Quốc hội sẽ quyết tổng mức vay của ngân sách nhà nước
Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có thẩm quyền quyết định về ngân sách nhà nước
Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước thuộc quyền hạn của Quốc hội.
Đây là nội dung mới được bổ sung vào dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng nay (25/6) với 442 phiếu thuận, 11 vị không tán thành và 3 đại biểu không biểu quyết.
Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) gồm 7 chương, 77 điều, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017.
Ngân sách không chỉ bố trí trả nợ lãi
Tại báo cáo giải trình tiếp thu trước khi Quốc hội bấm nút, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, một số vị đại biểu cho rằng, khoản 3 điều 7, khoản 9 điều 8 quy định ngân sách chỉ bố trí trả nợ lãi, còn nợ gốc được bố trí từ các khoản vay mới là không phù hợp.
Thừa nhận cách diễn đạt tại dự thảo luật có thể dẫn đến cách hiểu như đại biểu đã băn khoăn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến vấn đề này.
Theo đó, bỏ nội dung“Đối với chi trả nợ gốc khi đến hạn được bố trí từ các khoản vay mới theo quy định của pháp luật để thực hiện” tại cuối khoản 3 Điều 7 và khoản 9 Điều 8.
Đồng thời đã bổ sung một số quy định tại thể hiện các trường hợp chi trả nợ gốc và lãi của Ngân sách nhà nước.
Như, “Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương”.
Khoản 12 điều 4 đã được bổ sung để làm rõ: “Chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay”….
Hiến pháp không quy định, nhưng luật lại có?
Dù được kỳ vọng sẽ là điểm cốt tử để khắc phục việc chi ngân sách tùy tiện hiện nay, song quy trình quyết định ngân sách qua hai kỳ họp hay ban hành luật ngân sách thường niên đã không còn được đặt ra tại dự thảo luật trình Quốc hội thông qua.
Ở phiên thảo luận mới nhất về dự án luật này, đại biểu Trần Du Lịch đề nghị cần dành 10% quỹ thời gian của 2 kỳ họp để bàn ngân sách giữa kỳ và cuối kỳ. Vị khác cho rằng cần hoặc tổ chức hội nghị đại chuyên trách cho ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước trước khi trình Quốc hội.
Quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là không nên quy định cứng thời gian 10% trong Luật Ngân sách nhà nước mà nên để Quốc hội quyết định thời gian theo từng kỳ họp.
Đồng thời, việc tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ tùy theo tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể triệu tập họp, không nên quy định trở thành một quy trình trong xem xét dự toán ngân sách vì việc thảo luận dự toán ngân sách nhà nước phải tiến hành nhiều vòng, sẽ làm chậm tiến độ xây dựng dự toán.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ cũng phản ảnh, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị theo quy định của Hiến pháp 2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có thẩm quyền quyết định về ngân sách nhà nước, do đó cần rà soát lại để quy định bảo đảm tính hợp hiến. Ý kiến khác đề nghị xem xét thẩm quyền quyết định tăng thu ngoài dự toán ngân sách.
Thừa nhận là theo quy định của Hiến pháp thì quyền quyết định ngân sách thuộc Quốc hội, không có quy định về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, do Quốc hội chỉ họp 1 năm 2 kỳ, trong khi trên thực tế có những vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình điều hành ngân sách, đòi hỏi phải xử lý kịp thời.
Như, việc tiếp nhận và phân bổ vốn viện trợ, cho ý kiến về số tăng thu ngoài dự toán, điều chỉnh vốn dự toán đã giao cho các bộ, ngành, địa phương, ... Vì vậy, với vị trí là cơ quan thường trực của Quốc hội, việc quy định một số thẩm quyền cho ý kiến và quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ngân sách nhà nước là cần thiết, nhưng phải báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Đây là nội dung mới được bổ sung vào dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng nay (25/6) với 442 phiếu thuận, 11 vị không tán thành và 3 đại biểu không biểu quyết.
Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) gồm 7 chương, 77 điều, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017.
Ngân sách không chỉ bố trí trả nợ lãi
Tại báo cáo giải trình tiếp thu trước khi Quốc hội bấm nút, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, một số vị đại biểu cho rằng, khoản 3 điều 7, khoản 9 điều 8 quy định ngân sách chỉ bố trí trả nợ lãi, còn nợ gốc được bố trí từ các khoản vay mới là không phù hợp.
Thừa nhận cách diễn đạt tại dự thảo luật có thể dẫn đến cách hiểu như đại biểu đã băn khoăn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến vấn đề này.
Theo đó, bỏ nội dung“Đối với chi trả nợ gốc khi đến hạn được bố trí từ các khoản vay mới theo quy định của pháp luật để thực hiện” tại cuối khoản 3 Điều 7 và khoản 9 Điều 8.
Đồng thời đã bổ sung một số quy định tại thể hiện các trường hợp chi trả nợ gốc và lãi của Ngân sách nhà nước.
Như, “Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương”.
Khoản 12 điều 4 đã được bổ sung để làm rõ: “Chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay”….
Hiến pháp không quy định, nhưng luật lại có?
Dù được kỳ vọng sẽ là điểm cốt tử để khắc phục việc chi ngân sách tùy tiện hiện nay, song quy trình quyết định ngân sách qua hai kỳ họp hay ban hành luật ngân sách thường niên đã không còn được đặt ra tại dự thảo luật trình Quốc hội thông qua.
Ở phiên thảo luận mới nhất về dự án luật này, đại biểu Trần Du Lịch đề nghị cần dành 10% quỹ thời gian của 2 kỳ họp để bàn ngân sách giữa kỳ và cuối kỳ. Vị khác cho rằng cần hoặc tổ chức hội nghị đại chuyên trách cho ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước trước khi trình Quốc hội.
Quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là không nên quy định cứng thời gian 10% trong Luật Ngân sách nhà nước mà nên để Quốc hội quyết định thời gian theo từng kỳ họp.
Đồng thời, việc tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ tùy theo tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể triệu tập họp, không nên quy định trở thành một quy trình trong xem xét dự toán ngân sách vì việc thảo luận dự toán ngân sách nhà nước phải tiến hành nhiều vòng, sẽ làm chậm tiến độ xây dựng dự toán.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ cũng phản ảnh, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị theo quy định của Hiến pháp 2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có thẩm quyền quyết định về ngân sách nhà nước, do đó cần rà soát lại để quy định bảo đảm tính hợp hiến. Ý kiến khác đề nghị xem xét thẩm quyền quyết định tăng thu ngoài dự toán ngân sách.
Thừa nhận là theo quy định của Hiến pháp thì quyền quyết định ngân sách thuộc Quốc hội, không có quy định về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, do Quốc hội chỉ họp 1 năm 2 kỳ, trong khi trên thực tế có những vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình điều hành ngân sách, đòi hỏi phải xử lý kịp thời.
Như, việc tiếp nhận và phân bổ vốn viện trợ, cho ý kiến về số tăng thu ngoài dự toán, điều chỉnh vốn dự toán đã giao cho các bộ, ngành, địa phương, ... Vì vậy, với vị trí là cơ quan thường trực của Quốc hội, việc quy định một số thẩm quyền cho ý kiến và quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ngân sách nhà nước là cần thiết, nhưng phải báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.