Quanh chuyện Tổng giám đốc Merrill Lynch “mất ghế”
Những người đã từng làm việc với O'Neal thường nhận xét ông là một người lạnh lùng, tính toán, ít “cạ làm ăn”
2,3 tỉ USD thua lỗ trong quý 3, một con số kỷ lục trong 93 năm hoạt động của Merrill Lynch đã đẩy O'Neal ra khỏi chiếc ghế Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch của công ty tài chính này.
Sự thống trị sáu năm của E.Stanley O’Neal tại Merrill Lynch vẫn thường xuyên là tâm điểm tranh cãi của ban lãnh đạo tập đoàn này. Ông được nhận xét là một người đơn độc trong ngành kinh tế rất chú trọng đến các mối quan hệ. Những người đã từng làm việc với O'Neal thường nhận xét ông là một người lạnh lùng, tính toán, ít “cạ làm ăn”, mặc dù đã có 20 năm thâm nhập vào lĩnh vực này.
Sau khoản thâm hụt tài sản 8,4 tỉ USD và ý tưởng sáp nhập với ngân hàng đối thủ Wachovia bất thành, O'Neal một lần nữa đánh mất niềm tin của ban lãnh đạo công ty. O'Neal đã từng bị chỉ trích là người đã đẩy công ty này vào những cuộc đầu tư nhiều mạo hiểm, mặc dù ông từng được mệnh danh là một trong những ông “vua” tài chính có biệt tài về quản trị rủi ro. Thế nhưng, trái ngược với văn hoá tập thể vốn có của Merrill, O'Neal không chống lại những cuộc đấu đá khốc liệt trong ban lãnh đạo.
“Việc O'Neal ra đi nhanh chóng một phần có nguyên nhân từ sự thất bại trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên thân thiết, những người có thể bảo vệ ông trước ban lãnh đạo. Điều này là hậu quả từ việc ông sa thải 26.000 nhân viên, nhiều người trong số đó đã từng ủng hộ O'Neal. Và điều đấy tạo điều kiện cho những kẻ không cùng vây cánh truy kích ông” Richard Bove, một nhà phân tích tại Punk Ziegel & Co. nhận định.
Hoạt động của Merrill Lynch đã có lúc rất phát đạt nhờ vào việc O'Neal định hướng cho Merrill tham gia những danh mục đầu tư nhiều rủi ro và thẳng tay cắt giảm chi phí kinh doanh. Sự cứng rắn, không khoan nhượng của O'Neal tại Merrill Lynch & Co được “tung hô” khi ông báo cáo kết quả lợi nhuận kỷ lục trong 5 năm nắm quyền giám đốc điều hành của ông.
Năm 2006, O'Neal nhận được mức thu nhập 46,4 triệu USD và ông đã thực sự toả sáng với kết quả kinh doanh rất ấn tượng trong năm. Năm 2006, Merrill đã kiếm được 7 tỷ USD từ việc sử dụng các nguồn vốn của mình để giao dịch cho chính tập đoàn và các khách hàng, con số này của năm 2002 là 2,2 tỷ USD.
Trong quý 2/2007, ngay trước khi có sự suy sụp của thị trường tín dụng, doanh thu cố định của tập đoàn đã tăng vọt 201% so với cùng kỳ năm trước. O'Neal đã phát biểu với nhân viên của Merrill Lynch: “Chúng ta đã và đang kiểm soát được các rủi ro. Đấy là công việc chúng ta được khách hàng trả tiền để làm, đây cũng là lĩnh vực thế mạnh của Merrill.”
Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 7/2007, khi thị trường tín dụng nguội lạnh, Merrill phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và mâu thuẫn bắt đầu phát sinh. Tin tức về các hoạt động kinh doanh yếu kém dồn dập là một cú sốc lớn đối cả ban lãnh đạo của Merrill. Rất nhiều nhà phân tích đã dự đoán, Merrill sẽ phải đối mặt với một khoản mất mát trị giá 4 tỉ USD trong quý 4.
Hơn nữa, O'Neal cũng đánh mất sự ủng hộ của nhiều giám đốc trong ban lãnh đạo qua ý định sáp nhập Merrill Lynch với đối thủ cạnh tranh là ngân hàng Wachovia, một ý tưởng được ông cho là giải pháp giúp công ty thoát khỏi những khó khăn hiện tại.
Bất cứ ai thay thế O'Neal đều phải đối mặt với một nhiệm vụ rất mệt mỏi – những khoản lỗ và một cơ cấu phức tạp. Một Merrill Lynch đã được O'Neal thay đổi quá “năng nổ”, từ một tổ chức tài chính chủ yếu dựa vào các giao dịch chứng khoán trở thành một mô hình đầu tư đa dạng, với những khoản tín dụng thế chấp khổng lồ. Merrill Lynch vẫn duy trì một danh mục đầu tư với các công cụ tài chính phức tạp được gọi là những nghĩa vụ nợ ký quỹ, gói cùng nhiều rủi ro khác nhau.
O'Neal ra đi với một khoản bồi thường lên đến 161,5 triệu USD. Đồng thời, ông cũng đã từ chức giám đốc tài chính tại BlackRock, công ty có 49% cổ phần của Merrill.
Sự thống trị sáu năm của E.Stanley O’Neal tại Merrill Lynch vẫn thường xuyên là tâm điểm tranh cãi của ban lãnh đạo tập đoàn này. Ông được nhận xét là một người đơn độc trong ngành kinh tế rất chú trọng đến các mối quan hệ. Những người đã từng làm việc với O'Neal thường nhận xét ông là một người lạnh lùng, tính toán, ít “cạ làm ăn”, mặc dù đã có 20 năm thâm nhập vào lĩnh vực này.
Sau khoản thâm hụt tài sản 8,4 tỉ USD và ý tưởng sáp nhập với ngân hàng đối thủ Wachovia bất thành, O'Neal một lần nữa đánh mất niềm tin của ban lãnh đạo công ty. O'Neal đã từng bị chỉ trích là người đã đẩy công ty này vào những cuộc đầu tư nhiều mạo hiểm, mặc dù ông từng được mệnh danh là một trong những ông “vua” tài chính có biệt tài về quản trị rủi ro. Thế nhưng, trái ngược với văn hoá tập thể vốn có của Merrill, O'Neal không chống lại những cuộc đấu đá khốc liệt trong ban lãnh đạo.
“Việc O'Neal ra đi nhanh chóng một phần có nguyên nhân từ sự thất bại trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên thân thiết, những người có thể bảo vệ ông trước ban lãnh đạo. Điều này là hậu quả từ việc ông sa thải 26.000 nhân viên, nhiều người trong số đó đã từng ủng hộ O'Neal. Và điều đấy tạo điều kiện cho những kẻ không cùng vây cánh truy kích ông” Richard Bove, một nhà phân tích tại Punk Ziegel & Co. nhận định.
Hoạt động của Merrill Lynch đã có lúc rất phát đạt nhờ vào việc O'Neal định hướng cho Merrill tham gia những danh mục đầu tư nhiều rủi ro và thẳng tay cắt giảm chi phí kinh doanh. Sự cứng rắn, không khoan nhượng của O'Neal tại Merrill Lynch & Co được “tung hô” khi ông báo cáo kết quả lợi nhuận kỷ lục trong 5 năm nắm quyền giám đốc điều hành của ông.
Năm 2006, O'Neal nhận được mức thu nhập 46,4 triệu USD và ông đã thực sự toả sáng với kết quả kinh doanh rất ấn tượng trong năm. Năm 2006, Merrill đã kiếm được 7 tỷ USD từ việc sử dụng các nguồn vốn của mình để giao dịch cho chính tập đoàn và các khách hàng, con số này của năm 2002 là 2,2 tỷ USD.
Trong quý 2/2007, ngay trước khi có sự suy sụp của thị trường tín dụng, doanh thu cố định của tập đoàn đã tăng vọt 201% so với cùng kỳ năm trước. O'Neal đã phát biểu với nhân viên của Merrill Lynch: “Chúng ta đã và đang kiểm soát được các rủi ro. Đấy là công việc chúng ta được khách hàng trả tiền để làm, đây cũng là lĩnh vực thế mạnh của Merrill.”
Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 7/2007, khi thị trường tín dụng nguội lạnh, Merrill phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và mâu thuẫn bắt đầu phát sinh. Tin tức về các hoạt động kinh doanh yếu kém dồn dập là một cú sốc lớn đối cả ban lãnh đạo của Merrill. Rất nhiều nhà phân tích đã dự đoán, Merrill sẽ phải đối mặt với một khoản mất mát trị giá 4 tỉ USD trong quý 4.
Hơn nữa, O'Neal cũng đánh mất sự ủng hộ của nhiều giám đốc trong ban lãnh đạo qua ý định sáp nhập Merrill Lynch với đối thủ cạnh tranh là ngân hàng Wachovia, một ý tưởng được ông cho là giải pháp giúp công ty thoát khỏi những khó khăn hiện tại.
Bất cứ ai thay thế O'Neal đều phải đối mặt với một nhiệm vụ rất mệt mỏi – những khoản lỗ và một cơ cấu phức tạp. Một Merrill Lynch đã được O'Neal thay đổi quá “năng nổ”, từ một tổ chức tài chính chủ yếu dựa vào các giao dịch chứng khoán trở thành một mô hình đầu tư đa dạng, với những khoản tín dụng thế chấp khổng lồ. Merrill Lynch vẫn duy trì một danh mục đầu tư với các công cụ tài chính phức tạp được gọi là những nghĩa vụ nợ ký quỹ, gói cùng nhiều rủi ro khác nhau.
O'Neal ra đi với một khoản bồi thường lên đến 161,5 triệu USD. Đồng thời, ông cũng đã từ chức giám đốc tài chính tại BlackRock, công ty có 49% cổ phần của Merrill.