hạn pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trong thời gian tạm đình chỉ quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm thì quyết định đình chỉ thi công công trình xây dựng vi phạm vẫn có hiệu lực thi hành.
Nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, vẫn tiếp tục thi công xây dựng trong thời gian tạm đình chỉ quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình, thì cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình có quyền tổ chức thực hiện ngay quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm.