Quanh chuyện cổ đông “mua chui, bán lén” cổ phiếu Sacombank
Sau khi nhận quyết định xử phạt hành chính do mua “chui” chưa đầy 1 tuần, cổ đông lớn của Sacombank lại tiếp tục bán “lén”
Gần một tuần nay, câu chuyện của Sacombank (mã STB-HOSE) lại tiếp tục gây “sóng gió” trên thị trường, khi các cổ đông lớn vẫn bất chấp bị xử phạt ngấm ngầm thực hiện việc giao dịch mua bán cổ phiếu STB.
Sau khi nhận quyết định xử phạt hành chính với mức phạt 60 triệu đồng do mua “chui” chưa đầy 1 tuần, chính các cổ đông lớn này lại tiếp tục vi phạm vì bán “chui”. Sau đại hội cổ đông của Sacombank diễn ra vào cuối tháng 5 vừa qua, dường như nhiều bí ẩn xung quanh câu chuyện thâu tóm, sáp nhập ở Sacombank vẫn đang tiếp tục gây sốc trên thị trường.
Cụ thể, ngày 7/6/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành cùng lúc 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin liên quan đến việc giao dịch cổ phiếu STB.
Theo đó, cả ba cổ đông lớn này đều thực hiện việc giao dịch mua cổ phiếu STB dẫn đến làm tăng tỷ lệ sở hữu vượt mức 5% nhưng không thực hiện báo cáo, vi phạm quy hiện hành.
Sau đó 5 ngày, ngày 12/6/2012, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM công bố thông tin về việc cổ đông lớn của Sacombank vi phạm công bố thông tin. Cụ thể là, Công ty Cổ phần đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu là cổ đông lớn của Sacombank đã bán 900.000 cổ phiếu STB, làm giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống 47.883.623 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 4,92% số lượng cổ phiếu lưu hành và không còn là cổ đông lớn của Sacombank nhưng không công bố thông tin và báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn.
Bên cạnh đó, ông Trần Phát Minh là cổ đông lớn của Sacombank đã bán 876.450 cổ phiếu STB làm giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống 48.123.557 cổ phiếu STB, chiếm tỷ lệ 4,94% số lượng cổ phiếu lưu hành và không còn là cổ đông lớn của Sacombank nhưng không công bố thông tin và báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn.
Như vậy, sau gần nửa tháng kết thúc thương vụ thâu tóm Sacombank, cơ quan quản lý mới công bố xử phạt những tổ chức và cá nhân sai phạm khi mua gom cổ phiếu STB cách nay hơn... ba tháng. Tuy nhiên, điều mà các nhà đầu tư bức xúc là suốt quá trình diễn ra vụ thâu tóm Sacombank, các cơ quan quản lý và điều hành thị trường chứng khoán vẫn luôn im lặng.
Cuối tháng 2, khi những tin tức đầu tiên hé lộ chuyện Sacombank bị thâu tóm, rồi chuyện thư từ qua lại ầm ĩ giữa Sacombank và một nhóm cổ đông nắm quyền kiểm soát của Sacombank, dư luận đã không khỏi giật mình và lo lắng tìm đến các cơ quan quản lý để mong nhận được câu trả lời. Tuy nhiên, sự phản ứng khá chậm và có phần “thờ ơ” khiến cho nhà đầu tư và những cổ đông của Sacombank hơi phiền lòng.
Trước sức ép của dư luận, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quan điểm của mình vào chiều muộn ngày 22/2/2012, sau khi sự việc diễn ra trước đó cả tuần lễ. Song sự lên tiếng của cơ quan này cũng chỉ là khẳng định Sacombank vẫn đang tiếp tục hoạt động bình thường và Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương làm rõ các nguồn thông tin vừa qua để có biện pháp xử lý thích hợp.
Trong khi đó, phía Ủy ban chứng khoán Nhà nước, ngày 1/3/2012 mới có công văn yêu cầu cả Eximbank và Sacombank báo cáo về vụ việc, nhưng sau đó không có bất kỳ một thông tin nào từ cơ quan quản lý cung cấp ra thị trường.
Trả lời câu hỏi về việc tại sao Ủy ban Chứng khoán lại không phát hiện và xử phạt các cổ đông của Sacombank sớm hơn, lãnh đạo Thanh tra chứng khoán, chia sẻ rằng: việc xử phạt các cổ đông của Sacombank cũng giống như các trường hợp vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin khác, nghĩa là việc xử phạt được thực hiện theo đúng quy trình. Nếu có gì khuất tất thì Uỷ ban chứng khoán đã không đăng công khai như vậy...
Giải thích về câu hỏi tại sao khoảng thời gian kể từ lúc vi phạm đến khi bị phạt lại quá lâu như vậy (từ 3-5 tháng), lãnh đạo Thanh tra chứng khoán cho biết: khoảng thời gian lâu nhất là mời đối tượng xử phạt lên làm việc, lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp các trường hợp vi phạm của Sacombank là đến ngày 29/5 họ mới ký biên bản vi phạm hành chính vì họ có nhiều giải trình dẫn đến vi phạm của họ. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu được các đối tượng vi phạm đưa ra là STB mua cổ phiếu quỹ làm khối lượng cổ phiếu lưu hành giảm xuống mà theo họ thì họ không nắm được nên vẫn tính tỷ lệ sở hữu trên vốn cũ dẫn đến vượt tỷ lệ 5% mà không báo cáo.
Sau khi nhận quyết định xử phạt hành chính với mức phạt 60 triệu đồng do mua “chui” chưa đầy 1 tuần, chính các cổ đông lớn này lại tiếp tục vi phạm vì bán “chui”. Sau đại hội cổ đông của Sacombank diễn ra vào cuối tháng 5 vừa qua, dường như nhiều bí ẩn xung quanh câu chuyện thâu tóm, sáp nhập ở Sacombank vẫn đang tiếp tục gây sốc trên thị trường.
Cụ thể, ngày 7/6/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành cùng lúc 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin liên quan đến việc giao dịch cổ phiếu STB.
Theo đó, cả ba cổ đông lớn này đều thực hiện việc giao dịch mua cổ phiếu STB dẫn đến làm tăng tỷ lệ sở hữu vượt mức 5% nhưng không thực hiện báo cáo, vi phạm quy hiện hành.
Sau đó 5 ngày, ngày 12/6/2012, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM công bố thông tin về việc cổ đông lớn của Sacombank vi phạm công bố thông tin. Cụ thể là, Công ty Cổ phần đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu là cổ đông lớn của Sacombank đã bán 900.000 cổ phiếu STB, làm giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống 47.883.623 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 4,92% số lượng cổ phiếu lưu hành và không còn là cổ đông lớn của Sacombank nhưng không công bố thông tin và báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn.
Bên cạnh đó, ông Trần Phát Minh là cổ đông lớn của Sacombank đã bán 876.450 cổ phiếu STB làm giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống 48.123.557 cổ phiếu STB, chiếm tỷ lệ 4,94% số lượng cổ phiếu lưu hành và không còn là cổ đông lớn của Sacombank nhưng không công bố thông tin và báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn.
Như vậy, sau gần nửa tháng kết thúc thương vụ thâu tóm Sacombank, cơ quan quản lý mới công bố xử phạt những tổ chức và cá nhân sai phạm khi mua gom cổ phiếu STB cách nay hơn... ba tháng. Tuy nhiên, điều mà các nhà đầu tư bức xúc là suốt quá trình diễn ra vụ thâu tóm Sacombank, các cơ quan quản lý và điều hành thị trường chứng khoán vẫn luôn im lặng.
Cuối tháng 2, khi những tin tức đầu tiên hé lộ chuyện Sacombank bị thâu tóm, rồi chuyện thư từ qua lại ầm ĩ giữa Sacombank và một nhóm cổ đông nắm quyền kiểm soát của Sacombank, dư luận đã không khỏi giật mình và lo lắng tìm đến các cơ quan quản lý để mong nhận được câu trả lời. Tuy nhiên, sự phản ứng khá chậm và có phần “thờ ơ” khiến cho nhà đầu tư và những cổ đông của Sacombank hơi phiền lòng.
Trước sức ép của dư luận, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quan điểm của mình vào chiều muộn ngày 22/2/2012, sau khi sự việc diễn ra trước đó cả tuần lễ. Song sự lên tiếng của cơ quan này cũng chỉ là khẳng định Sacombank vẫn đang tiếp tục hoạt động bình thường và Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương làm rõ các nguồn thông tin vừa qua để có biện pháp xử lý thích hợp.
Trong khi đó, phía Ủy ban chứng khoán Nhà nước, ngày 1/3/2012 mới có công văn yêu cầu cả Eximbank và Sacombank báo cáo về vụ việc, nhưng sau đó không có bất kỳ một thông tin nào từ cơ quan quản lý cung cấp ra thị trường.
Trả lời câu hỏi về việc tại sao Ủy ban Chứng khoán lại không phát hiện và xử phạt các cổ đông của Sacombank sớm hơn, lãnh đạo Thanh tra chứng khoán, chia sẻ rằng: việc xử phạt các cổ đông của Sacombank cũng giống như các trường hợp vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin khác, nghĩa là việc xử phạt được thực hiện theo đúng quy trình. Nếu có gì khuất tất thì Uỷ ban chứng khoán đã không đăng công khai như vậy...
Giải thích về câu hỏi tại sao khoảng thời gian kể từ lúc vi phạm đến khi bị phạt lại quá lâu như vậy (từ 3-5 tháng), lãnh đạo Thanh tra chứng khoán cho biết: khoảng thời gian lâu nhất là mời đối tượng xử phạt lên làm việc, lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp các trường hợp vi phạm của Sacombank là đến ngày 29/5 họ mới ký biên bản vi phạm hành chính vì họ có nhiều giải trình dẫn đến vi phạm của họ. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu được các đối tượng vi phạm đưa ra là STB mua cổ phiếu quỹ làm khối lượng cổ phiếu lưu hành giảm xuống mà theo họ thì họ không nắm được nên vẫn tính tỷ lệ sở hữu trên vốn cũ dẫn đến vượt tỷ lệ 5% mà không báo cáo.