“Quan trọng nhất là chính sách thuế phải nhất quán”
Quan điểm của một nhà đầu tư Hàn Quốc về chính sách thuế liên quan tới thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam
Vào đầu năm 2009, Việt Nam sẽ chính thức áp dụng các luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân sửa đổi. Vậy nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận thế nào về việc này?
Hong Sun, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển HS (HSDC) của Hàn Quốc là một luật gia chuyên sâu về đầu tư và thương mại. Nói về chính sách thuế trong mối quan hệ với thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, ông cho rằng điều quan trọng là chính sách phải nhất quán, giảm thiểu tác động từ người thực thi chính sách và cần có sự hấp dẫn tương đối với các thị trường khác.
VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Hong Sun bên lề cuộc đối thoại về chính sách và quản lý thuế do Tổng cục Thuế và Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tổ chức ngày 22/9.
Từ đầu năm 2009, Việt Nam sẽ áp dụng một số luật thuế sửa đổi. Ông nghĩ sao về việc này?
Việc áp dụng chính sách thuế mới sẽ tác động khác nhau đến từng doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chúng tôi đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp Bắc Thường Tín. Năm ngoái chúng tôi mới nhận giấy chứng nhận đầu tư và đến nay vẫn chưa xong phần giải phóng mặt bằng và đang trong giai đoạn được hưởng các ưu đãi về thuế.
Chúng tôi chưa nghiên cứu kỹ về luật thuế mới sẽ thay đổi như thế nào, phía Tổng cục Thuế cũng chưa có hướng dẫn thực hiện các luật thuế mới, nhưng chúng tôi sợ rằng sẽ có những thay đổi về ưu đãi thuế.
Chẳng hạn theo quy định hiện nay, chúng tôi được miễn thuế trong vòng 3 năm và giảm thuế trong vòng một năm tiếp theo. Với luật thuế mới, mức thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được áp dụng đồng loạt là 25%, thì liệu những ưu đãi trước đó được đưa ra như là chính sách khuyến khích đầu tư có thay đổi không?
Với tính toán trước khi đầu tư, nếu chỉ sau một năm mà có thay đổi như thế, như vậy doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.
Theo tôi, luật thuế nên áp dụng nhất quán, tránh thay đổi nhiều lần, gây tâm lý lo lắng cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn của họ.
Ý ông là việc xây dựng luật của Việt Nam có sự khác biệt với các nước khác?
Hệ thống luật liên quan đến chính sách thuế của Hàn Quốc là tương đối chính xác và minh bạch, chi tiết đến từng lĩnh vực. Còn Việt Nam, các luật thuế mới chưa được làm rõ chi tiết và cần có thời gian để hoàn thiện và đi vào thực hiện.
Một điểm quan trọng nữa là trong xây dựng luật và thực thi luật thuế cần phải làm sao loại bỏ yếu tố chủ quan, loại bỏ sự can thiệp của nhân viên thuế. Có như vậy doanh nghiệp mới yên tâm nộp thuế đàng hoàng.
Theo ông, chính sách thuế có vai trò như thế nào trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài?
Chính sách thuế là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư vì nó liên quan đến tính toán lợi nhuận. Tôi có thể khẳng định nếu không có những chính sách thuế ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài thì Việt Nam không thể thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều như trong năm nay.
Nhưng theo tôi, quan trọng nhất là chính sách thuế phải nhất quán. Tôi xin đưa ra một trường hợp để xem xét thế này. Chính sách thuế của Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều và đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào Trung Quốc trong hơn 10 năm qua. Hiện nay, chính sách thuế và ưu đãi thuế của Trung Quốc đã có sự thay đổi.
Tôi được biết là có một tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã nghiên cứu khả thi để đầu tư vào Trung Quốc nhưng sau đó, chính sách thuế không nhất quán của Trung Quốc đã gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy tập đoàn đó đã không quan tâm tới Trung Quốc và đang hướng đến đầu tư vào Việt Nam.
Ông đánh giá như thế nào về sức hấp dẫn của thuế tại Việt Nam đối với thu hút đầu tư nước ngoài và so với chính sách thuế của các nước trong khu vực?
Tôi cho rằng luật đầu tư cũng như các ưu đãi của một số nước như Malaysia hay Singapore là khá hấp dẫn, và Việt Nam phải học tập rất nhiều về luật của các nước đó. Những ưu đãi về thuế rất quan trọng để các nhà đầu tư chọn địa điểm đầu tư nào, tất nhiên là còn nhiều yếu tố khác nữa mà nhà đầu tư phải cân nhắc và quan tâm...
Ở nhiều nước, các chính quyền địa phương còn cắt cử một vài nhân viên chuyên trách để giải quyết các vấn đề nảy sinh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, không chỉ về thuế mà còn nhiều ưu đãi khác như lo cho con cái học hành hay một số nước thậm chí còn trợ cấp lương cho công nhân… tất cả đều được tiến hành theo cơ chế một cửa.
Ở Việt Nam, nhiều ưu đãi còn hạn chế hơn, thêm vào đó là chính sách không ổn định và thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã được điều chỉnh giảm xuống 25%. Rõ ràng đây là tín hiệu tốt...
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ 28% xuống 25% là rất tốt. Nhưng mức như vậy vẫn là cao vì một số nước khác còn ưu đãi nhiều hơn.
Hiện nay, các nước cũng đang cạnh tranh nhau trong thu hút đầu tư nước ngoài trong đó đặc biệt quan tâm đến các ưu đãi về thuế. Ngay cả Hàn Quốc cũng đang tiến hành ưu đãi về thuế trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được giảm đi.
Nếu Việt Nam muốn đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài thì cần phải thể hiện chính sách ưu đãi hơn nữa, vì dù sao điều kiện sống và làm việc tại đây cũng không bằng ở các nước khác.
Còn về Luật Thuế thu nhập cá nhân, ông đánh giá thế nào?
Thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài, theo tôi, là tương đối “nặng” vì đa số người nước ngoài thu nhập khá cao.
Đối với lao động của các nước ở Tây Âu, Bắc Âu, Mỹ hoặc Canada thì như thế là vừa phải, nhưng với người Hàn Quốc hay Nhật Bản và một số nước khác thì thuế suất như hiện nay là hơi cao. Theo tôi, Việt Nam cũng nên điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Nhưng chính sách đã được điều chỉnh giảm và thống nhất như áp dụng với người Việt Nam rồi?
Đúng là mức chịu thuế đã được điều chỉnh giống nhau giữa người Việt Nam và người nước ngoài và về cơ bản khiến cho người nước ngoài hài lòng. Nhưng trên thực tế, bình quân thu nhập của người Việt Nam chưa đến 1.000 USD, trong khi đó, người Hàn Quốc thu nhập trung bình 20.000 USD một năm.
Với mức chênh lệch gấp 20 lần như thế này, mặc dù mức chịu thuế là như nhau nhưng người phải nộp thuế nhiều hơn vẫn là người nước ngoài. Người Mỹ, châu Âu mức thu nhập 40.000 đến 50.000 USD một năm thì còn phải nộp thuế nhiều hơn.
Đầu tư nước ngoài vào nhiều sẽ giúp rất nhiều cho việc phát triển của Việt Nam. Theo tôi, nên có những ưu đãi đối với người nước ngoài mới vào Việt Nam để thu hút người ta vào nhiều, sau đó có thể giảm đi các ưu đãi thì phù hợp hơn.
Hong Sun, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển HS (HSDC) của Hàn Quốc là một luật gia chuyên sâu về đầu tư và thương mại. Nói về chính sách thuế trong mối quan hệ với thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, ông cho rằng điều quan trọng là chính sách phải nhất quán, giảm thiểu tác động từ người thực thi chính sách và cần có sự hấp dẫn tương đối với các thị trường khác.
VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Hong Sun bên lề cuộc đối thoại về chính sách và quản lý thuế do Tổng cục Thuế và Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tổ chức ngày 22/9.
Từ đầu năm 2009, Việt Nam sẽ áp dụng một số luật thuế sửa đổi. Ông nghĩ sao về việc này?
Việc áp dụng chính sách thuế mới sẽ tác động khác nhau đến từng doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chúng tôi đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp Bắc Thường Tín. Năm ngoái chúng tôi mới nhận giấy chứng nhận đầu tư và đến nay vẫn chưa xong phần giải phóng mặt bằng và đang trong giai đoạn được hưởng các ưu đãi về thuế.
Chúng tôi chưa nghiên cứu kỹ về luật thuế mới sẽ thay đổi như thế nào, phía Tổng cục Thuế cũng chưa có hướng dẫn thực hiện các luật thuế mới, nhưng chúng tôi sợ rằng sẽ có những thay đổi về ưu đãi thuế.
Chẳng hạn theo quy định hiện nay, chúng tôi được miễn thuế trong vòng 3 năm và giảm thuế trong vòng một năm tiếp theo. Với luật thuế mới, mức thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được áp dụng đồng loạt là 25%, thì liệu những ưu đãi trước đó được đưa ra như là chính sách khuyến khích đầu tư có thay đổi không?
Với tính toán trước khi đầu tư, nếu chỉ sau một năm mà có thay đổi như thế, như vậy doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.
Theo tôi, luật thuế nên áp dụng nhất quán, tránh thay đổi nhiều lần, gây tâm lý lo lắng cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn của họ.
Ý ông là việc xây dựng luật của Việt Nam có sự khác biệt với các nước khác?
Hệ thống luật liên quan đến chính sách thuế của Hàn Quốc là tương đối chính xác và minh bạch, chi tiết đến từng lĩnh vực. Còn Việt Nam, các luật thuế mới chưa được làm rõ chi tiết và cần có thời gian để hoàn thiện và đi vào thực hiện.
Một điểm quan trọng nữa là trong xây dựng luật và thực thi luật thuế cần phải làm sao loại bỏ yếu tố chủ quan, loại bỏ sự can thiệp của nhân viên thuế. Có như vậy doanh nghiệp mới yên tâm nộp thuế đàng hoàng.
Theo ông, chính sách thuế có vai trò như thế nào trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài?
Chính sách thuế là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư vì nó liên quan đến tính toán lợi nhuận. Tôi có thể khẳng định nếu không có những chính sách thuế ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài thì Việt Nam không thể thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều như trong năm nay.
Nhưng theo tôi, quan trọng nhất là chính sách thuế phải nhất quán. Tôi xin đưa ra một trường hợp để xem xét thế này. Chính sách thuế của Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều và đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào Trung Quốc trong hơn 10 năm qua. Hiện nay, chính sách thuế và ưu đãi thuế của Trung Quốc đã có sự thay đổi.
Tôi được biết là có một tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã nghiên cứu khả thi để đầu tư vào Trung Quốc nhưng sau đó, chính sách thuế không nhất quán của Trung Quốc đã gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy tập đoàn đó đã không quan tâm tới Trung Quốc và đang hướng đến đầu tư vào Việt Nam.
Ông đánh giá như thế nào về sức hấp dẫn của thuế tại Việt Nam đối với thu hút đầu tư nước ngoài và so với chính sách thuế của các nước trong khu vực?
Tôi cho rằng luật đầu tư cũng như các ưu đãi của một số nước như Malaysia hay Singapore là khá hấp dẫn, và Việt Nam phải học tập rất nhiều về luật của các nước đó. Những ưu đãi về thuế rất quan trọng để các nhà đầu tư chọn địa điểm đầu tư nào, tất nhiên là còn nhiều yếu tố khác nữa mà nhà đầu tư phải cân nhắc và quan tâm...
Ở nhiều nước, các chính quyền địa phương còn cắt cử một vài nhân viên chuyên trách để giải quyết các vấn đề nảy sinh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, không chỉ về thuế mà còn nhiều ưu đãi khác như lo cho con cái học hành hay một số nước thậm chí còn trợ cấp lương cho công nhân… tất cả đều được tiến hành theo cơ chế một cửa.
Ở Việt Nam, nhiều ưu đãi còn hạn chế hơn, thêm vào đó là chính sách không ổn định và thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã được điều chỉnh giảm xuống 25%. Rõ ràng đây là tín hiệu tốt...
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ 28% xuống 25% là rất tốt. Nhưng mức như vậy vẫn là cao vì một số nước khác còn ưu đãi nhiều hơn.
Hiện nay, các nước cũng đang cạnh tranh nhau trong thu hút đầu tư nước ngoài trong đó đặc biệt quan tâm đến các ưu đãi về thuế. Ngay cả Hàn Quốc cũng đang tiến hành ưu đãi về thuế trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được giảm đi.
Nếu Việt Nam muốn đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài thì cần phải thể hiện chính sách ưu đãi hơn nữa, vì dù sao điều kiện sống và làm việc tại đây cũng không bằng ở các nước khác.
Còn về Luật Thuế thu nhập cá nhân, ông đánh giá thế nào?
Thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài, theo tôi, là tương đối “nặng” vì đa số người nước ngoài thu nhập khá cao.
Đối với lao động của các nước ở Tây Âu, Bắc Âu, Mỹ hoặc Canada thì như thế là vừa phải, nhưng với người Hàn Quốc hay Nhật Bản và một số nước khác thì thuế suất như hiện nay là hơi cao. Theo tôi, Việt Nam cũng nên điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Nhưng chính sách đã được điều chỉnh giảm và thống nhất như áp dụng với người Việt Nam rồi?
Đúng là mức chịu thuế đã được điều chỉnh giống nhau giữa người Việt Nam và người nước ngoài và về cơ bản khiến cho người nước ngoài hài lòng. Nhưng trên thực tế, bình quân thu nhập của người Việt Nam chưa đến 1.000 USD, trong khi đó, người Hàn Quốc thu nhập trung bình 20.000 USD một năm.
Với mức chênh lệch gấp 20 lần như thế này, mặc dù mức chịu thuế là như nhau nhưng người phải nộp thuế nhiều hơn vẫn là người nước ngoài. Người Mỹ, châu Âu mức thu nhập 40.000 đến 50.000 USD một năm thì còn phải nộp thuế nhiều hơn.
Đầu tư nước ngoài vào nhiều sẽ giúp rất nhiều cho việc phát triển của Việt Nam. Theo tôi, nên có những ưu đãi đối với người nước ngoài mới vào Việt Nam để thu hút người ta vào nhiều, sau đó có thể giảm đi các ưu đãi thì phù hợp hơn.