“Quản trị rủi ro là quan trọng nhất”
Có thể lý giải thế nào về việc các ngân hàng Việt Nam vẫn công bố những khoản lợi nhuận khá cao?
Có thể lý giải thế nào về việc các ngân hàng Việt Nam vẫn công bố những khoản lợi nhuận khá cao, đối lập với sự khó khăn, thậm chí là sụp đổ của nhiều định chế tài chính lớn trên thế giới trong giai đoạn khủng hoảng?
Đánh giá về điều này, ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nói:
- Theo số liệu thống kê với các định chế tài chính lớn trên thế giới mà CommerzBank (Đức) đưa ra, tỷ lệ lợi nhuận ròng/vốn tự có cao nhất là 2% và mức thấp nhất là -80%. Trong khi đó, tỷ lệ này của các ngân hàng Việt Nam ở mức 14-15%, chứng tỏ khả năng sinh lời rất cao của ngành ngân hàng Việt Nam.
Kết quả này có được dựa vào mấy điểm khác biệt giữa ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng chịu ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng trên thế giới.
Đầu tiên là lòng tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng Việt Nam hầu như không bị ảnh hưởng trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Điều này thể hiện ở tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng vẫn tăng đều đặn từng tháng.
Mặt khác, không như các ngân hàng lớn của châu Âu hay Nhật Bản, các ngân hàng Việt Nam không có giao dịch nào đối với các tài sản độc hại liên quan đến hoạt động cho vay dưới chuẩn tại Mỹ.
Nhưng khủng hoảng vẫn để lại nhiều hậu quả đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam mà một trong số đó là tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Có nên lo ngại về hiện tượng này, thưa ông?
Số liệu thống kê chính xác chưa công bố, nhưng con số báo cáo hiện nay là tỷ lệ nợ xấu chiếm khoảng 3% tổng dư nợ cho vay, có nghĩa là có tăng hơn so với năm ngoái.
Nhiều người có thể cảm thấy lo ngại trước tỷ lệ này, nhưng theo tôi, mức 3% hiện nay vẫn còn là một con số rất thấp nếu so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á 1997 – 1998. Khi đó, tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng lên tới 14,7%.
Thời điểm đó, việc xử lý một khoản nợ xấu như vậy là rất khó khăn do ngân sách hạn hẹp, tài trợ nước ngoài chưa nhiều. Nhưng cuối cùng, đến năm 2005, toàn bộ số nợ xấu đó được giải quyết xong.
Còn hiện tại, 3% nợ xấu nếu so với nguồn lực tài chính của các ngân hàng thương mại với quỹ dự phòng rủi ro cao hơn, ngân sách của Chính phủ mạnh hơn, tài trợ của nước ngoài khả quan hơn thì theo tôi không có gì phải lo ngại.
Thậm chí, nếu cho là con số báo cáo chưa đầy đủ mà thực tế có thể là 4 - 5% thì vẫn trong tầm có thể xử lý được, không có gì phức tạp.
Có ý kiến cho rằng, khủng hoảng đặt ra vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, ông nghĩ sao về ý kiến này?
Không phải đến bây giờ, khi khủng hoảng nổ ra, vấn đề tái cấu trúc ngành ngân hàng mới được nhắc đến mà công việc này đã được tiến hành từ năm 2001 tới nay. Trong khoảng thời gian này, cơ cấu ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng nói riêng đã được cải thiện rất nhiều.
Điểm quan trọng nhất làm nên chuyển biến chính là việc ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại, buộc ngân hàng phải thay đổi phương thức quản lý, đào tạo nhân lực, tăng cường quản trị rủi ro. Chính những yếu tố này đã khiến cho sức cạnh tranh cũng như năng lực quản trị của ngân hàng tăng lên rất nhiều.
Cuộc khủng hoảng lần này chứng minh một điều: hệ thống giám sát tài chính của Mỹ sao nhãng quản trị rủi ro, nhất là quản trị rủi ro đối với các sản phẩm tài chính mới. Không thể sử dụng một sản phẩm tài chính mới mà chưa có cách thức để quản lý nó, để quản trị rủi ro của nó.
Cho nên tôi cho rằng vẫn phải quay lại triết lý muôn thuở của quản trị tài chính: quản trị rủi ro là quan trọng nhất. Rủi ro ở đây không chỉ có rủi ro cho một định chế tài chính, một ngân hàng mà phải tính cả rủi ro cho người gửi tiền và rủi ro cho các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư bất động sản và đầu tư chứng khoán.
Vấn đề của tài chính hiện đại không phải là lợi ích của các tập đoàn tài chính mà phải quan tâm đến cả lợi ích của người gửi tiền, của nhà đầu tư và của người tiêu dùng. Đây là phương châm giám sát tài chính mới, hiện đại và nếu cấu trúc lại hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam thì phải dựa trên nền tảng như vậy.
Đánh giá về điều này, ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nói:
- Theo số liệu thống kê với các định chế tài chính lớn trên thế giới mà CommerzBank (Đức) đưa ra, tỷ lệ lợi nhuận ròng/vốn tự có cao nhất là 2% và mức thấp nhất là -80%. Trong khi đó, tỷ lệ này của các ngân hàng Việt Nam ở mức 14-15%, chứng tỏ khả năng sinh lời rất cao của ngành ngân hàng Việt Nam.
Kết quả này có được dựa vào mấy điểm khác biệt giữa ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng chịu ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng trên thế giới.
Đầu tiên là lòng tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng Việt Nam hầu như không bị ảnh hưởng trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Điều này thể hiện ở tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng vẫn tăng đều đặn từng tháng.
Mặt khác, không như các ngân hàng lớn của châu Âu hay Nhật Bản, các ngân hàng Việt Nam không có giao dịch nào đối với các tài sản độc hại liên quan đến hoạt động cho vay dưới chuẩn tại Mỹ.
Nhưng khủng hoảng vẫn để lại nhiều hậu quả đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam mà một trong số đó là tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Có nên lo ngại về hiện tượng này, thưa ông?
Số liệu thống kê chính xác chưa công bố, nhưng con số báo cáo hiện nay là tỷ lệ nợ xấu chiếm khoảng 3% tổng dư nợ cho vay, có nghĩa là có tăng hơn so với năm ngoái.
Nhiều người có thể cảm thấy lo ngại trước tỷ lệ này, nhưng theo tôi, mức 3% hiện nay vẫn còn là một con số rất thấp nếu so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á 1997 – 1998. Khi đó, tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng lên tới 14,7%.
Thời điểm đó, việc xử lý một khoản nợ xấu như vậy là rất khó khăn do ngân sách hạn hẹp, tài trợ nước ngoài chưa nhiều. Nhưng cuối cùng, đến năm 2005, toàn bộ số nợ xấu đó được giải quyết xong.
Còn hiện tại, 3% nợ xấu nếu so với nguồn lực tài chính của các ngân hàng thương mại với quỹ dự phòng rủi ro cao hơn, ngân sách của Chính phủ mạnh hơn, tài trợ của nước ngoài khả quan hơn thì theo tôi không có gì phải lo ngại.
Thậm chí, nếu cho là con số báo cáo chưa đầy đủ mà thực tế có thể là 4 - 5% thì vẫn trong tầm có thể xử lý được, không có gì phức tạp.
Có ý kiến cho rằng, khủng hoảng đặt ra vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, ông nghĩ sao về ý kiến này?
Không phải đến bây giờ, khi khủng hoảng nổ ra, vấn đề tái cấu trúc ngành ngân hàng mới được nhắc đến mà công việc này đã được tiến hành từ năm 2001 tới nay. Trong khoảng thời gian này, cơ cấu ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng nói riêng đã được cải thiện rất nhiều.
Điểm quan trọng nhất làm nên chuyển biến chính là việc ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại, buộc ngân hàng phải thay đổi phương thức quản lý, đào tạo nhân lực, tăng cường quản trị rủi ro. Chính những yếu tố này đã khiến cho sức cạnh tranh cũng như năng lực quản trị của ngân hàng tăng lên rất nhiều.
Cuộc khủng hoảng lần này chứng minh một điều: hệ thống giám sát tài chính của Mỹ sao nhãng quản trị rủi ro, nhất là quản trị rủi ro đối với các sản phẩm tài chính mới. Không thể sử dụng một sản phẩm tài chính mới mà chưa có cách thức để quản lý nó, để quản trị rủi ro của nó.
Cho nên tôi cho rằng vẫn phải quay lại triết lý muôn thuở của quản trị tài chính: quản trị rủi ro là quan trọng nhất. Rủi ro ở đây không chỉ có rủi ro cho một định chế tài chính, một ngân hàng mà phải tính cả rủi ro cho người gửi tiền và rủi ro cho các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư bất động sản và đầu tư chứng khoán.
Vấn đề của tài chính hiện đại không phải là lợi ích của các tập đoàn tài chính mà phải quan tâm đến cả lợi ích của người gửi tiền, của nhà đầu tư và của người tiêu dùng. Đây là phương châm giám sát tài chính mới, hiện đại và nếu cấu trúc lại hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam thì phải dựa trên nền tảng như vậy.