Quanh sự "trỗi dậy" của USD
Tỷ giá USD đang vượt lên so với các ngoại tệ khác, cho dù thực trạng và viễn cảnh kinh tế Mỹ chẳng có gì sáng sủa.
Từ đầu năm tới nay, khủng hoảng tài chính đã “đánh cắp” của thị trường chứng khoán toàn cầu 45% giá trị, đẩy thị trường tín dụng thế giới vào trạng thái đóng băng và khiến giá cả trên thị trường hàng hóa lao dốc không phanh.
Tuy nhiên, một thực tế ít ai ngờ tới đã xảy ra: tỷ giá USD đang vượt lên so với các ngoại tệ khác, cho dù thực trạng và viễn cảnh kinh tế Mỹ chẳng có gì sáng sủa.
Lý do lên giá
Tính từ ngày 1/8 tới ngày 22/10, đồng “bạc xanh” đã tăng giá 15,5% so với một rổ tiền tệ gồm các ngoại tệ mạnh khác. Ngày 22/10, thị trường chứng khoán toàn cầu lại trải qua một phiên chao đảo, trong khi đó, đồng USD tiếp tục lên giá mạnh mẽ so với các đồng tiền chủ chốt của châu Âu.
Trong ngày, đồng Bảng đã sụt giảm xuống mức thấp nhất so với USD trong vòng 5 năm trở lại đây, còn 1 Bảng đổi được 1,6242 USD. Đồng Euro cũng rớt xuống mức thấp nhất so với USD trong vòng 2 năm trở lại đây, còn 1 Euro tương đương với 1,2843 USD.
Trớ trêu thay, đồng tiền của nước Mỹ - quốc gia là “quê hương” của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay - dường như đang trở thành một “vùng vịnh tránh bão” cho các nhà đầu tư, thay vì kênh đầu tư vốn vẫn được coi là an toàn nhất là vàng.
Mới chỉ 6 tháng trước đây, vào ngày 22/4, đồng Euro đã lần đầu tiên trong lịch sử tăng tới mức 1 Euro bằng 1,6 USD. Đồng Bảng khi đó cũng được giao dịch ở mức 1 Bảng tương đương 2 USD. Tuy nhiên, theo bà Kathleen Stephansen, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu của ngân hàng Credit Suisse, tới tháng 8, sau khi gánh nặng của tình trạng thắt chặt tín dụng và cú sốc giá cả hàng hóa đối với nền kinh tế đã trở nên rõ nét, đồng USD bắt đầu “cất cánh”.
Bà Stephansen nhận xét, sự “trỗi dậy” của USD là “một dấu hiệu cho thấy nỗi hoảng sợ thực sự và thái độ muốn xa lánh những khoản đầu tư rủi ro”. Cũng theo chuyên gia này, các nhà đầu tư quốc tế đang đẩy mạnh việc bán ra những khoản đầu tư ở châu Âu được mua vào ở thời điểm mà lãi suất đồng Euro cao, đem lại ưu thế lớn cho các tài sản này.
Thêm vào đó, các nhà đầu tư tổ chức phải đối mặt với những khoản thua lỗ trong danh mục đầu tư tại Mỹ cũng bán ra các loại tài sản ở thị trường nước ngoài để bù lỗ. Điều này tạo cơ sở cho các đồng USD lên giá, vì một lượng lớn các đồng tiền nước ngoài được chuyển đổi sang USD.
Chuyên gia tiền tệ cao cấp Derek Halpenny của Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UJF cũng đồng ý với quan điểm này. Ông cho rằng, lợi nhuận lúc này không còn là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư nữa. Thay vào đó, điều quan trọng nhất đối với họ lúc này là việc bảo toàn vốn.
Mặt khác, hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới hiện đã chuyển hướng sang hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thay vì đặt trọng tâm vào vấn đề chống lạm phát như trước đây. Kết quả, các nhà đầu tư đang kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ cắt giảm lãi suất nhanh hơn và mạnh hơn, đưa mức lãi suất đồng Euro về sát với mức lãi suất của USD và Yên Nhật, khiến các khoản đầu tư ngắn hạn ở châu Âu giảm bớt sức hấp dẫn.
Sau đợt phối hợp hành động cắt giảm lãi suất toàn cầu hôm 8/10, lãi suất đồng USD đã giảm về mức 1,5%, trong khi lãi suất cơ bản đồng Euro còn 3,75%, lãi suất của Bảng Anh còn 4,5%.
Ngoại lệ Yên Nhật
Ngày 22/10, Thủ tướng Anh Gordon Brown cho biết, nước Anh và các nền kinh tế lớn khác của thế giới có thể rơi vào suy thoái. Nhận định này của ông Brown cũng tương tự như những nhận định trước đó của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Mervyn King.
Trước đó một ngày, tức vào ngày 21/10, ông King cho rằng, một lý do khác đang khiến đồng Bảng mất giá là việc ai sẽ là đối tượng phải chi trả cho kế hoạch giải cứu tài chính khổng lồ được Chính phủ Anh công bố gần đây. Không chỉ có nước Anh, các quốc gia khác có kế hoạch giải cứu tài chính khác như Mỹ và nhiều nước châu Âu cũng đang phải đối mặt với câu hỏi này. Vấn đề này thậm chí còn căng thẳng hơn ở những nước vay nợ ròng.
Cũng theo ông King, dòng vốn nước ngoài chảy vào Anh đã giảm mạnh, và nếu những dòng vốn này không được bù đắp bởi những dạng nguồn vốn từ bên ngoài khác, nước Anh sẽ phải giảm mạnh nhập khẩu và đồng Bảng sẽ còn tiếp tục mất giá.
Ngoại lệ trong xu thế lên giá của USD thời gian này chính là đồng Yên Nhật. Với tỷ giá 1 USD bằng 98,22 Yên trong ngày 22/10, tỷ giá đồng USD so với Yên đang giảm dần về mức tỷ giá giữa hai đồng tiền này vào năm 1995.
Theo các nhà kinh tế, đồng Yên đang được giới đầu tư đẩy mạnh mua vào như một kênh đầu tư an toàn, mặc dù lãi suất cơ bản đồng Yên do Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) ấn định hiện chỉ ở mức 0,5%, mức lãi suất thấp nhất trong số các đồng tiền của các nền kinh tế phát triển.
Trong khi sự giảm giá của các đồng tiền ở châu Âu có thể đem lại cơ hội cho các nhà xuất khẩu của châu lục này, sự lên giá của đồng Yên đang là trở ngại rất lớn đối với các công ty Nhật Bản.
Kinh tế gia trưởng Nobert Walter của ngân hàng Deutsche Bank nhận xét: “Với sự biến động tỷ giá hối đoái hiện nay và sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, Nhật Bản sẽ rơi vào trạng thái suy sụp, chứ không phải chỉ là suy thoái, vì kinh tế Nhật phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu”.
Tuy nhiên, ông Walter cũng nghi ngờ về khả năng của đồng Yên và đồng USD trong việc duy trì mặt bằng tỷ giá mới của mình trong dài hạn. “Tôi không cho rằng mức tỷ giá hối đoái hiện nay là sự thay đổi xu hướng tỷ giá dài hạn. Tôi không tin những mức tỷ giá này có thể tồn tại lâu”, ông nói.
Chuyên gia Stephansen của Credit Suisse thì thận trọng nhận định rằng: “Quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sẽ diễn ra không dễ dàng. Do vậy, có lẽ chúng ta sẽ còn chứng kiến nhiều biến động trong dữ liệu kinh tế và trên thị trường toàn cầu”.
(Theo IHT)
Tuy nhiên, một thực tế ít ai ngờ tới đã xảy ra: tỷ giá USD đang vượt lên so với các ngoại tệ khác, cho dù thực trạng và viễn cảnh kinh tế Mỹ chẳng có gì sáng sủa.
Lý do lên giá
Tính từ ngày 1/8 tới ngày 22/10, đồng “bạc xanh” đã tăng giá 15,5% so với một rổ tiền tệ gồm các ngoại tệ mạnh khác. Ngày 22/10, thị trường chứng khoán toàn cầu lại trải qua một phiên chao đảo, trong khi đó, đồng USD tiếp tục lên giá mạnh mẽ so với các đồng tiền chủ chốt của châu Âu.
Trong ngày, đồng Bảng đã sụt giảm xuống mức thấp nhất so với USD trong vòng 5 năm trở lại đây, còn 1 Bảng đổi được 1,6242 USD. Đồng Euro cũng rớt xuống mức thấp nhất so với USD trong vòng 2 năm trở lại đây, còn 1 Euro tương đương với 1,2843 USD.
Trớ trêu thay, đồng tiền của nước Mỹ - quốc gia là “quê hương” của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay - dường như đang trở thành một “vùng vịnh tránh bão” cho các nhà đầu tư, thay vì kênh đầu tư vốn vẫn được coi là an toàn nhất là vàng.
Mới chỉ 6 tháng trước đây, vào ngày 22/4, đồng Euro đã lần đầu tiên trong lịch sử tăng tới mức 1 Euro bằng 1,6 USD. Đồng Bảng khi đó cũng được giao dịch ở mức 1 Bảng tương đương 2 USD. Tuy nhiên, theo bà Kathleen Stephansen, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu của ngân hàng Credit Suisse, tới tháng 8, sau khi gánh nặng của tình trạng thắt chặt tín dụng và cú sốc giá cả hàng hóa đối với nền kinh tế đã trở nên rõ nét, đồng USD bắt đầu “cất cánh”.
Bà Stephansen nhận xét, sự “trỗi dậy” của USD là “một dấu hiệu cho thấy nỗi hoảng sợ thực sự và thái độ muốn xa lánh những khoản đầu tư rủi ro”. Cũng theo chuyên gia này, các nhà đầu tư quốc tế đang đẩy mạnh việc bán ra những khoản đầu tư ở châu Âu được mua vào ở thời điểm mà lãi suất đồng Euro cao, đem lại ưu thế lớn cho các tài sản này.
Thêm vào đó, các nhà đầu tư tổ chức phải đối mặt với những khoản thua lỗ trong danh mục đầu tư tại Mỹ cũng bán ra các loại tài sản ở thị trường nước ngoài để bù lỗ. Điều này tạo cơ sở cho các đồng USD lên giá, vì một lượng lớn các đồng tiền nước ngoài được chuyển đổi sang USD.
Chuyên gia tiền tệ cao cấp Derek Halpenny của Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UJF cũng đồng ý với quan điểm này. Ông cho rằng, lợi nhuận lúc này không còn là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư nữa. Thay vào đó, điều quan trọng nhất đối với họ lúc này là việc bảo toàn vốn.
Mặt khác, hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới hiện đã chuyển hướng sang hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thay vì đặt trọng tâm vào vấn đề chống lạm phát như trước đây. Kết quả, các nhà đầu tư đang kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ cắt giảm lãi suất nhanh hơn và mạnh hơn, đưa mức lãi suất đồng Euro về sát với mức lãi suất của USD và Yên Nhật, khiến các khoản đầu tư ngắn hạn ở châu Âu giảm bớt sức hấp dẫn.
Sau đợt phối hợp hành động cắt giảm lãi suất toàn cầu hôm 8/10, lãi suất đồng USD đã giảm về mức 1,5%, trong khi lãi suất cơ bản đồng Euro còn 3,75%, lãi suất của Bảng Anh còn 4,5%.
Ngoại lệ Yên Nhật
Ngày 22/10, Thủ tướng Anh Gordon Brown cho biết, nước Anh và các nền kinh tế lớn khác của thế giới có thể rơi vào suy thoái. Nhận định này của ông Brown cũng tương tự như những nhận định trước đó của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Mervyn King.
Trước đó một ngày, tức vào ngày 21/10, ông King cho rằng, một lý do khác đang khiến đồng Bảng mất giá là việc ai sẽ là đối tượng phải chi trả cho kế hoạch giải cứu tài chính khổng lồ được Chính phủ Anh công bố gần đây. Không chỉ có nước Anh, các quốc gia khác có kế hoạch giải cứu tài chính khác như Mỹ và nhiều nước châu Âu cũng đang phải đối mặt với câu hỏi này. Vấn đề này thậm chí còn căng thẳng hơn ở những nước vay nợ ròng.
Cũng theo ông King, dòng vốn nước ngoài chảy vào Anh đã giảm mạnh, và nếu những dòng vốn này không được bù đắp bởi những dạng nguồn vốn từ bên ngoài khác, nước Anh sẽ phải giảm mạnh nhập khẩu và đồng Bảng sẽ còn tiếp tục mất giá.
Ngoại lệ trong xu thế lên giá của USD thời gian này chính là đồng Yên Nhật. Với tỷ giá 1 USD bằng 98,22 Yên trong ngày 22/10, tỷ giá đồng USD so với Yên đang giảm dần về mức tỷ giá giữa hai đồng tiền này vào năm 1995.
Theo các nhà kinh tế, đồng Yên đang được giới đầu tư đẩy mạnh mua vào như một kênh đầu tư an toàn, mặc dù lãi suất cơ bản đồng Yên do Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) ấn định hiện chỉ ở mức 0,5%, mức lãi suất thấp nhất trong số các đồng tiền của các nền kinh tế phát triển.
Trong khi sự giảm giá của các đồng tiền ở châu Âu có thể đem lại cơ hội cho các nhà xuất khẩu của châu lục này, sự lên giá của đồng Yên đang là trở ngại rất lớn đối với các công ty Nhật Bản.
Kinh tế gia trưởng Nobert Walter của ngân hàng Deutsche Bank nhận xét: “Với sự biến động tỷ giá hối đoái hiện nay và sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, Nhật Bản sẽ rơi vào trạng thái suy sụp, chứ không phải chỉ là suy thoái, vì kinh tế Nhật phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu”.
Tuy nhiên, ông Walter cũng nghi ngờ về khả năng của đồng Yên và đồng USD trong việc duy trì mặt bằng tỷ giá mới của mình trong dài hạn. “Tôi không cho rằng mức tỷ giá hối đoái hiện nay là sự thay đổi xu hướng tỷ giá dài hạn. Tôi không tin những mức tỷ giá này có thể tồn tại lâu”, ông nói.
Chuyên gia Stephansen của Credit Suisse thì thận trọng nhận định rằng: “Quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sẽ diễn ra không dễ dàng. Do vậy, có lẽ chúng ta sẽ còn chứng kiến nhiều biến động trong dữ liệu kinh tế và trên thị trường toàn cầu”.
(Theo IHT)