Quan ngại, nhưng vẫn tin tưởng
Các đại biểu tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam nhận xét gì về kinh tế Việt Nam hiện tại?
Như thông lệ, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm nay đã được tổ chức ngay trước thềm Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) giữa kỳ.
Những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại diễn đàn này sẽ được nêu tại hội nghị diễn ra trong hai ngày 5 và 6/6 sắp tới tại Sapa.
Các đại biểu tham dự diễn đàn, khai mạc tại Hà Nội ngày 2/6, tuy ghi nhận nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ đầy thử thách nhưng vẫn bày tỏ sự tin tưởng vào những bước đi của Chính phủ Việt Nam và đưa ra những gợi ý với Chính phủ để đảm bảo Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Những lo ngại mới
Nhìn chung, các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng về sự phát triển của Việt Nam và nhiều người trong số họ vẫn tiếp tục dự định mở rộng hoạt động tại đây.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các công ty Nhật Bản về môi trường kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam hiện nay không hài lòng với môi trường kinh doanh tại đây.
Tỷ lệ hài lòng với địa điểm đầu tư hiện nay tại Việt Nam đã giảm từ 75,4% năm 2006 (đứng đầu) xuống 41,7% năm 2007 (đứng thứ 5 trong 6 nước ASEAN). Đây là mức sụt giảm lớn nhất trong số các nước và khu vực được điều tra. Lí do khiến cho các nhà đầu tư Nhật Bản giảm lòng tin là do Việt Nam kém hơn các nước ASEAN khác về khả năng mua nguyên liệu phụ tùng trong nước, và do cơ sở hạ tầng kém phát triển.
Tại diễn đàn năm nay, thế chỗ cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng, ngành tài chính đang được các nhà đầu tư xem như “gót chân Asin” của Việt Nam. Các ý kiến tham luận tại diễn đàn cho rằng vấn đề tiền tệ là nguyên nhân cơ bản của cơn lạm phát hiện tại. Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ Michael J.Pease cho rằng sự yếu kém của một số định chế tài chính sẽ không chỉ đe doạ riêng ngành tài chính trong nước mà còn làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) lại tỏ ra lo ngại về tình hình lạm phát tại Việt Nam. Ông cho rằng tuy đây là vấn đề chung của toàn cầu nhưng Việt Nam lại phải chịu nhiều tác động hơn các quốc gia đang phát triển khác.
Điều đó dẫn đến những rủi ro ảnh hưởng xấu đến tính hấp dẫn của Việt Nam. “Chính phủ nên tập trung vào chính sách tiền tệ để giải quyết vấn đề này và Việt Nam nên cảnh giác để tránh việc sử dụng lại các rào cản thương mại vì biện pháp tăng cường kiểm soát trong lĩnh vực tiền tệ rất có khả năng tạo ra thêm các biến dạng cho hệ thống kinh tế”, ông Alain phân tích.
Ông Martin Rama, quyền Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Việt Nam về cơ bản vẫn như 6 tháng trước đây. Ông cho rằng môi trường thế giới hiện nay đang khó khăn hơn với những yếu tố thay đổi về giá gạo, giá dầu vì thế lạm phát không thể một sớm một chiều qua được.
Do đó, việc Chính phủ Việt Nam cần làm lúc này là thay vì chỉ chú ý đến cầu, cần tập trung tăng cung để thu hút thêm các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
Tiếp tục nóng vấn đề nhân lực
Nguồn nhân lực đang được các nhà đầu tư xem như “điểm nóng” trong thu hút vốn FDI tại Việt Nam. Các ý kiến tham luận tại Diễn đàn cho rằng việc thu hút lực lượng lao động có kỹ năng lành nghề, đặc biệt là ở cấp quản lý, vẫn đang là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp.
“Không có dấu hiệu cho thấy nhu cầu trên thị trường lao động được giải quyết, nguồn cung lao động sẽ được tăng cường đầy đủ trong tương lai gần”, ông Alain Cany băn khoăn. “Có đại biểu đã nói thẳng rằng tính hấp dẫn của Việt Nam như là một điểm đến của đầu tư trong châu Á sẽ ngày càng bị nghi ngờ khi mà chi phí lao động bắt đầu vượt qua năng suất lao động, và chi phí tuyển dụng và đào tạo tăng cao”.
Một vấn đề được đại diện các doanh nghiệp nước ngoài cũng rất quan tâm là nhiều cuộc đình công bất hợp pháp đã xảy ra. Số lượng các cuộc đình công trái luật tăng bất thường trong thời gian qua đã được ông Michael J.Pease lo ngại đề cập đến.
Thừa nhận việc giá cả tăng cao, đặc biệt là giá lương thực, thực phẩm khiến phần lớn công nhân nảy sinh lo ngại (chính đáng) về giá trị thực của đồng lương đang ngày càng suy giảm. Tuy nhiên, ông Pease cho rằng những mối lo ngại này nên được giải quyết bằng phương thức hợp pháp, có tính xây dựng và hoà bình.
Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham, lo ngại, nếu những vấn đề này còn tiếp tục tiếp diễn thì sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh tại Việt Nam. Ông nhấn mạnh: “Sản xuất là yếu tố quan trọng sống còn đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và là mục tiêu đầu tư chính của các nhà đầu tư nước ngoài.
Lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp vào các kỹ năng sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, thực hiện chuyển giao kỹ năng sản xuất và công nghệ và làm tăng thêm hình ảnh của Việt Nam và sản phẩm của Việt Nam trên trường quốc tế”.
Băn khoăn hậu WTO
Tại Diễn đàn, các nhà tài trợ cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến thực hiện các cam kết WTO của Chính phủ Việt Nam.
Ông Alain Cany cho rằng, sự thiếu rõ ràng trong việc thực thi các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO là cho phép các công ty dược phẩm 100% vốn nước ngoài nhập khẩu và phân phối sản phẩm của họ tại thị trường Việt Nam.
Trong khi Việt Nam cam kết sẽ cho phép các doanh nghiệp này được thiết lập hiện diện pháp lý của mình từ ngày 1/1/2009, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn rõ ràng để thực hiện. Đặc biệt, sự chậm trễ trong cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang là một cản trở rất lớn tới bước chân đầu tư”, ông Alain Cany nhấn mạnh.
Đặc biệt khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ thì môi trường quy định có vẻ như không bắt kịp với tốc độ đó. Vì thế, có sự cọ xát giữa ngành ngân hàng, đôi khi làm ảnh hưởng đến tiềm năng để duy trì sự tuân thủ của ngân hàng với các quy định luật pháp.
Một trong thách thức lớn khác được ông Alain Cany nhắc đến là việc Việt Nam cam kết mở cửa hơn nữa ngành ngân hàng khi gia nhập WTO, tuy nhiên việc cấp chứng nhận vẫn còn chậm trễ.
Tuy nhiên, theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến thì đây không hẳn là sự chậm trễ. Ông giải thích: trong cam kết của Việt Nam, bên cạnh việc tạo hoạt động bình đẳng minh bạch cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng thì cũng có những điều kiện nhất định khác.
Ông cho biết Ngân hàng Nhà nước đã nhận được 6 bộ hồ sơ xin lập ngân hàng mớI, và đã có văn bản hướng dẫn để các ngân hàng này hoàn thiện hồ sơ, trong đó từ chối 1 ngân hàng vì không đủ điều kiện và đang xem xét cấp phép cho 3 ngân hàng.
Trong khi đó, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, một khảo sát sơ bộ gần đây của VCCI đối với doanh nghiệp và hiệp hội cho thấy vấn đề là họ không được tham gia vào quá trình hình thành cam kết mở cửa thị trường với các ngành của mình và các ngành liên quan, do đó bị động trong việc lên kế hoạch kinh doanh.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Australia (AusCham) tại Việt Nam Gen Reinsh nhấn mạnh tới sự cần thiết phải thực hiện các cam kết một cách nhất quán kịp thời, bởi việc này có vai trò quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp nước ngoài và đề nghị các nhà chức trách giảm bớt các cơ chế điều tiết trực tiếp về thuế xuất nhập khẩu và từng bước thay thế chúng bằng các cơ chế dựa trên thị trường.
Những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại diễn đàn này sẽ được nêu tại hội nghị diễn ra trong hai ngày 5 và 6/6 sắp tới tại Sapa.
Các đại biểu tham dự diễn đàn, khai mạc tại Hà Nội ngày 2/6, tuy ghi nhận nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ đầy thử thách nhưng vẫn bày tỏ sự tin tưởng vào những bước đi của Chính phủ Việt Nam và đưa ra những gợi ý với Chính phủ để đảm bảo Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Những lo ngại mới
Nhìn chung, các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng về sự phát triển của Việt Nam và nhiều người trong số họ vẫn tiếp tục dự định mở rộng hoạt động tại đây.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các công ty Nhật Bản về môi trường kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam hiện nay không hài lòng với môi trường kinh doanh tại đây.
Tỷ lệ hài lòng với địa điểm đầu tư hiện nay tại Việt Nam đã giảm từ 75,4% năm 2006 (đứng đầu) xuống 41,7% năm 2007 (đứng thứ 5 trong 6 nước ASEAN). Đây là mức sụt giảm lớn nhất trong số các nước và khu vực được điều tra. Lí do khiến cho các nhà đầu tư Nhật Bản giảm lòng tin là do Việt Nam kém hơn các nước ASEAN khác về khả năng mua nguyên liệu phụ tùng trong nước, và do cơ sở hạ tầng kém phát triển.
Tại diễn đàn năm nay, thế chỗ cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng, ngành tài chính đang được các nhà đầu tư xem như “gót chân Asin” của Việt Nam. Các ý kiến tham luận tại diễn đàn cho rằng vấn đề tiền tệ là nguyên nhân cơ bản của cơn lạm phát hiện tại. Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ Michael J.Pease cho rằng sự yếu kém của một số định chế tài chính sẽ không chỉ đe doạ riêng ngành tài chính trong nước mà còn làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) lại tỏ ra lo ngại về tình hình lạm phát tại Việt Nam. Ông cho rằng tuy đây là vấn đề chung của toàn cầu nhưng Việt Nam lại phải chịu nhiều tác động hơn các quốc gia đang phát triển khác.
Điều đó dẫn đến những rủi ro ảnh hưởng xấu đến tính hấp dẫn của Việt Nam. “Chính phủ nên tập trung vào chính sách tiền tệ để giải quyết vấn đề này và Việt Nam nên cảnh giác để tránh việc sử dụng lại các rào cản thương mại vì biện pháp tăng cường kiểm soát trong lĩnh vực tiền tệ rất có khả năng tạo ra thêm các biến dạng cho hệ thống kinh tế”, ông Alain phân tích.
Ông Martin Rama, quyền Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Việt Nam về cơ bản vẫn như 6 tháng trước đây. Ông cho rằng môi trường thế giới hiện nay đang khó khăn hơn với những yếu tố thay đổi về giá gạo, giá dầu vì thế lạm phát không thể một sớm một chiều qua được.
Do đó, việc Chính phủ Việt Nam cần làm lúc này là thay vì chỉ chú ý đến cầu, cần tập trung tăng cung để thu hút thêm các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
Tiếp tục nóng vấn đề nhân lực
Nguồn nhân lực đang được các nhà đầu tư xem như “điểm nóng” trong thu hút vốn FDI tại Việt Nam. Các ý kiến tham luận tại Diễn đàn cho rằng việc thu hút lực lượng lao động có kỹ năng lành nghề, đặc biệt là ở cấp quản lý, vẫn đang là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp.
“Không có dấu hiệu cho thấy nhu cầu trên thị trường lao động được giải quyết, nguồn cung lao động sẽ được tăng cường đầy đủ trong tương lai gần”, ông Alain Cany băn khoăn. “Có đại biểu đã nói thẳng rằng tính hấp dẫn của Việt Nam như là một điểm đến của đầu tư trong châu Á sẽ ngày càng bị nghi ngờ khi mà chi phí lao động bắt đầu vượt qua năng suất lao động, và chi phí tuyển dụng và đào tạo tăng cao”.
Một vấn đề được đại diện các doanh nghiệp nước ngoài cũng rất quan tâm là nhiều cuộc đình công bất hợp pháp đã xảy ra. Số lượng các cuộc đình công trái luật tăng bất thường trong thời gian qua đã được ông Michael J.Pease lo ngại đề cập đến.
Thừa nhận việc giá cả tăng cao, đặc biệt là giá lương thực, thực phẩm khiến phần lớn công nhân nảy sinh lo ngại (chính đáng) về giá trị thực của đồng lương đang ngày càng suy giảm. Tuy nhiên, ông Pease cho rằng những mối lo ngại này nên được giải quyết bằng phương thức hợp pháp, có tính xây dựng và hoà bình.
Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham, lo ngại, nếu những vấn đề này còn tiếp tục tiếp diễn thì sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh tại Việt Nam. Ông nhấn mạnh: “Sản xuất là yếu tố quan trọng sống còn đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và là mục tiêu đầu tư chính của các nhà đầu tư nước ngoài.
Lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp vào các kỹ năng sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, thực hiện chuyển giao kỹ năng sản xuất và công nghệ và làm tăng thêm hình ảnh của Việt Nam và sản phẩm của Việt Nam trên trường quốc tế”.
Băn khoăn hậu WTO
Tại Diễn đàn, các nhà tài trợ cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến thực hiện các cam kết WTO của Chính phủ Việt Nam.
Ông Alain Cany cho rằng, sự thiếu rõ ràng trong việc thực thi các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO là cho phép các công ty dược phẩm 100% vốn nước ngoài nhập khẩu và phân phối sản phẩm của họ tại thị trường Việt Nam.
Trong khi Việt Nam cam kết sẽ cho phép các doanh nghiệp này được thiết lập hiện diện pháp lý của mình từ ngày 1/1/2009, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn rõ ràng để thực hiện. Đặc biệt, sự chậm trễ trong cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang là một cản trở rất lớn tới bước chân đầu tư”, ông Alain Cany nhấn mạnh.
Đặc biệt khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ thì môi trường quy định có vẻ như không bắt kịp với tốc độ đó. Vì thế, có sự cọ xát giữa ngành ngân hàng, đôi khi làm ảnh hưởng đến tiềm năng để duy trì sự tuân thủ của ngân hàng với các quy định luật pháp.
Một trong thách thức lớn khác được ông Alain Cany nhắc đến là việc Việt Nam cam kết mở cửa hơn nữa ngành ngân hàng khi gia nhập WTO, tuy nhiên việc cấp chứng nhận vẫn còn chậm trễ.
Tuy nhiên, theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến thì đây không hẳn là sự chậm trễ. Ông giải thích: trong cam kết của Việt Nam, bên cạnh việc tạo hoạt động bình đẳng minh bạch cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng thì cũng có những điều kiện nhất định khác.
Ông cho biết Ngân hàng Nhà nước đã nhận được 6 bộ hồ sơ xin lập ngân hàng mớI, và đã có văn bản hướng dẫn để các ngân hàng này hoàn thiện hồ sơ, trong đó từ chối 1 ngân hàng vì không đủ điều kiện và đang xem xét cấp phép cho 3 ngân hàng.
Trong khi đó, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, một khảo sát sơ bộ gần đây của VCCI đối với doanh nghiệp và hiệp hội cho thấy vấn đề là họ không được tham gia vào quá trình hình thành cam kết mở cửa thị trường với các ngành của mình và các ngành liên quan, do đó bị động trong việc lên kế hoạch kinh doanh.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Australia (AusCham) tại Việt Nam Gen Reinsh nhấn mạnh tới sự cần thiết phải thực hiện các cam kết một cách nhất quán kịp thời, bởi việc này có vai trò quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp nước ngoài và đề nghị các nhà chức trách giảm bớt các cơ chế điều tiết trực tiếp về thuế xuất nhập khẩu và từng bước thay thế chúng bằng các cơ chế dựa trên thị trường.